Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Economics IV


Bài viết của Neal Koblitz có một nhận xét rất chính xác là dù hệ thống giáo dục ĐH của Mỹ có nhiều yếu kém, Mỹ không hề thiếu các nhà khoa học tài giỏi vì đất nước này thu hút chất xám của toàn thế giới rất hiệu quả. Có thể nói đây là một dạng "bóc lột" còn "thâm độc" hơn ngàn lần chủ nghĩa "thực dân mới" mà Koblitz lên án. Một hệ quả của việc Mỹ thu hút chất xám từ các nước khác là, theo Tyler Cowen, những nhà khoa học Mỹ càng ngày càng nói tiếng Anh kém.

Điều này có ảnh hưởng vào xu hướng phát triển của kinh tế học vì những nhà kinh tế có gốc gác nước ngoài sẽ có thiên hướng sử dụng nhiều toán để bù cho sự yếu kém về ngôn ngữ của mình. Bản thân tôi cũng thấy rất nhiều sinh viên VN khi ra nước ngoài học có xu hướng chọn những môn thiên về định lượng. Có những bạn khi mới sang ANU học đã hỏi thẳng tôi môn nào ít phải viết essay và làm presentation để đăng ký học. Tôi thường khuyên nên chọn học các môn mình yếu để nâng cao những kỹ năng đó, nhưng chẳng ai nghe vì áp lực điểm số vẫn quan trọng hơn :-(

Quay lại vấn đề toán trong kinh tế học, tôi cũng ngả về phe phản đối sử dụng quá nhiều toán (có lẽ vì mình kém toán :-)). Hơn nữa dùng toán để bù đắp cho những yếu kém khác, mà ngôn ngữ chỉ là một, sẽ rất nguy hiểm vì nó sẽ ngăn cản việc tìm ra và sửa chữa những yếu kém đó. Tuy nhiên các trường ĐH KT ở VN vẫn nên tăng cường dạy toán và các môn định lượng, đơn giản vì tỷ lệ toán/định lượng dạy ở VN vẫn còn quá thấp (ít nhất đã mất đứt 25% thời gian dậy các môn chính trị rồi).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...