Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

November



Trong khi các ngân hàng trung ương lớn thời gian gần đây rất predictable, kể cả Fed với QE II, dường như RBA của Úc đang thích chơi trò ú tim với market. Tháng trước RBA giữ nguyên lãi suất khi tất cả mọi người cho rằng lãi suất sẽ tăng, tháng này thì ngược lại. Có vẻ RBA càng ngày càng "phụ thuộc" vào động thái của BPoC chứ không phải Fed nữa, i.e. tăng lãi suất khi TQ và các "vệ tinh" ở châu Á thắt chặt tiền tệ. PBoC tháng này tăng RRR 2 lần liên tục, còn Ấn độ, Hàn quốc, Thailand, Philippines, Indonesia đều tăng lãi suất. Những nước châu Á này có vấn nạn chung là lạm phát bất ngờ tăng cao trong khi hot money vẫn tiếp tục chảy vào bất chấp nhiều biện pháp cấm cản, vd Taiwan đã giới hạn foreign investors chỉ được mua tối đa 30% một đợt bond do chính phủ nước này phát hành.

Tất nhiên quan chức của các ngân hàng trung ương nói trên, đặc biệt là PBoC, chỉ thẳng Fed và QE II là tội đồ của cả hai vấn nạn lạm phát và hot money. TQ thậm chí còn tố ngược Mỹ đang cố tình phá giá đồng USD, vào hùa với các conservative economists phản đối lại QE II của Bernanke. Chớ trêu là đồng USD bất ngờ quay đầu tăng trở lại ngay sau khi $600b QE II chính thức ra mắt, làm chưng hửng cả những người chỉ trích Fed lẫn những người ủng hộ Bernanke. Lý do tất nhiên là Ireland, quốc gia duy nhất đã cam kết bảo lãnh toàn bộ banking liabilities sau khi Lehman phá sản, điều mà Simon Johnson cho rằng đã đặt cược toàn bộ nền kinh tế nước này để cứu vài ông chủ ngân hàng Anh/Đức/Pháp.

Ấy vậy nhưng cho đến giữa tháng 11 các quan chức Ireland vẫn khăng khăng không chịu yêu cầu EU bailout, họ nói chúng tôi có đủ tiền tiêu đến giữa năm 2011. Thậm chí có người còn cho rằng EU cố tình ép Ireland chấp nhận bailout và kèm theo một gói austerity hà khắc như là một hình thức trả đũa chính sách thuế ưu đãi trong những năm trước đây nhằm biến nước này thành một tax haven ngay trong lòng EU. Sự dùng dằng giữa Ireland và EU chỉ chấm dứt khi Ireland tỉnh ngộ ra rằng càng cứng đầu càng bị dồn vào chân tường vì yield spread và CDS spread không quan tâm đến balance sheet của họ mà thị trường chỉ nhìn xem đến khi nào ECB sẽ chấm dứt bơm tiền cho Ireland thông qua mua vào Irish bonds. Ireland hiểu rằng sự kiên nhẫn của Jean-Claude Trichet có giới hạn.

Trên thực tế ECB đã ngấm ngầm thực hiện QE từ giữa năm 2009 đến nay, hay ít nhất từ tháng 5/2010 sau khi Hi lạp sụp đổ với lời tuyên bố coi government bonds của các nước thành viên như nhau dù yield spread có chênh lệch hàng trăm basis points. Bruce Krasting có lý khi cho rằng Bernanke & Co quá kém về mặt PR so với Trichet & Friends dù Bernanke đã yếu ớt phủ nhận gọi chương trình mua $600b Treasury notes là quantitative easing. Trong khi TQ và các emerging markets đổ lỗi cho QE II chẳng ai để ý rằng ECB vẫn tiếp tục mua vào long-term government debts của các nước trong EMU. Trichet dù đang nới lỏng tiền tệ hết cỡ để cứu vãn đồng Euro khi một fiscal union cho EMU còn quá xa với, ECB và vị chủ tịch người Pháp này vẫn được tiếng là hawkish. Nếu sang năm lạm phát bùng phát ở các nước phát triển, Trichet sẽ không hề hấn gì trong khi Bernanke chắc chắn sẽ mất ghế bởi một QH Mỹ đã rơi vào tay hawkish Republicans.

Chính xác hơn Republicans mới chiếm được đa số ở Hạ viện, nhưng quan trọng là Tea Party/extreme conservatism đã thắng thế. Obama/Democrats sẽ phải chấp nhận giảm thuế cho 100% dân Mỹ, thay vì chỉ giảm cho 98% (2% còn lại có thu nhập trên 1 triệu USD/năm), để đổi lại unemployment insurance sẽ được tiếp tục kéo dài cho 9.8% unemployed labour force. Các chính sách kinh tế chưa cần biết đúng sai nhiều khi là con tin cho chính trị. Nhưng có lẽ như thế còn tốt hơn là cả một nền kinh tế bị làm con tin cho một ông đại tướng 29 tuổi ở một trong những "thành trì" cuối cùng của CNXH. May thay, triều đại họ Kim ở đất nước Kim chi Bắc sắp chấm dứt nếu thông tin của Wikileak chính xác, TQ đã tính đến phương án thống nhất bán đảo này không phải bằng "Nam tiến" mà là chiều ngược lại.

Trước khi một "happy ending" xảy ra, thế giới chắc sẽ phải chiêm ngưỡng thêm vài màn "pháo hoa" trên bán đảo Triều tiên và một vài cuộc "gold rush" nữa không có gì khó đoán. Có lẽ vì vậy ngay trước thềm G20 meeting ở Seoul, Chủ tịch WB Robert Zoellick đã ngụ ý giới central bankers nên quan tâm hơn đến gold standard, làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ của nhiều kinh tế gia cả left-wing lẫn right-wing. Cũng may, như NPR blog tóm tắt kết quả cuộc họp thượng đỉnh này: "G20 ends, everybody goes home" - dịch ra tiếng Việt: "Thỏa thuận quan trọng nhất của G20 là chẳng có thỏa thuận gì cả, giải tán".


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...