Tấm hình trên là 2 đồng tiền cổ làm bằng đá của thổ dân trên đảo Yap giữa Thái Bình Dương. Ngày nay dân đảo này đã sử dụng USD làm đồng tiền giao dịch, nhưng cho đến đầu thế kỷ 20 những đồng tiền bằng đá này vẫn là medium of exchange và store of value duy nhất của đảo Yap. So với 4 đặc tính của vàng tôi liệt kê trong M&B V, những đồng tiền này cũng hội đủ gần hết.
Yếu tố thứ nhất: quí hiếm nhưng không quá hiếm. Có lẽ vì yếu tố địa chất nên trên đảo Yap không có loại đá này, người dân trên đảo phải đi thuyền đến một hòn đảo khác cách Yap hơn
Yếu tố thứ ba: bắt mắt và phân biệt được với các loại đá khác. Những phiến đá này có lẫn tinh thể thạch anh và được người dân đảo Yap rất thích. Tất nhiên thẩm mỹ là một yếu tố subjective và phụ thuộc khá nhiều vào truyền thống văn hóa và hoàn cảnh lịch sử. Đa số các dân tộc khác trên thế giới sẽ chẳng có ai thích thú những phiến đá đó, nhưng miễn là dân chúng trên đảo Yap có "đồng thuận" về vẻ đẹp của nó thì người ta sẽ có mong muốn sở hữu chúng (tính "đồng thuận" ở đây giống như trong truyện "Hoàng đế cởi
Ngoài ra để hệ thống tiền tệ này tồn tại còn cần thêm một yếu tố quan trọng nữa, đó là hòn đảo này khá nhỏ và ít dân. Bởi vậy lượng giao dịch kinh tế không nhiều và số medium of exchange cần thiết cho những giao dịch đó không nhiều. Điều này quan trọng không chỉ vì việc khai thác đá khá khó khăn (money supply tăng chậm) mà còn vì người dân trên đảo phải nhớ từng viên đá và giá trị của chúng. Khác với vàng hay các loại tiền tệ hiện đại, stone money trên đảo Yap không có tính chất fungible, nghĩa là mỗi phiến đá có giá trị khác nhau gắn liền với lịch sử khai thác nó. Nếu có nhiều người chết khi vận chuyển một phiến đá về Yap thì phiến đá đó sẽ có giá trị hơn những phiến đá khác có cùng kích thước. Vì những đồng tiền này khá nặng và vì dân đảo nhớ mặt tất cả "money in circulation" nên trên thực tế mỗi khi một phiến đá đổi sở hữu, người chủ mới không nhất thiết phải chuyển nó về nhà mình. Tất nhiên trộm cắp cũng không thể xảy ra vì tên trộm không thể tiêu thụ được đồng tiền đã ăn cắp được.
Lòng tin (trust) của dân đảo vào hệ thống tiền tệ này mạnh đến mức có lần một phiến đá lớn trên đường vận chuyển trên biển bị chìm ngoài khơi nhưng dân đảo vẫn tính nó vào "stock of money" của đảo. Ngoại trừ những người đi trên chuyến khai thác đá đó, dân đảo không ai thấy phiến đá, tất nhiên những thế hệ sau này cũng vậy. Quan trọng là họ cho rằng một khối lượng công sức (labour) đã bỏ ra nên dù thực thể chứng minh cho lượng labour này đã chìm dưới đáy biển, những người đã bỏ labour ra được quyền claim công sức của mình và xã hội tôn trọng claim này. Trust và claim là hai khái niệm quan trọng ngay cả trong các hệ thống tiền tệ hiện đại sau này.
Trên đây là những gì bạn có thể đọc được ở nhiều textbook về macro hoặc monetary econ (trừ những phần "mắm muối" tôi thêm vào). Điều thú vị trong podcast của NPR là paper của Milton Friedman so sánh hệ thống tiền tệ của đảo Yap với gold standard của Mỹ thời 1930. Trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, khi Đức cai trị hòn đảo này họ đã "phạt hành chính" một số dân đảo bằng cách lấy mực đen đánh dấu lên phiến đá thuộc sở hữu của những người đó, coi như một hình thức thu tiền phạt. Sau khi người dân sửa lỗi, những vết mực đen được xóa đi coi như họ được nhận lại số tiền đóng phạt. Trên thực tế những phiến đá vẫn nằm nguyên vị trí và chỉ có vết mực thay đổi, đánh dấu cho sự thay đổi ownership.
Friedman kể rằng năm 1932 Pháp có trade surplus với Mỹ và yêu cầu Mỹ phải thanh toán bằng vàng vì sợ rằng Mỹ sẽ hủy bỏ gold standard (2 nước lúc đó đang theo gold standard). Số vàng này không được chuyển về Pháp và vẫn nằm dưới tầng hầm trong tòa nhà NY Fed (các bạn xem Die Hard 3 chưa?), chỉ có một thay đổi nhỏ là label của nó chuyển từ USA's property sang France's property. Một "vết mực" nhỏ đánh dấu lên một vài tấn vàng đã có "real effect" trong xã hội Mỹ lúc đó. Theo Friedman, báo chí và dư luận Mỹ rất bức xúc vì "gold drain" và banking panic đã xảy ra trong năm 1933 một phần vì điều này.
Theo bạn vết mực trên những phiến đá ở đảo Yap và label trên những thỏi vàng ở NY Fed có khác nhau không? Friedman cho rằng không hề khác nhau về mặt bản chất. Bởi vậy nếu người da trắng mỉa mai thổ dân đảo Yap tôn thờ những hòn đá vô hồn thì họ có khác gì khi coi trọng những mẩu kim loại hầu như không có công dụng gì hữu ích. Tiền tệ về cơ bản là một hệ thống trust và claim, thoát thai từ lịch sử và sẽ có lúc đi vào lịch sử khi thế giới thay đổi. Nếu một người muốn quay về với gold standard thì có khác gì một người dân đảo Yap muốn quay về stone money không? Bạn cẩn thận nhé, câu trả lời không đơn giản đâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét