Greg Mankiw có link đến một bài viết trên NYT về income inequality của Mỹ đang giảm trong giai đoạn khủng hoảng hiện tại. Mankiw trích dẫn một đoạn về top tax rate của Mỹ trong giai đoạn sau WWII có lúc lên đến 91%, có lẽ đã là nguyên nhân làm cho nhiều người giàu không muốn làm việc thêm nữa (Laffer's effect). Chính vì thế giai đoạn này Mỹ có income inequality thấp hơn nhiều so với thời gian gần đây. Mankiw kết luận rằng "We are all supply-siders now", điều mà tôi không đồng ý cho lắm. Giai đoạn baby-boomer sau WWII của Mỹ vẫn được coi là thời gian phát triển kinh tế rất tốt, ngay cả khi Mỹ bị xa lầy ở VN. Rồi kinh nghiệm của các nước Bắc Âu cũng cho thấy, có thể welfare states là một hình thức kinh tế rất phù hợp vào thời điểm đó. Có thể 1/10000 top income earners của Mỹ "lười" làm việc và sáng tạo hơn, nhưng 10% bottom có education và healthcare tốt hơn thì kinh tế vẫn phát triển được.
Theo bài báo này tình trạng income inequality của Mỹ dường như bắt đầu quay lại giai đoạn bớt chênh lệch như sau WWII, chấm dứt thời kỳ gia tăng inequality bắt đầu từ thập kỷ 80 sau khi Reagan lên nắm quyền. Trong kinh tế học, vấn đề income inequality và economic growth đã được nghiên cứu khá nhiều. Điển hình là khái niệm Kuznets curve với đồ thị inverted U-shape của mối quan hệ giữa 2 đại lượng này. Tuy nhiên hình như vấn đề income inequality cycle chưa được ai nghiên cứu, có thể vì nó không quan trọng bằng business cycle hoặc chu kỳ của nó quá dài nên chưa đủ số liệu. Chu kỳ low inequality quay trở lại có thể trùng hợp với market crash (stock, real estate), nhưng cũng có thể trùng hợp với sự quay trở lại của Keynesian ideas và welfare-state.
Bài báo NYT lấy ví dụ của John McAfee, tác giả chương trình chống virus nổi tiếng, có tài sản từ $100b rớt xuống $4b chỉ trong vòng 2 năm vừa qua. Không biết các "đại gia" trong top 100 ngày nào của VN nay còn bao nhiêu tiền?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét