Đọc bài này và thông tin về những cơn bão/lũ vừa đổ vào miền Trung tôi chợt nhớ đến ... Nassim Taleb. Có một điểm giống nhau giữa finance và xây dựng mà Taleb đã phê phán là cả hai lĩnh vực đều phải dựa vào statistics của một số đại lượng ngoài tầm kiểm soát khi design sản phẩm. Trong finance là asset return còn trong xây dựng là thời tiết. Quan điểm của Taleb là dù bạn có historical statistics dài đến đâu bạn cũng không thể dự báo được các black swans, nghĩa là những đột biến sẽ xảy ra với những đại lượng là đầu vào trong các tính toán của bạn. Bởi vậy khi "bão" xảy ra, chúng ta sẽ nghe đến những kỷ lục mới về credit spread, về stock volatility, về sức gió trong tâm bão hay đỉnh lũ.
Trong các phản biện lại black swan theory của Taleb có một lập luận là đành rằng black swan events sẽ xảy ra và sẽ có hậu quả khôn lường, historical statistics và các tính toán sử dụng những số liệu này vẫn quan trọng và cần thiết vì nó "đúng" trong đa số các trường hợp. Xã hội loài người/thiên nhiên hoạt động "normal" trong 99% thời gian và chỉ rất hãn hữu mới xảy ra black swan, do vậy cần phải xây dựng những công cụ/sản phẩm phục vụ cho cuộc sống dựa vào historical statistics chứ không phải dựa vào lo ngại black swan sẽ xảy ra. Giả sử tất cả các tòa nhà cao tầng của VN đều phải xây theo tiêu chuẩn chống động đất của Tokyo hay tất cả các công trình ven biển phải xây theo tiêu chuẩn chống tornado của Florida thì xác suất thảm họa sẽ giảm đi rất nhiều, nhưng có thể chi phí sẽ không còn là optimum cho xã hội nữa.
Để đối phó với black swan events mà không phải quá tốn kém upfront costs cho các công trình xây dựng, thế giới đã sản sinh ra ngành bảo hiểm, đặc biệt là catastrophic insurance (tôi đã có lần đề cập đến cat bonds). Nếu thị trường insurance chưa phát triển hoặc không thể phát triển vì đặc thù của loại rủi ro này, đây là lúc vai trò "bảo hiểm xã hội" của nhà nước phải phát huy tác dụng. Người VN có truyền thống lá lành đùm lá rách rất cao, cho nên mỗi khi thiên tai xảy ra xã hội huy động được một nguồn lực từ thiện lớn thực hiện chức năng "bảo hiểm xã hội" nói trên. Nhưng về lâu dài nhà nước và insurance market phải cáng đáng được trách nhiệm này. Nếu không buộc các tiêu chuẩn xây dựng phải được nâng lên, hệt như các tiêu chuẩn an toàn tài chính của các ngân hàng sẽ được nâng lên sau cuộc khủng hoảng.
Tuy tôi không đồng tình với quan điểm black swan của Taleb, entry này hoàn toàn không biện hộ cho những người thiết kế thủy điện A Vương, Ba Hạ hay đường Hồ Chí Minh. Cần phải phân biệt giữa black swan events và sai lầm thiết kế với số liệu đầu vào là historical statistics. Cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi xảy ra không phải vì người ta không tính đến black swan mà vì nhiều người đã quên vấn đề "fat tail" trong return distribution. Tương tự như vậy việc đường Hồ Chí Minh liên tục bị sạt lở dù chỉ sau vài trận mưa lớn cho thấy những người thiết kế đã quên hoặc tính sai một vài equation nào đó, góp phần biến con đường này thành một white elephan lớn trong lịch sử kinh tế VN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét