Mark Thoma có một lập luận rất thú vị về role of government. Trong cuộc tranh luận vừa qua về hình thức của fiscal stimulus: tax cut (-T) vs. government spending (+G), Thoma cho rằng đằng sau 2 quan điểm về cách thức stimulus này không phải là sự phân biệt về độ lớn của multiplier mà là quan điểm về role of government.
Nếu cả hai phe -T và +G đều tin vào hiệu quả của fiscal stimulus (có một phe thứ ba không tin vào điều này, Ed Prescott là một ví dụ) thì ảnh hưởng của multiplier không quan trọng. Dù cách này hay cách khác kiểu gì aggregate demand sẽ tăng và sự chênh lệch sẽ không đáng kể. Điểm quan trọng hơn cho cả hai phe này sẽ là kích cở của gói stimulus là bao nhiêu (và tất nhiên cả timing nữa).
Trong khi đó vì fiscal policy luôn bị sticky do các lý do politics nên đi theo -T sẽ có kết quả kích thước và vai trò của chính phủ sẽ giảm dần. Ngược lại +G sẽ làm nhà nước phình to, càng ngày càng lấn át khu vực tư nhân.
Chính sách bù 4% lãi suất của VN có thể liệt kê vào loại chính sách +G. Nó làm vai trò của chính phủ tăng lên qua hai kênh. Thứ nhất là chính phủ sẽ có thể "định hướng" nền kinh tế thông qua lựa chọn lĩnh vực/đối tượng nào sẽ được trợ cấp. Thứ hai là nhiều khả năng các SOEs sẽ được ưu ái vì trong khi private sector lưỡng lự tăng cường đầu tư vào thời điểm kinh tế đi xuống, các SOEs sẽ không ngần ngại "vẽ" ra các dự án vì không lo bị shareholders (nghĩa là nhà nước) khiển trách nếu thua lỗ (soft budget constraint).
Update (02/03): Theo Mankiw, một cuộc khảo sát tại Mỹ cho biết 59% người dân vẫn cho rằng nhà nước là nguyên nhân của những vấn đề phức tạp trong cuộc sống của họ. Chỉ có 28% không đồng ý với nhận định này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét