Tác giả Minh Sơn của VEF tường thuật: "Trước Tết, Ngân hàng Nhà nước cho biết, nếu CPI tháng 2/2011 tăng khoảng 1,4% thì lãi suất cơ bản sẽ được điều chỉnh giảm". Ở đây chưa bàn về việc liệu chính sách tiền tệ có nên chỉ nhìn vào một con số lạm phát hay không, giới kinh tế gọi cách hoạch định chính sách kiểu này là "nhìn vào gương chiếu hậu".
Chính sách tiền tệ/kinh tế phải được tính toán trên các dự báo kinh tế trong tương lai, tất nhiên phải dựa vào những gì đã xảy ra nhưng đó chỉ là một phần dữ kiện. Lạm phát tháng 2 dù có dưới 1.4% nhưng không khó có thể dự báo lạm phát sẽ gia tăng do hậu quả của đợt phá giá vừa rồi cũng như những kế hoạch tăng giá điện, nước, xăng dầu sắp tới (tôi nghĩ NHNN/chính phủ phải "dự báo" được những điều này ở thời điểm trước Tết). Hoạch định chính sách theo quan điểm "forward looking" có thể dịch ra tiếng Việt là "nhìn xa trông rộng".
Update (23/2): Đọc bài này xong thấy giới kinh doanh có "forward looking" hơn các nhà hoạch định chính sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét