Hôm nay Tim Geithner sẽ công bố kế hoạch giải cứu của mình mà mấy ngày nay giới tài chính đã gán cho cái tên "Bad bank plan". Tuy nhiên CNBC vừa cho biết nhiều khả năng "bad bank" sẽ bị loại bỏ khỏi kế hoạch này. Về cơ bản, ý tưởng "bad bank" của Geithner có mục đích giống như những gì Herry Paulson đã định làm khi đề ra TARP vào cuối tháng 9/2008. Nghĩa là làm sạch balance sheets của các ngân hàng và tổ chức tài chính bằng cách dùng taxpayers' money mua lại toxic assets của các ngân hàng đó. Nói đơn giản theo ngôn ngữ VN là "giải quyết nợ xấu" cho các ngân hàng.
Không phải đến tháng 9/2008 Paulson mới nhận ra vấn đề này, kinh nghiệm của Nhật thập kỷ 90 cho thấy cùng với capital injection, giải quyết nợ xấu hay "toxic assets" là điều kiện tiên quyết để khôi phục lại hoạt động của hệ thống tài chính. Bài viết này của Kobayashi Keiichiro từ tháng 3/2008 đã dự báo rất chính xác những gì sẽ xảy ra khi toxic assets vẫn còn nằm trong balance sheets của các ngân hàng. Các ngân hàng không chịu bán ra số toxic assets này vì hai lý do: sẽ bị phá sản vì số lỗ vượt quá equity và họ hi vọng giá của những assets này sẽ phục hồi khi thị trường ổn định.
Ban đầu Paulson dự định mua lại số toxic assets này với giá cao hơn giá thị trường để cùng lúc giải quyết cả hai vấn đề nêu trên. Tuy nhiên nhiều lý do politics đã ngăn Paulson không thực hiện ý tưởng toxic asset buying mà chuyển sang capital injection. Việc bơm tiền vào hệ thống ngân hàng là cần thiết như kinh nghiệm của Nhật và Sweden cho thấy. Ngoài ra Paulson hi vọng khi có thêm capital, các ngân hàng sẽ chấp nhận thanh lý số nợ xấu của mình với giá thị trường lúc đó. Tuy nhiên thực tế đã không diễn ra như Paulson mong muốn và Geithner lại phải quay lại với ý tưởng toxic asset buying qua hình thức bad bank. Bây giờ có vẻ Geithner lại tiếp tục là nạn nhân của politics.
Hiển nhiên dùng tiền của taxpayers để mua toxic assets với giá cao hơn giá thị trường sẽ khó được cả public lẫn politicians chấp nhận cho dù nó sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng. Trong khi đó capital injection với government ownership cộng với các điều kiện khác như executive pay cap dễ được chấp nhận hơn. Nhưng capital injection chỉ có hiệu quả nếu nó tương đương với khoản lỗ mà các ngân hàng phải gánh chịu, hiên giờ đã xấp xỉ $1 trillion và có thể sẽ lên đến $2-3 trillions. Nếu vậy capital injection sẽ tương đương với nationalization hệ thống ngân hàng, cũng khó có thể được một xã hội như Mỹ chấp nhận.
Do vậy, cuối cùng có lẽ Geithner cũng phải quay về với toxic asset buying dù dưới hình thức này hay hình thức khác. Hoặc nếu toxic assets chủ yếu bao gồm các khoản nợ bất động sản thì những chính sách kích thích giá nhà đất như giảm mortgage rate hay tax rebate cho homebuyers có thể sẽ phụ hồi dần giá trị của các assets này. Nhưng cách giải quyết này sẽ rất mất thời gian và đằng nào cũng phải tiêu tốn taxpayers money, chỉ khác khác là số tiền giải cứu này thay vì chảy vào túi bankers thì sẽ chảy vào túi homeowners.
Update (11/02): Sau khi Geithner công bố kế hoạch bình ổ thị trường của mình, DJ mất 5%. Nội dung chính của kế hoạch này gồm 4 điểm: (i) recapitalize hệ thống ngân hàng; (ii) lập public-private investment funds (PPIF) để mua lại toxic assets từ các ngân hàng; (iii) phối hợp với Fed mở rộng TALF lên đến $1 trillion để support cho consumer/buisiness lending; (iv) $50b support cho mortgage payments. Trong 4 điểm này (i) và (iii) không có gì mới, (iv) quá nhỏ, còn (ii) là cách Geithner mập mờ việc thành lập "bad bank", có điều không nói trắng ra. Vì PPIF chưa được công bố chi tiết nên market vẫn coi như vấn đề toxic assets vẫn chưa được giải quyết.
Update (12/02): Làm một nhà kinh tế dễ hơn một nhà chính trị, ít nhất theo quan điểm của Milton Friedman (từ blog Mankiw) vì nhà kinh tế có thể đưa ra những chính sách impractical về mặt politics: "The role of the economist in discussions of public policy seems to me to be to prescribe what should be done in light of what can be done, politics aside, and not to predict what is "politically feasible" and then to recommend it."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét