Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

The redback


The Economist 2 tuần trước có một loạt bài nhân chuyến thăm Mỹ của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trong đó có một bài về tương lai của đồng RMB với tiêu đề "The rise of the redback". Khác với đồng USD luôn có mầu xanh ở mặt sau (nên có tên lóng là greenback), đồng yuan TQ có nhiều màu khác nhau và "redback" là ám chỉ đồng có mệnh giá cao nhất 100 yuan. [Nếu cũng lấy chuẩn của đồng tiền có mệnh giá lớn nhất thì VNĐ sẽ được gọi là "greenback" :-)]

Câu hỏi mà The Economist đặt ra là đến khi nào đồng redback sẽ qua mặt đồng greenback trong vai trò đồng tiền thanh toán quốc tế. Một câu hỏi tương tự đã từng được đặt ra cho đồng yên Nhật trước đây, và gần đây hơn là đồng euro. Mặc dù đồng USD đang chiếm thế thượng phong trên thị trường tài chính quốc tế, cả JPY lẫn EUR đều có sự hiện diện nhất định dù không lớn như share của 2 nền kinh tế này, không như CHY cho đến thời điểm này vẫn gần như một con số không dù TQ đã vượt Nhật về GDP. Lý do của sự vắng mặt này của CNY chính là chính sách kiểm soát tài khoản vốn và kiểm soát tỷ giá của TQ. Chính sách này đã có mặt tích cực trong suốt 20-30 năm qua, nhưng gần đây đã đẩy TQ vào một "dollar trap".

TQ hiện đang tìm cách thoát ra khỏi dollar trap bằng cách khuyến khích các nước sử dụng CNY làm đồng tiền giao dịch thương mại với TQ. Điều này đòi hỏi TQ phải bơm CNY ra thị trường tài chính quốc tế bằng cách này hay cách khác. Đến thời điểm này, ngoài một số swap lines nhỏ và có vẻ chưa active với một số central banks, TQ đang sử dụng Hong Kong như một bước đệm để tránh phải mở cửa capital account. TQ cho phép các công ty mainland phát hành trái phiếu trên thị trường HK (gọi là dim sum bonds) định giá bằng đồng CNH, nghĩa là một dạng đồng yuan trung gian chỉ lưu hành ở HK. Vì capital account vẫn đóng nên tỷ giá của CNY và CNH không nhất thiết bằng nhau, thường thì CNH cao hơn. Nếu tốc độ bơm CNY thông qua CNH vẫn giữ như thời gian vừa qua (tổng số CNH deposit mới chỉ bằng 0.5% CNY deposit) thì chắc phải vài chục năm nữa CNY (hay CNH) mới có thể cạnh tranh được với USD đang được lưu hành ngoài Mỹ.

Tất nhiên TQ có thể đẩy mạnh tốc độ cung đồng redback ra bên ngoài với hai điều kiện quan trọng. Thứ nhất TQ phải giảm tốc độ cung CHY trong mainland để cung CNH không gây ra sức ép lên lạm phát. Điều này kéo theo domestic credit của TQ phải giảm, cũng có nghĩa tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm sút. Về mặt kinh tế đây có thể là điều tốt cho TQ vì hiện tại nền kinh tế này có credit growth vượt 20% và tỷ lệ đầu tư/GDP hơn 40%, rất mất cân bằng. Tuy nhiên về mặt chính trị tốc độ tăng trưởng là điều chính phủ TQ khó có thể "hi sinh" mặc dù có thể đây là điều không thể tránh khỏi. Thứ hai, TQ phải chấp nhận đồng CNY sẽ lên giá nếu muốn foreigners chấp nhận nắm giữ đồng redback. Đây cũng là điều chính phủ TQ cố gắng tránh trong suốt mấy năm vừa rồi và có vẻ chẳng hề muốn CNY tăng giá nhanh hơn. Đó cũng là dilemma của số dự trữ ngoại tệ đã gần $3 trillion, tăng giá CNY cũng đồng nghĩa mất một phần số dự trữ đó. Tóm lại mặc dù chính phủ TQ đang tìm cách quốc tế hóa CNY, thời điểm đồng tiền này qua mặt USD có lẽ còn khá xa nếu chỉ nhìn từ phía TQ.

Ngược lại, nếu nhìn từ phía Mỹ thì đồng USD cũng khó có thể tụt xuống hạng hai một sớm một chiều. Đây là quan điểm của Barry Eichengreen trong một quyển sách vừa xuất bản của ông. Theo tác giả này, đồng USD đã soán ngôi của đồng Bảng Anh trong 1-2 thập kỷ đầu của thế kỷ 20 không phải vì GDP của Mỹ vượt Anh mà chính vì sự ra đời của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) song song với sự thoái ngôi của London khỏi vai trò trung tâm tài chính lớn nhất thế giới cho New York. Tất nhiên điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của New York là sự phát triển của thị trường tài chính ở đây, bao gồm cả sự lớn mạnh của institutions lẫn sự gia tăng số lượng và chất lượng của các loại financial assets. Không chỉ Eichengreen mà nhiều tác giả khác cũng nhận thấy chỉ riêng số lượng các loại financial assets mà các nhà đầu tư có thể tin tưởng bỏ tiền vào ở Mỹ vẫn và sẽ còn vượt xa tất cả các thị trường khác. Dù chính phủ Obama có muốn hay không đồng USD vẫn chưa thể thóa trào chỉ đơn giản vì chưa có một thị trường tài chính nào thay thế được New York.

Nói vậy nhưng Eichengreen cảnh báo chính đồng USD sẽ nhanh chóng đánh mất vị trí số một của mình nếu Mỹ không có biện pháp giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách trong tương lai do liabilities của social security quá lớn. Một khi khủng hoảng nợ công xảy ra đồng USD sẽ tuột dốc không phanh kéo theo cả thế giới rơi vào khủng hoảng. Lúc đó dù CNY có trở thành số một, ngôi vị đó cũng chẳng còn hữu ích gì cho TQ hay một quốc gia nào khác.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...