Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011
Supply side
Một diễn biến bất ngờ vừa xảy ra trong cuộc chạy đua vào ví trí ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa. Ron Paul công kích Rick Perry trong một video quảng cáo chỉ ra rằng Perry đã từng ủng hộ Al Gore trong cuộc bầu cử năm 2000, trong khi đó mình là một trong 4 nghị sĩ duy nhất ủng hộ Reagan năm 1980. Phe Rick Perry phản pháo lại đưa ra bằng chứng cho thấy chính Ron Paul đã công kích chính sách kinh tế của Reagan (Reaganomics) năm 1987 và đòi bỏ đảng Cộng hòa. Vậy Reaganomics là gì và tại sao nó lại quan trọng với đảng Cộng hòa như vây?
Reagan, với ảnh hưởng của Margaret Thatcher, khởi xướng một trào lưu kinh tế chính trị mới sau khi lên nắm quyền trong thập kỷ 80. Triết lý kinh tế căn bản của Reagan/Thatcher là thị trường tự do (laissez faire) là cơ cấu kinh tế tối ưu cho xã hội nên bất kỳ can thiệp nào của nhà nước vào thị trường sẽ làm méo mó và giảm hiệu quả/tăng trưởng của nền kinh tế. Hệ quả trực tiếp của triết lý này là phải giảm thiểu vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thông qua 2 biện pháp chính là giảm thuế để thu nhỏ kích thước nhà nước và giảm các regulations của chính phủ. Triết lý kinh tế này phù hợp với quan điểm chính trị bảo thủ của phe Cộng hòa và cũng là những gì giới libetarian/Tea party đang cổ súy.
Nguyên tắc là như vậy nhưng để có thể kiếm phiếu và thắng cử, Reagan đưa ra một "học thuyết kinh tế" mà sau này nhiều người gọi là Reaganomics, tên lóng của trường phái supply side economics. Về căn bản Reagan cho rằng mặc dù giảm thuế nhưng chính phủ sẽ không phải cắt giảm các khoản chi tiêu quan trọng (vd chi tiêu quốc phòng) vì nguồn thu không những không giảm mà có thể còn tăng. Đây là lập luận của Arthur Laffer (Laffer curve), một trong những nhà tư vấn kinh tế quan trọng của Reagan. Lý do là khi thuế giảm thì cả doanh nghiệp lẫn người lao động sẽ có incentives sản xuất/kinh doanh nhiều hơn và do đó tổng số thuế thu được sẽ tăng dù thuế suất giảm. Còn chính sách deregulation sẽ giúp cho các doanh nghiệp tăng năng suất và do vậy cũng làm tăng số tiền thuế mà họ sẽ đóng cho chính phủ. Tóm lại đây sẽ là một win-win solution cho cả nền kinh tế lẫn chính phủ Mỹ.
Mặc dù Arthur Laffer được cho là một trong những lãnh tụ của trường phái supply side economics dưới thời Reagan, trên thực tế ý tưởng laissez faire bắt nguồn từ classical economics, có thể nói từ thời Adam Smith. Tuy nhiên một cột mốc quan trọng của trường phái này là Say's Law do một nhà kinh tế người Pháp đưa ra đầu thế kỷ 19. Theo đó mọi hoạt động kinh tế của một quốc gia bắt nguồn và chỉ phụ thuộc vào supply/production side, hay nói cách khác là demand là hệ quả của supply và demand sẽ phải điều chỉnh để cân bằng với supply chứ quyết định supply/production không bị ảnh hưởng bởi demand. Sang thế kỷ 20, sau khi Keynes và Keynesians nhấn mạnh vào demand side, cuối cùng thì kinh tế học chính thống đã chấp nhận tương tác giữa demand và supply quyết định các hoạt động kinh tế (general equilibrium theory). Tuy nhiên từ sau WWII cho đến thời Nixon, demand side economics thắng thế với các chính sách (tài khóa/tiền tệ) chủ yếu nhắm vào demand management. Cú shock giá dầu đầu những năm 70 và giai đoạn stagflation sau đó đã đưa supply side economics trở lại.
Reaganomics trải qua một số thăng trầm trong thập kỷ 80 (2 cuộc suy thoái kinh tế, lãi suất vượt 20%, 1987 crash) và dần dần biến mất khỏi chính trường Mỹ sau khi Clinton lên nắm quyền trong thập kỷ 90. Tuy nhiên ý tưởng laissez faire/deregulation không chết mà được IMF/WB cổ súy trong Washington Consensus trong suốt thập kỷ này cho đến khi khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra. Ngay cả khi chính phủ Mỹ bắt đầu có thặng dư ngân sách vào cuối thời Clinton và đầu thời kỳ Bush (con), trong những lần cắt giảm thuế sau này không còn thấy ai nhắc đến Laffer curve và supply side economics nữa. Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 bất ngờ đưa demand side economics trở lại với hàng loạt gói giải cứu, kích cầu đủ loại. Rồi trào lưu deregulation cũng bị đảo ngược khi luật Dodd-Frank được thông qua và Basel III cũng gia tăng vai trò quản lý của nhà nước trong thị trường tài chính. Nhưng Keynesian/demand side economics bất ngờ bị chặn lại trước cuộc bầu cử midterm cuối năm 2010 khi phong trào Tea party trỗi dậy. Và rồi đến hôm nay cả Ron Paul lẫn Rick Perry đều viện dẫn Reagan(nomics) ra như là một cứu tinh cho nước Mỹ.
Quay về VN trong những tháng chống lạm phát vừa qua, những tiếng nói như Bùi Kiến Thành, Quách Mạnh Hào kêu gọi giảm lãi suất để tăng cung hàng hóa cũng có hơi hướng của supply side economics. Rồi gần đây trong cuộc tranh luận lãi suất thực âm hay thực dương có người cho rằng thực dương sẽ làm suy yếu sản xuất, đó cũng là supply siders. Quan điểm của tôi là hãy nhìn cả hai phía, xác định xem nguyên nhân của lạm phát là demand hay supply shock để có chính sách phù hợp. Cá nhân tôi cho rằng nguyên nhân căn bản của lạm phát của VN nằm ở phía demand, chủ yếu vì tăng trưởng/đầu tư quá nóng trong những năm qua. Bởi vậy demand management cần thiết cho mục tiêu chống lạm phát hơn là dựa vào supply side. Tôi không dám khẳng định nhận định của mình đúng (tôi chỉ là một observer bên ngoài), nếu phía supply siders đưa ra bằng chứng cho thấy supply/production đang thu hẹp rất nhanh là căn nguyên của lạm phát thì tôi sẵn sàng thay đổi quan điểm. Riêng về khía cạnh deregulation của Reaganomics tôi hoàn toàn ủng hộ, VN đang quá thừa những regulation vừa không cần thiết vừa không hiệu quả.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
NEER/REER Update
Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...
-
Cuối tuần trước Jenner & Block, công ty luật được tòa xử vụ phá sản Lehman Brothers năm 2008 chỉ định khám định sổ sách của công ty này,...
-
Bác Lai Tran Mai nhờ tôi giới thiệu với các bạn loạt bài giảng của bác ấy về các quan hệ vĩ mô của một nền kinh tế, cám ơn bác. Tôi đã tạo m...
-
Tôi đã nghe nói nhiều về CES, một cuộc triển lãm hàng điện tử ở Las Vegas. Hôm nay nghe một podcast của NPR mới biết đến một cuộc triển lãm...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét