Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

Gold ETF


Trong khi tôi vẫn cho rằng phát hành TIPS và tạo liquidity cho thị trường này là giải pháp dài hạn cho tình trạng vàng/đô la hóa của nền kinh tế, trước mắt SBV và SSC có thể chữa cháy cho những cơn sốt vàng của VN bằng cách cho phép mở một Gold ETF trên sàn chứng khoán VN. ETF - Exchange Traded Fund, là một quĩ đầu tư mở có cổ phần được giao dịch tự do trên sàn chứng khoán. Gold ETF có một mục tiêu duy nhất là đảm bảo giá trị của quĩ (NAV) tăng lên/giảm xuống đúng bằng giá vàng (nguyên tắc của index fund), do đó giá cổ phiếu của ETF cũng tăng/giảm theo giá vàng. Nếu nhu cầu cổ phiếu tăng quá mạnh thì ETF manager/trustee sẽ phát hành thêm cổ phiếu (tăng NAV). Để đảm bảo NAV tăng giảm theo giá vàng, các gold ETF thường mua vàng physical và/hoặc mua gold derivatives (mua bán paper gold trên các sàn vàng cũng là một dạng gold derivatives).

Có 2 lợi ích của việc mở gold ETF so với nhập vàng physical về bán cho dân. Thứ nhất ETF có thể (nếu được SBV/SSC đồng ý), tham gia các sàn vàng quốc tế và/hoặc mua bán gold futures để đảm bảo NAV tăng/giảm đúng theo giá vàng mà không nhất thiết phải mua vàng physical. Lượng ngoại tệ chuyển ra ngoài để mua paper gold/gold futures nhỏ hơn rất nhiều so với NAV vì có thể leverage, do vậy giảm bớt sức ép lên thị trường ngoại hối. Số physical gold của ETF này sẽ có vai trò như một quĩ bình ổn vàng hoạt động song song với dự trữ vàng của SBV, giảm bớt gánh nặng bình ổn cho SBV. Thứ hai, share của ETF được giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhiều khả năng sẽ có khối lượng giao dịch lớn, nên sẽ tránh bị manipulate như trong trường hợp giá vàng trên thị trường tự do. Nhà đầu tư mua/bán ETF share sẽ chỉ quan tâm đến giá vàng thế giới chứ không lo lắng về tình hình giá vàng trong nước. Nhiều khả năng giá vàng trong nước sẽ gần với giá vàng quốc tế hơn vì hai thị trường này sẽ liên thông gián tiếp qua gold ETF (các tiệm vàng sẽ tham gia mua/bán ETF share). Các giao dịch được thực hiện trên thị trường chứng khoán nên sẽ loại bỏ nhiều loại rủi ro cho nhà đầu tư (vàng giả, bị trộm cắp, làm giá...).

ETF này có thể sẽ được một vài "đại gia" trong giới vàng bạc (SJC, PNJ) và một số ngân hàng lớn góp vốn ban đầu (seed money). Nếu chính phủ cho rằng bình ổn thị trường vàng là một nhiệm vụ quan trọng có thể giao cho SCIC tham gia. SSC/HOSE có thể duyệt dự án này nhanh chóng và cho listed thật nhanh. Nếu cần thiết có thể thuê các gold ETF managers đang hoạt động trên thế giới điều hành trong thời gian đầu, thậm chí mời họ tham gia góp vốn. Trong tương lai, SSC/HOSE có thể cho phép các institutions mở thêm 1-2 gold ETF khác nếu nhu cầu thị trường quá lớn.

Cho phép mở gold ETF sẽ là cách để SBV "đảo ngược" lại quyết định đóng cửa các sàn vàng của mình hồi đầu năm mà không ảnh hưởng nhiều đến credibility.

Update (12/11): Một bài viết rất hay về hoạt động của GLD, một gold ETF của Mỹ

Update (01/12): TQ đã đi trước VN, vừa cho phép mở một gold ETF trong nước bằng cách đầu tư thông qua các gold ETF ở bên ngoài.

Update (21/12): BIDV đã đề xuất mở một sàn giao dịch vàng do nhà nước (NHNN) quản lý. Về cơ bản đây không khác gì một gold ETF, đều là cách để nhà đầu tư trong nước có thể dễ dàng mua bán (chứng chỉ) vàng mà không nhất thiết phải có một lượng physical gold xuất/nhập qua biên giới kèm theo một lượng USD chảy theo chiều ngược lại. Gold ETF có thuận lợi là có thể triển khai nhanh dựa trên thị trường chứng khoán và hệ thống stock broker hiện tại. Sàn giao dịch vàng, nếu mở theo đề xuất của BIDV, có ưu thế là nhà nước có thể kiểm soát chặt hơn và dễ can thiệp hơn. Như tôi nói bên trên, cả hai cách này đều là đảo ngược lại quyết định đóng cửa các sàn vàng tư nhân hồi đầu năm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...