Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Input-output model



Note: Entry này xếp vào loại wonkish (từ của Krugman) vì có nhiều khái niệm chuyên môn mà tôi chưa/không thể dịch/giải thích được một cách dễ hiểu cho bạn đọc phổ thông.


IO model được phát triển bởi Wassily Leontief là một trong những mô hình vĩ mô đầu tiên của kinh tế học hiện đại. Về cơ bản đây là một hệ phương trình (linear) mô tả mối liên hệ giữa input và output của từng ngành sản xuất trong nền kinh tế (các bạn có thể xem chi tiết hơn tại Wikipedia). Vì input của một ngành có thể là output của nhiều ngành khác, bất kỳ một thay đổi nào trong một ngành (vd productivity tăng, thuế thay đổi, công nghệ thay đổi...) đều có sự "lan tỏa" ra các ngành khác, không trực tiếp cũng gián tiếp. Bởi vậy ứng dụng quan trọng nhất của mô hình này là tính các "chỉ số lan tỏa" (multiplier) của từng ngành, nghĩa là ảnh hưởng khi nó thay đổi vào các ngành khác.

Trong vài năm gần đây anh Bùi Trinh, một chuyên gia hàng đầu về mô hình IO của VN, đã có nhiều bài nghiên cứu đánh giá chỉ số lan tỏa của các ngành trong nền kinh tế VN (ngành ở đây phải hiểu bao gồm cả chính phủ, xuất nhập khẩu và tiêu dùng). TBKTSG vừa công bố kết quả một nghiên cứu mới của anh Bùi Trinh và anh Hà Quang Tuyến tính toán các chỉ số lan tỏa của một số ngành với xuất nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu từ mô hình IO của VN cho thấy từ khi VN gia nhập WTO chỉ số lan tỏa của các ngành sản xuất, đặc biệt của đầu tư, vào nhập khẩu tăng mạnh, trong khi đó chỉ số lan tỏa của tiêu dùng cuối cùng (gián tiếp vào nhập khẩu) lại giảm. Do vậy các tác giả của bài báo kết luận phải rất cẩn trọng khi đề suất phá giá để giảm nhập khẩu và kích thích xuất khẩu bởi vì nếu nhập khẩu giảm vì tác động của phá giá sẽ làm giảm đầu tư, trong khi tác động từ giảm tiêu dùng vào nhập khẩu nhỏ nên tổng cầu sẽ phải giảm mạnh nếu muốn nhập khẩu giảm.

Tôi rất trân trọng bài nghiên cứu nghiêm túc và khoa học này của anh Bùi Trinh và anh Hà Quang Tuyến, tuy nhiên tôi hi vọng một số tác giả khác sẽ công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phá giá vào cán cân xuất nhập khẩu sử dụng những mô hình không phải IO model để so sánh. Theo tôi biết ở VN hiện còn 2 nhóm chuyên gia sử dụng 2 loại mô hình vĩ mô khác có khả năng nghiên cứu những vấn đề tương tự như mô hình IO. Nhóm mô hình thứ nhất là computable general equilibrium (CGE), là một dạng mở rộng của mô hình IO, tôi biết ít nhất ở VN có chị Phạm Lan Hương (CIEM) là một chuyên gia giỏi về CGE. Khác với IO phải giả định tỷ lệ input/output cho từng ngành cố định, các mô hình CGE cho phép tỷ lệ này thay đổi khi giá tương đối thay đổi. Điều này rất quan trọng với những input có elasticity cao và/hoặc khi giá tương đối có thay đổi lớn (vd phá giá 8.5%). Chính vì sự "mềm dẻo" này của CGE nên nhiều nghiên cứu cho thấy multipliers tính theo CGE khác rất xa so với tính theo IO. Bởi vậy những kết luận của anh Bùi Trinh và Hà Quang Tuyến cần phải được so sánh với kết quả từ các mô hình CGE để kiểm tra robustness.

Nhóm mô hình thứ hai là các mô hình macroeconometric (ME), VN có các chuyên gia như Võ Trí Thành, Đinh Hiền Minh (CIEM). ME có cách tiếp cận rất khác so với IO/CGE, nó thường sử dụng mô hình IS/LM cổ điển với một vài ad-hoc relationships. Nếu IO/CGE đề cao vào structure của nền kinh tế thì ME nhấn mạnh vào số liệu thực tế thông qua econometric estimation (thường là VAR hoặc SVAR). Lợi thế quan trọng nhất của ME là đa số các mô hình nhóm này đều là mô hình dynamic, nghĩa là có thể đánh giá tác động của chính sách theo thời gian chứ không phải chỉ từ equilibrium này sang equilibrium khác (thực ra CGE cũng có một nhóm có tính chất dynamic). Bởi vậy những hiện tượng như độ trễ của chính sách hay J-curve sau khi phá giá (current account sẽ tệ đi trước khi được cải thiện) chỉ có thể đánh giá được bằng ME. Một thế mạnh nữa của ME là đa số các mô hình này sử dụng số liệu quí (quarterly) thay vì chỉ sử dụng số liệu của bảng IO vài năm mới được công bố một lần nên có độ trễ lớn. Do đó kết quả nghiên cứu dùng ME cập nhật hơn và phù hợp hơn cho những người làm chính sách.

[Hiện tại trào lưu phổ biến trong giới macro modeling trên thế giới là dynamic stochastic general equilibrium model (DSGE). DSGE thường được xây dựng trên New-Keynesian theory với 2 nền tảng chính là micro-foundation và explicit stochastic disturbances. DSGE như tên gọi của nó cũng xác định được dynamics của nền kinh tế và cũng dùng econometric estimation như ME. Tuy nhiên DSGE vẫn phải dựa vào calibration như IO/CGE vì structure không đơn giản như ME, đó cũng chính là điểm mạnh của nó so với ME. Tôi không rõ ở VN đã có chuyên gia nào về loại mô hình này chưa, nếu có đây sẽ là một alternative quan trọng cho IO/CGE.]

[Update: Còn một nhánh mô hình macro nữa tôi quên chưa đề cập đến là agent based model (tôi đã nói về ABM trong buổi offline với các bạn sinh viên kinh tế ở SG hồi tháng 1). Hướng nghiên cứu này tuy không mới nhưng chưa phổ biến ngay cả ở các nước phát triển. ABM là kết hợp của economisc và computer science (cụ thể là artificial intelligence) trong đó mô hình macro không còn giới hạn ở một hoặc một vài agents đại diện như trong các mô hình bên trên mà là một tập hợp rất lớn những agents cụ thể (công ty, người tiêu dùng, chính phủ) có hành vi được định trước và có thể thay đổi tùy theo diễn biến cụ thể (learning/adaptation capacity). ABM cho rằng một vài phương trình toán học dù phức tạp đến đâu cũng không thể diễn tả được một hệ thống phức tạp như nền kinh tế vĩ mô. Giải pháp của ABM là dùng computer để simulate những diễn tiến kinh tế có thể xảy ra cho một hệ thống gồm rất nhiều các agent khác nhau. Hi vọng trong tương lai không xa sẽ có những chuyên gia VN nghiên cứu sâu và xây dựng mô hình theo hướng này.]

Kinh tế học (đáng tiếc) là một ngành khoa học chưa hoàn chỉnh, sự bất đồng giữa các nhà kinh tế là không thể tránh khỏi nhưng cần thiết. Rất mong các nhà kinh tế VN có tinh thần minh bạch như anh Bùi Trinh và anh Hà Quang Tuyến, sẵn sàng chia sẻ và thảo luận các kết quả nghiên cứu của mình trên báo chí và các diễn đàn công cộng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...