Không như Dubai được "đàn anh" Abu Dhabi cứu giúp với điều kiện phải đổi tên tòa tháp cao nhất thế giới từ Dubai Tower thành xxx Tower, trong đó xxx là tên của quốc vương Abu Dhabi, Hi lạp chẳng có tòa tháp nào có thể đổi tên thành Merkel Tower cả. Bởi vậy trong khi vụ Dubai World đã rơi vào quên lãng mấy tháng nay, Hi lạp vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. Thông báo mới nhất từ EU về kế hoạch rescue cho Hi lạp hóa ra chỉ là kế hoạch rescue cho các "big banks" của châu Âu nếu Hi lạp có mệnh hệ gì. Cam kết quan trọng nhất mà EU đưa ra là sẽ cho Hi lạp vay EUR25b, trong khi nhiều khả năng nước này cần EUR75b mới đủ để rollover số nợ sắp tới hạn. Bản thân Hi lạp "hứa" sẽ thắt chặt chi tiêu (giảm EUR4.8b) để đưa thâm hụt ngân sách về lại giới hạn 3% trong vòng 3 năm từ mức thâm hụt 2 chữ số hiện tại. Nếu làm được điều này, Hi lạp chắc sẽ được tuyên dương như một hình mẫu cho các nước noi theo, giống như VN đã từng được tuyên dương về thành tích xóa đói giảm nghèo.
Trong khi tình hình Hi lạp vẫn chưa có gì rõ ràng, châu Âu lại tiếp tục bất ổn với việc Bồ đào nha bị Fitch hạ một bậc tín nhiệm còn Ireland tuyên bố sẽ quốc hữu hóa gần như toàn bộ hệ thống ngân hàng của mình. Đến thời điểm này, những người nghi ngờ tính khả thi của đồng Euro càng có lý do để tin rằng liên minh tiền tệ này sẽ tan vỡ, mà nước đầu tiên rút ra không phải là Hi lạp hay Bồ đào nha mà chính là Đức. Helmut Kohl (và Francoise Mitterand) cho rằng một đồng tiền chung sẽ gắn kết các nước châu Âu lại với nhau để tránh những cuộc xung đột vũ trang trong tương lai. Nhưng một đồng tiền chung không giúp gì khi các nước này có "xung đột" về current accounts, Hi lạp không giống như Anh có thể để đồng tiền của mình mất giá để cứu nền kinh tế, chí ít là cứu giá bất động sản. Nếu tương lai của đồng Euro bất ổn như vậy, đồng USD chắc chắn sẽ còn giữ vị trí độc tôn dài dài.
Nói vậy nhưng khả năng EMU tam vỡ vô cùng nhỏ, chí ít không nước nào dại gì có ý định rút ra vào thời điểm này khi kinh tế thế giới vẫn còn rất bấp bênh. Bản thân các nước châu Âu cũng đang cố gằng gắn kết hơn với nhau thông qua những đề nghị như thành lập European Monetary Fund hay thậm chí European Debt Agency. Trước mắt để tránh bị Fitch hay S&P/Moody tiếp tục hạ mức tín nhiệm quốc gia, có thể European Credit Rating Agency sẽ được thành lập. Mà để tránh ratings của agency này không phản ánh đúng market risk, EU sẽ hạn chế, nếu không nói là cấm, CDS. Tóm lại châu Âu vẫn luôn có xu hướng socialist hơn Mỹ, dù TT Obama có bị cho là "a socialist president" sau khi gạ được QH Mỹ thông qua healthcare reform.
Lại nó về socialism ở Mỹ, hay ở bất kỳ quốc gia nào khác, thực ra vấn đề universal healthcare/pension phản ánh willingness của một quốc gia về trade off giữa efficiency và equality như Greg Mankiw chỉ ra. Một khi đã chấp nhận một hệ thống healthcare/pension như vậy kiểu gì cũng sẽ có income transfer từ người khỏe đến người bệnh, từ người trẻ đến người già, từ người giàu đến người nghèo. Một hệ thống như vậy có tốt hơn không khi so với hệ thống hiện tại khi mà người giàu có thể bỏ ra $58600/năm (gấp rưỡi GDP/person) bảo hiểm y tế cho gia đình (4 người) của mình trong khi 15.3% dân số không hề có bảo hiểm? Tương tự như vậy, những chính sách kích cầu, giải cứu, quantitative easing vừa qua làm nhà nước phình to ra so với nền kinh tế suy cho cùng cũng là trade off giữa efficiency và equality.
Nếu Paulson/Geithner/Bernanke khoanh tay đứng nhìn nước Mỹ rơi vào một cuộc Đại suy thoái thứ hai, rất có thể invisible hands sẽ thực hiện chức năng creative destruction loại bỏ hết những ung nhọt trong nền kinh tế (như Repo 105) dù thất nghiệp có thể tăng lên gấp đôi hay gấp ba. Cuối cùng capitalism sẽ lại chiến thằng như sau bao nhiêu cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Bailout các ngân hàng và các nền kinh tế chẳng qua cũng là income transfer từ tương lai vào hiện tại, đánh đổi efficiency lấy generational equality. Dù các quan chức Mỹ có dùng các mỹ từ gì đi nữa, thị trường cũng không bị đánh lừa. Gánh nặng nợ nần trong tương lai sẽ phải phản ánh qua lãi suất đi vay của chính phủ cao hơn, thậm chí làm cho 10-year-swap-spread âm lần đầu tiên trong lịch sử, nghĩa là credit risk của chính phủ Mỹ đã cao hơn một số financial institutions. Dù Paul Krugman có nói gì đi nữa, yield-curve-steepness cũng là bằng chứng rõ ràng của income transfer từ tương lai vào hiện tại: gánh nặng trả lãi suất hiện tại thấp đánh đổi bằng lãi suất trong tương lai cao.
Nhưng Dr.Krugman có lẽ đúng khi cho rằng TQ là một currency manipulator lớn trong lịch sử nhân loại. TQ chẳng có lý do gì không chịu nâng giá đồng RMB lên (ngoại trừ muốn giữ thể diện) nếu thực sự ảnh hưởng của undervalued RMB không lớn. Có điều nói gì thì nói, việc TQ sử dụng một "simple trick" như vậy để có thể tích trữ được $2.4 tril dự trữ đồng thời có được tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong nhiều năm liền là một điều phi thường, không phải ai muốn bắt chước cũng được. Vấn đề là liệu sau khi vượt Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, liệu TQ có còn theo đuổi được chính sách mercantilism này nữa hày không? Liệu TQ có tiếp tục tăng trưởng bền vững nữa hay không? Và quan trọng hơn liệu TQ có ứng xử một cách có tránh nhiệm như những nước lớn khác hay không? Tôi đoán là không cho cả ba câu hỏi này, mặc dù trong thâm tâm muốn trả lời có ít nhất cho câu sau, vì như vậy mới hi vọng những hòn đảo, dòng sông, cửa quan của VN không bị đổi tên thêm nữa.
Update (12/4): Avinash Persaud tăng giá RMB không giải quyết được global imbalances. Persaud cho rằng TQ không có dấu hiệu manipulation tỷ giá vì lãi suất không cao và không có chính sách discriminate service sector.