Sau này khi đọc tin về Fed và các ngân hàng trung ương, tôi gặp lại cụm từ "hawkish" và "dovish" này khá nhiều. Nói chung, những chính sách, nhân vật nào của central banks có quan điểm chống inflation thì được gọi là hawkish. Ngược lại những ai hay phát biểu ủng hộ giảm lãi suất (để kích thích tăng trưởng kinh tế) thì được gọi là dovish. Ví dụ điểm hình là ECB vẫn luôn được coi là hawkish central bank hơn Fed.
Tôi chưa bao giờ thắc mắc và tìm hiểu tại sao cách phân loại hawk/dove trong chính trị và foreign policy lại được sử dụng cho giới central banks. Cho đến hôm nay đọc được một bài viết của James Kwak mới vỡ lẽ. Hawkish trong giới chính trị là những người sẵn sàng sử dụng chiến tranh để giải quyết các vấn đề tồn tại, nghĩa là chấp nhận hi sinh mạng người. Hawkish trong central banking là những người kiên quyết chống inflation, thông qua tăng lãi suất, nên họ sẵn sàng chấp nhận unemployment như là collateral damage. Kwak cho rằng cả trong kinh tế lẫn trong chính trị, không ai muốn mình bị cho là "dove", có lẽ vì hawkishness đồng nghĩa với manliness và credibility. Bởi vậy nhiều central bankers nghiêng về phía hawk hơn là phía dove.
Vậy xét trên quan điểm chống lạm phát, ở VN hiện nay ai là "diều hâu", ai là "bồ câu"? Tôi google các thông tin liên quan đến "lạm phát" và "kích cầu" gần đây và tạm đưa ra 2 danh sách sau, các bạn bổ sung nhé:
- Diều hâu: Phùng Quốc Hiển (Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách QH), Ayumi Konishi (Giám đốc ADB VN), Nguyễn Đức Thắng (Phó Vụ trưởng Vụ TMTT TCTK), Bùi Văn Hưng (ĐH KTQG)
- Bồ câu: Lê Đức Thúy (Chủ tịch UB Giám sát TCQG), Lê Xuân Nghĩa (Phó CT UBGSTCQG), Cao Sĩ Kiêm (Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ), Nguyễn Đức Thành (ĐH KTQG)
Have a nice weekend!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét