Bạn Anonymous (Mar 21 1:06AM) trong entry trước thắc mắc về tác động của đổi tiền vào nền kinh tế. Đúng ra "đổi tiền" ở đây phải hiểu là "đổi tiền kiểu thời bao cấp 70-80 ở VN" để phân biệt với các hình thức "đổi tiền" (currency reform) khác trên thế giới. Ví dụ lần "đổi tiền" lớn nhất trong lịch sử nhân loại diễn ra năm 1999 khi 11 nước châu Âu chuyển sang sử dụng đồng euro hay như Nga chuyển sang đồng rúp mới năm 1998 thay cho đồng rúp của Liên xô cũ. Những lần đổi tiền như vậy về bản chất chỉ là thay một đồng tiền mới cho một đồng tiền cũ, có thể thay đổi con số biểu kiến trên tờ tiền (redenomination) nhưng về cơ bản không làm thay đổi wealth của người giữ tiền.
Đổi tiền ở VN trước đây (và ở North Korea năm ngoái) ngoài việc thay đổi hình thức của tờ tiền và denomination (vd 100 đồng cũ bằng 1 đồng mới) còn có tác động vào wealth thông qua việc hạn chế số lượng và thời gian người dân được đổi từ tiền cũ sang tiền mới. Nói một cách "trần trụi" là nhà nước "tịch thu" một phần của cải của người dân trong những lần đổi tiền như vậy, hay nói "văn hoa" hơn là nhà nước đánh một loại thuế một lần vào những người giữ nhiều tiền mặt.
Ở đây tôi không bàn về tính đúng/sai hay hợp pháp/không hợp pháp của cách thức đổi tiền này. Xét về tác động kinh tế đó là một negative demand shock vì người dân bị mất một lượng của cải mà đáng ra họ có thể dùng để chi tiêu. Mặc dù nhà nước "đánh thuế" nhưng sắc thuế này không làm thay đổi current budget mà chỉ là một dạng restropective tax, nghĩa là để bù đắp cho thâm hụt trong quá khứ.
Về supply side, nền kinh tế cũng bị negative shock vì một lượng liquidity lớn bị rút khỏi lưu thông. Nên nhớ lý do quan trọng nhất mà chính phủ quyết định đổi tiền kiểu này là để chống siêu lạm phát nên mục tiêu của đổi tiền là rút bớt liquidity (ngày xưa các bác NHNN đã là học trò của Milton Friedman :-)). Khi cả AS và AD đều giảm thì kinh tế sẽ suy thoái hoặc chí ít tăng trưởng chậm lại. Nếu AS giảm nhanh hơn AD như những lần đổi tiền trước ở VN và lần vừa rồi ở North Korea, lạm phát sẽ tăng trở lại. Hơn nữa khi kinh tế suy giảm, thu ngân sách sẽ giảm và thâm hụt càng nặng thêm, do đó khả năng in tiền để chính phủ chi tiêu càng cao, nghĩa là mục tiêu đổi tiền để chống lạm phát sẽ thất bại.
Tuy nhiên không phải tất cả các lần đổi tiền để chống lạm phát trên thế giới đều thất bại. NPR có một podcast rất thú vị về lần đổi tiền của Brazil năm 1994. Chỉ trong vòng 6 tháng Brazil đã chấm dứt được siêu lạm phát (lúc đỉnh điểm lên đến 80%/tháng) bằng một kế hoạch đổi tiền "vô tiền khoán hậu" trong lịch sử kinh tế thế giới. Một ngày nào đó biết đâu bài học này của Brazil lại có ích cho VN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét