Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

Oil price II


Năm ngoái khi giá dầu tăng vọt qua ngưỡng $120/thùng, Martin Feldstein (và nhiều người khác) đặt ra câu hỏi: giá dầu tăng làm đồng USD giảm hay đồng USD giảm giá làm giá dầu tăng? Feldstein thiên về vế trước, nghĩa là giá dầu tăng (ví dụ do demand tăng hay supply giảm) làm đồng USD mất giá. (WSJ cho rằng cả hai vế đều đúng :-)). Nếu Feldstein đúng, trên quan điểm của một nước xuất khẩu dầu mỏ (một thành viên OPEC chẳng hạn), việc dầu thô được định giá bằng USD sẽ thiệt, bởi vì thu nhập của nước đó tính theo USD sẽ bị mất một phần sức mua do đồng USD giảm giá.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các nước xuất khẩu dầu mỏ tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc vào đồng USD. Trong lich sử OPEC đã có không ít lần tổ chức này đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của tỷ giá vào thu nhập của mình, nhất là mỗi khi đồng USD có xu hướng giảm giá. Cuối năm 2007, theo yêu cầu của Iran và Venezuela, OPEC đã định bàn về việc chuyển oil pricing từ USD sang một basket of currencies nhưng vào phút chót Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ, đã gạt kế hoạch này khỏi cuộc họp. Tuy nhiên vấn đề này không chết.

Tờ The Independence hôm qua cho biết vấn đề từ bỏ USD trong oil pricing lại vừa được đưa ra, lần này là một loạt các cuộc họp bí mật (cấp bộ trưởng tài chính) giữa các nước vùng Vịnh với TQ, Nga, Brazil, Nhật và Pháp. Kế hoạch sẽ là chuyển oil pricing từ USD bằng một basket gồm RMB, JPY, EUR, gold, và một đồng tiền chung của vùng Vịnh. Đồng rúp của Nga có thể sẽ góp mặt sau này. Tất nhiên tin này không có lợi cho đồng USD, tuy nhiên có lý do để cho rằng kế hoạch lần này cũng sẽ không đi đến đâu như năm 2007.

Trở ngại chính cho việc rời bỏ USD trong công thức tính giá dầu thô là vấn đề benchmark. Tôi đã có lần thảo luận về benchmark cho giá dầu ở đây. Vấn đề là các hợp đồng mua bán dầu thô và sản phẩm dầu luôn phải được price dựa vào một benchmark nào đó. Vì hai benchmark qua trọng nhất là WTI và Brent đều được tính theo USD nên chỉ đến khi nào môt benchmark mới không phụ thuộc vào đồng USD xuất hiện lấn át WTI và Brent thì lúc đó các nước xuất dầu mới có thể thay đổi cơ chế pricing.

Cả hai benchmark WTI và Brent đều có những lợi thế mà các đối thủ khác rất khó vượt qua. Thứ nhất là độ lớn của thị trường, đồng nghĩa với số lượng hợp đồng dùng hai loại benchmark này. Thứ hai là mức độ liquidity của thị trường, phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường và số lượng traders/insitution investors tham gia vào thị trường đó. Thứ ba là first mover advantage, nghĩa là do xuất hiện trước nên hai benchmark này nghiễm nhiên được nhiều người sử dụng vì mức độ popularity. Liên quan đến điều này là network effect, khi nhiều người đang sử dụng WTI và Brent thì những player mới sẽ thích sử dụng hai benchmark này hơn vì như thế hợp đồng của họ dễ pricing hơn.

Nói thế không có nghĩa là việc từ bỏ oil pricing bằng USD không thể và không bao giờ xảy ra. Tôi sẽ không có gì ngạc nhiên nếu kế hoạch lần này do TQ khởi xướng, khả năng đây là một bước trong chiến lược lâu dài promote đồng RMB thành một đồng tiền quốc tế. Có thể TQ sẽ phải mất vài chục năm để kế hoạch này thành hiện thực, nhưng một nước lớn phải có tham vọng và tầm nhìn dài như vậy. Đáng tiếc thay!

Update (07/10): Nga, Nhật, Saudi Arabia, UAE phủ nhận đã có những cuộc họp nói trên.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...