Michael Pettis lại có một bài rất hay về TQ, có thể nói đây là econblog number one về kinh tế tài chính TQ (trước đây còn có Follow the money của Brad Setser, nhưng Setser đã đóng blog vì chuyển sang làm nhân viên cho Larry Summers trong WH). Ai quan tâm đến kinh tế TQ nhất thiết phải đọc Michael Pettis.
Trong bài vừa rồi, Pettis đã giải đáp được một thắc mắc của tôi lâu nay về chính sách export-led growth của nước này. Từ trước tới giờ, rất nhiều người trong đó có tôi cho rằng TQ theo đuổi export-led growth bằng cách giữ tỷ giá của đồng RMB thấp để hàng hóa xuất khẩu của TQ có giá rẻ khi xuất ra bên ngoài. Mỹ đặc biệt khó chịu với chính sách tỷ giá này của TQ và đã nhiều lần (qua nhiều đời tổng thống) tìm cách buộc TQ phải nâng giá đồng RMB.
Tuy nhiên để giữ RMB thấp, nhất là tương đối với USD, TQ buộc phải can thiệp vào thị trường ngoại hối và mua USD cất vào foreign reserve. Điều này phù hợp với số liệu foreign reserve của TQ tăng rất nhanh trong một thập kỷ qua, đến mức TQ đã trở thành chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ. (Cần hiểu "chủ nợ" ở đây là người nắm giữ số government bonds của Mỹ lớn nhất chứ không phải là người cho vay trực tiếp). Nhưng một điều hiển nhiên là khi mua USD tích trữ, lượng cung tiền trong nền kinh tế của TQ sẽ tăng mạnh, giống hệt như những gì VN đã trải qua trong giai đoạn 2006-2007. Nhưng như vậy tại sao TQ không bị lạm phát cao như VN trong nửa đầu 2008?
Rõ ràng là ngân hàng trung ương TQ (PBoC) phải sterialize việc mua USD của mình rất hiệu quả, hoặc phải tăng lãi suất để chống lạm phát. Nhưng mặt bằng lãi suất của TQ khá thấp so với VN, trung bình lãi suất cho vay ngắn hạn (6 tháng) chưa bao giờ vượt 7% trong suốt 10 năm qua. Đành rằng PBoC sử dụng required reserve ratio, central bank notes, và trả lãi suất cho excess reserves cho các NHTM để ngăn chặn lạm phát, money supply của TQ (M2 growth) tăng trung bình khoảng 20%/năm, khá cao so với nhiều nước đang phát triển chứ đừng nói gì các nước phát triển. Vậy để export-led growth thông qua undervalued RMB có thể sustainable, TQ phải còn có một cái trick nào đó?
Lý giải của Michael Pettis là labor policy, một phần nào đó có liên quan đến labor mobility mà tôi đã đề cập trước đây. Theo Pettis, TQ đã tạo điều kiện để nông dân nghèo trong nội địa đổ ra các tỉnh duyên hải làm việc trong các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Điều quan trọng là những người lao động này được trả lương rất thấp và hầu như không có các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cũng như công đoàn bảo vệ. Chủ các doanh nghiệp có power rất lớn trong việc thuê mướn và đuổi việc người lao động, do đó họ có thể trả lương thấp và có thể thay đổi labor force rất nhanh nếu tình hình sản xuất có biến động. Chính mức độ labor mobility/flexiblity này giúp cho các doanh nghiệp TQ có giá thành sản phẩm thấp, do đó có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
Chính vì giới chủ dễ dàng "bóc lột" công nhân nên số liệu thống kê cho thấy thu nhập của người lao động trong nhiều năm qua tăng thấp hơn nhiều tốc độ tăng trưởng kinh tế và tất nhiên là chậm hơn corporate profit. Theo Michael Pettis, đây là một dạng industrial policy nhằm nghiêng cán cân phân chia lợi nhuận cho giới chủ doanh nghiệp, do vậy tiếp tục kích thích đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Điều này có một hệ quả quan trọng liên quan đến vấn đề lạm phát mà tôi nói đến ở trên. Đó là do thu nhập của người dân tăng chậm nên tốc độ tăng private consumption cũng chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung. Dẫn đến domestic demand tăng chậm và giảm áp lực lên lạm phát. Nhiều người cho răng saving rate của TQ cao vì bản chất dân TQ tiết kiệm, điều này có thể đúng phần nào nhưng Pettis cho rằng chính slow private income growth mới là lý do chính dẫn đến low private consumption và high saving.
Như vậy, export-led growth policy của TQ phải có hai vế: giữ đồng RMB thấp và giữ cho private income tăng chậm hơn GDP growth. Vế sau sẽ giữ cho private consumption tăng chậm và giảm sức ép lạm phát. Xét trên quan điểm national accounting, hạn chế private consumption (C) sẽ giúp gia tăng NX vì domestic saving tăng. Như vậy hai chính sách này một là nominal policy, một là real policy, phối hợp với nhau giúp TQ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng không bị lạm phát. Nếu không phải vì tình cờ, có thể nói những người hoạch định chính sách vĩ mô của TQ rất giỏi khi đưa ra được cặp chính sách này, chưa kể họ còn có khả năng thực hiện hiệu quả cả hai chính sách.
VN có nên học tập kinh nghiệm này không? Không, vì chúng ta theo đuổi định hướng XHCN, đồng nghĩa với giảm thiểu sự bóc lột của giới chủ với người lao động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét