Hơn 2 năm trước tôi đã blog về việc Bloomberg dựa vào Freedom of Information Act của Mỹ khởi kiện Fed về việc Fed không chịu công bố các khoản cho vay thông qua discount window. Cuối cùng Bloomberg đã thắng kiện và tuần này Fed buộc phải công bố 25000 khoản cho các NHTM vay trong giai đoan 2007-2010.
Trong suốt 2 năm qua Fed vẫn luôn chống lại yêu cầu phải công bố thông tin, viện lý do là việc công bố danh tính các ngân hàng phải vay vì lý do liquidity qua discount window sẽ làm các ngân hàng ngần ngại sử dụng công cụ này. [Trái lại ở VN các NHTM rất khó khăn khi muốn vay qua công cụ tái chiết khấu/tái cấp vốn]. Ngay cả khi đã thua kiện, Fed vẫn tiếp tục cho rằng công bố thông tin sẽ có hại cho hệ thống ngân hàng. NY Fed, trên một blog mới mở (là blog thứ hai trong hệ thống Fed sau macroblog của Fed Atlanta), đưa ra thêm ba lý do chống lại việc công bố thông tin và bảo vệ cho discount window.
Thứ nhất, trong giai đoạn khủng hoảng có công bố thông tin hay không các NHTM cũng không đánh giá được tình trạng thanh khoản và rủi ro của các đối tác, do vậy kênh interbank sẽ không còn tác dụng. Thứ hai, khả năng các NHTM khi phát hiện ra một ngân hàng nào đó gặp khó khăn thanh khoản có thể sẽ bắt chẹt hoặc thậm chí "đánh hội đồng" để ngân hàng bị khó khăn phải bán tháo tài sản và do đó những ngân hàng còn lại được hưởng lợi. Thứ ba, trong giai đoạn khủng hoảng ngay cả nến các NHTM không muốn "chơi xấu" đối thủ của mình họ cũng phải tự bảo vệ bằng cách giữ liquidity cho chính mình thay vì cho các ngân hàng khó khăn vay.
Bài viết trên blog của NY Fed rõ ràng là để biện minh cho việc bị thua kiện Bloomberg, nhưng cũng rất đáng đọc cho những ai quan tâm đến central banking.
Update (4/4): NYT và The Economist có 2 bài về sự kiện này, cả hai đều có vẻ bênh Fed. Tuy nhiên một lập luận khá có lý là nếu Fed lo ngại về vấn đề stigma cho các ngân hàng thì thông tin vay qua discount window có thể được release chậm lại (1-2 năm).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét