James Kwak tóm tắt một vụ mua bán công ty ở Mỹ như sau: THL bỏ ra $327m mua lại Simmons vào năm 2003 và sở hữu 100% công ty này. Sang năm 2004, Simmons phát hành $137m bonds và dùng số tiền này để trả dividend cho THL. Đến năm 2007, Simmons tiếp tục phát hành $300m bonds và trả tiếp $238m cho THL. Như vậy THL bỏ ra $327m và đã nhận lại được $375m, sau đó Simmons tuyên bố phá sản. Hiển nhiên các chủ nợ sau khi phát mãi Simmons chỉ chia chác với nhau những gì còn lại, chứ không thể bắt THL đền bù thua lỗ. Dù sao Simmons cũng là công ty TNHH nên chủ của nó (THL) không chịu trách nhiệm bên ngoài sổ sách của Simmons.
Vụ này làm tôi nhớ lại vừa rồi Indochina Capital đóng cửa quĩ ICV ở VN vì các shareholders ở London quyết định như vậy sau khi đã mua gom được đủ số voting shares. Một điểm chung trong vụ Simmons và Indochina Capital là shareholders đã sử dụng quyền của mình để đóng cửa hoạt động của một doanh nghiệp bất kể ý nguyện của managers. Ở đây có thể thấy shareholders' interest và managers' interests khác nhau, nhưng managers' interest có thể phù hợp cho xã hội hơn là của shareholders. James Kwak cho rằng, sở dĩ chủ nghĩa tư bản với hình thức TNHH tồn tại được là vì thông thường shareholders không tập trung trong một số ít cá nhân như trường hợp của THL hay Indochina Capital mà rải ra rất nhiều người. Do vậy managers có ảnh hưởng lớn hơn đến sự sinh tồn của công ty.
Trong những trường hợp như vậy, sự bất đồng giữa shareholders' với managers' interests lại có lợi cho xã hội, ngược hoàn toàn với lý thuyết corporate governance hiện tại. Một quan điểm rất mới dù chỉ cho một số trường hợp đặc biệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét