Nhà báo Nguyễn Vạn Phú thắc mắc về việc các báo nước ngoài đưa tin về vụ phá giá vừa rồi của VN đăng 3 con số khác nhau: 9.3%, 8.5% và 7%. Báo chí VN đa số viết 9.3% (=20693/18932-1), một số nói đúng đó là tỷ lệ "điều chỉnh tỷ giá của 1 USD", nghĩa là đồng USD "lên giá" 9.3% (chứ không phải VNĐ "mất giá" 9.3% - sự khác biệt giữa lên giá và mất giá này gọi là "base effect"). Cách nói này tương đương như khi nói giá vàng hay một loại hàng hóa nào đó tăng thêm 10%, ở đây phải hiểu USD, vàng hay một loại hàng hóa nào đó được định giá bằng VNĐ.
Tuy nhiên các báo nước ngoài không sai khi nói VNĐ mất giá 8.5%, đó là vì trên quan điểm của một người Mỹ 1 VNĐ có giá 0.00005282 USD (=1/18932) trước khi phá giá nay còn 0.00004833 USD (=1/20693). Theo convention của giới kinh tế, khi nói một đồng tiền bị phá giá thì tỷ giá phải tính theo số USD cần để mua một đơn vị nội tệ. Con số 8.5% (=[1/20693]/[1/18932]-1) là số chính xác khi nói về VNĐ bị phá giá (dấu âm được ngầm hiểu trong trường hợp phá giá). Tất nhiên quyết định phá giá là của nhà nước nên phải dùng tỷ giá chính thức do nhà nước công bố (official rate), tỷ giá chợ đen hay tỷ giá đã tính đến biên độ giao dịch không phải tỷ giá chính thức. Do đó nếu nói VN phá giá 7% (tính theo tỷ giá ở biên độ tối đa) thì không đúng theo convention này.
Ngược lại với convention của giới kinh tế, market convention đối với đa số các đồng tiền trên thế giới là quote giá của 1 USD bằng nội tệ (trừ tỷ giá của một số đồng tiền như Euro, Bảng Anh, đô Úc...). Do vậy kết hợp cả 2 convention nói trên thì phải nói VN phá giá nội tệ 8.5% từ 18932 xuống 20693. Tương tự như vậy, ví dụ của anh Phú sẽ là VN phá giá 50% đồng nội tệ từ 20K xuống 40K (ngầm hiểu là từ 1/20 xuống còn 1/40).
Một market convention nữa trên thị trường FX là cách viết các cặp ngoại tệ. Trong trường hợp VNĐ khi nói tỷ giá là 20693 có nghĩa là 20693 VNĐ/1 USD, hay VNĐ/USD. Nhưng market convention phải viết là USDVND. Tương tự như vậy, EURUSD có nghĩa là số USD cần để mua 1 Euro, hay USDJPY là số yên Nhật cần để mua 1 USD.
Update (18/2): Bác Nguyễn Văn Tuấn cũng đề cập đến 2 con số 9.3 và 8.5%. Đề nghị của bác Tuấn dùng số trung bình hay chuyển sang log return thay vì arithmetic return là một cách các nhà kinh tế đã dùng lâu nay vì sự thuận tiện của nó. Tuy nhiên convention trong giới tài chính (không phải academic) và kế toàn vẫn là arithmetic return.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét