Cách đây một năm rưỡi tôi đã bắt đầu viết một series về money and banking, dự định đến một lúc nào đó sẽ tập hợp lại thành một book chapter. Hồi đó tôi mới viết được 4 entries thì bỏ dở vì không có thời gian nữa (1, 2, 3, 4), rất đáng tiếc vì lúc đó có nhiều comments có giá trị (HHV, ĐTM, ĐQA...). Hiện tôi đang được "đặt hàng" viết một bài về vàng và vai trò của nó trong nền kinh tế VN nên tôi sẽ quay lại series này trong 1-2 tuần tới, không chắc sẽ viết được nhiều nhưng đến đâu hay đến đó. Xin nhắc lại series này không theo một trình tự nào cả nên có thể sẽ rất lộn xộn.
Entry này tôi muốn viết về lý do tại sao vàng đã trở thành một dạng tiền tệ phổ biến nhất trong lịch sử loài người. Trong phần comment của M&B I, bác Đinh Tuấn Minh có viết "Vàng là một định chế được lựa chọn tự nhiên qua hàng nghìn thử nghiệm của loài người để làm phương tiện thanh toán. Nó thỏa mãn rất nhiều các điều kiện như tính bền vững, gọn nhẹ, sự ưa thích của con người, nguồn cung không tập trung etc.". Bổ sung cho lập luận này của bác Đinh Tuấn Minh, cách đây hơm 1 tháng trên blog Planet Money của NPR có một podcast rất thú vị về các đặc tính đặc biệt của vàng đã giúp nguyên tố này chiến thắng trong cuộc đua trở thành đồng tiền phổ biến nhất trong lịch sử nhân loại.
Những yếu tố đó là: (i) quí hiếm, nhưng không quá hiếm như Rhodium hay Palladium để đến tận thế kỷ 18 con người mới phát hiện ra; (ii) bền vững, nhưng không quá khó nóng chảy (để đúc thành tiền) như Platinum có nhiệt độ nóng chảy trên 3000 độ; (iii) có bề ngoài bắt mắt, không như bạc dễ bị nhầm với các kim loại rẻ tiền khác; (iv) không độc hại/nguy hiểm như rất nhiều nguyên tố hiếm khác trong bản tuần hoàn (có phóng xạ). Tóm lại trong hơn 100 nguyên tố tự nhiên trên trái đất, dường như chỉ có vàng được tạo hóa trao cho chức năng là đồng tiền cho nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua.
Đấy là về mặt hóa học, còn về mặt lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội tại sao vàng được lựa chọn? Ở đây cần nhắc lại 2 chức năng quan trọng của tiền tệ trong bất kỳ một nền kinh tế nào: medium of exchange và store of value (chức năng thứ ba là unit of account). Trong lịch sử khi công nghệ còn lạc hậu, chính tính chất bền vững và gọn nhẹ của vàng giúp nó trở thành một medium of exchange được ưa chuộng. Khi những nhà buôn châu Âu đi qua hàng chục vương quốc/bộ lạc dọc theo con đường tơ lụa, rõ ràng medium of exchange mà họ đem theo phải gọn nhẹ và được chấp nhận ở những nơi họ đi qua. Vàng, vì là một nguyên tố tự nhiên, nên dù khai thác ở châu Á hay châu Âu cũng giống hệt nhau (đây là tính chất fungible của những financial assets sau này). Hơn nữa vàng rất khó làm giả nhưng lại rất dễ kiểm chứng (trong podcast của NPR có đề cập đến vấn đề này) nên dễ được chấp nhận làm medium of exchange ở những quốc gia khác nhau.
Với chức năng store of value, vàng đặc biệt thuận tiện, nhất là trong những giai đoạn loạn lạc. Một trong những lý do người châu Á và châu Âu có tâm lý tích trữ vàng nhiều hơn các lục địa khác là vì trong lịch sử người dân ở đây đã chịu nhiều chiến tranh/loạn lạc nên họ đã học được kinh nghiệm rằng trong số tất cả các loại assets (đất đai, nhà cửa, hàng hóa, gia súc...) chỉ có vàng là có thể dễ dàng cất giấu và vận chuyển để bảo toàn tài sản cho tương lai (store of value). Một lý do quan trọng nữa là contract enforcement trong lịch sử rất yếu và không ổn định. Bởi vậy nếu người dân giữ tài sản của họ bằng các loại assets khác ngoài vàng họ có thể sẽ bị mất khi một vương triều, thể chế thay đổi, hay có thể bị cướp bóc, trấn lột ở những nơi chính quyền trung ương không đảm bảo được social security.
Về mặt kinh tế, một lý do rất quan trọng mà ít người để ý là trong suốt 6000 năm lịch sử nhân loại, GDP của thế giới tăng rất chậm trong 5700 năm đầu. Điều này trùng hợp với tốc độ khai thác vàng của thế giới trong thời gian đó, trừ một vài trường hợp ngoại lệ như Tây ban nha thế kỷ 16-17 mà bạn Đỗ Quốc Anh đã chỉ ra (xem phần comment trong M&B I). Bởi vậy giá vàng tính theo các loại hàng hóa khác rất ổn định và chính sự ổn định này giúp nó trở thành một medium of exchange phổ biến. Tuy nhiên tính ổn định của vàng bắt đầu mất dần từ thế kỷ 18 khi tăng trưởng kinh tế của châu Âu, rồi sau đó là cả thế giới, bắt đầu tăng đột biến. Nhưng sự kiện quan trọng nhất làm suy yếu vai trò của vàng như là một medium of exchange là sự ra đời của fractional reserve banking system ở châu Âu song hành với cuộc cách mạng công nghiệp. Đây sẽ là topic trong entry tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét