Một dấu hiệu cho thấy TQ đang trở thành một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế thế giới là các econblogs bây giờ không ngày nào không có một vài topic về nước này. Hôm nay Free Exchange cho rằng khi ouput per capita của TQ tiệm cận các nước phát triển thì manufacturing share của TQ sẽ phải gấp 3-4 lần của Mỹ vì dân số TQ cao hơn dân số Mỹ 3-4 lần. Hiện tại manufacturing share của TQ là 12% còn Mỹ là 20%.
Trong khi đó Brad Setser lại cho rằng TQ là một unsual creditor vì tuy GDP per capita còn thấp nhưng lại đem tiền cho các nước khác vay. Hơn nữa hầu như toàn bộ capital outflow từ TQ là do government đem ra, còn private sector vẫn là net inflow. Như vậy mặc dù dân TQ nghèo nhưng chính phủ TQ thì giàu, ngược lại với hầu hết các nước phát triển.
Còn Michael Pettis, một chuyên gia về TQ và đang dạy ở đại học Bắc kinh, cho biết ngay cả Nhân dân Nhật báo cũng nghi ngờ về số thống kê của National Bureau of Statistics về tốc độ tăng lương 12.9% trong 12 tháng vừa qua. Điều này ngược hoàn toàn với tốc độ tăng lương (nagative) của các nước khác nên có 88% thành viên tham gia vào một survey của tom.com tỏ ra nghi ngờ về con số tăng trưởng này (Update 05/08: còn theo một cuộc survey khác, 91% số người được hỏi tỏ ý nghi ngờ). Nhưng ít ra báo chí TQ còn được khá tự do chỉ trích (hay "phản biện") công khai các chính sách và thống kê của chính phủ, chứ VN thì ...
Update (05/08): Economist.com cho rằng stimulus package của TQ vừa rồi khoảng từ 13-15% (thậm chí 18%) chứ không phải 7% như một số đánh giá khác. Hơn nữa không như Mỹ, TQ không có cơ chế federation nên các địa phương khi bị suy thoái không cắt giảm chi tiêu như các bang ở Mỹ (bị buộc phải tuân thủ balanced budget).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét