Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

Inflation target


Cách đây 5-7 năm nhiều policy makers của VN có một qui tắc rất lạ là lạm phát không được vượt quá tốc độ tăng trưởng, tôi còn nhớ nhiều đại biểu QH đã nhắc đến qui tắc này khi thảo luận và chất vấn các bộ trưởng. Có lẽ sau khi bị nhiều nhà kinh tế phản đối, qui tắc này dần dần rơi vào quên lãng và đến nay không còn ai nhắc đến nó nữa.

Ở ta là vậy còn ở tây trước đây nhiều central banks có inflation target khoảng 2%. Con số này ở đâu ra mãi đến giờ tôi mới biết đến một số empirical research liên quan đến vấn đề này, vd nghiên cứu này của IMF. Lập luận chính của các tác giả là inflation và growth có nonlinear relationship. Khi inflation thấp thì 2 đại lượng này có positive correlation, ngược lại inflation quá cao sẽ gây cản trở cho growth. Con số 2% là nằm trong khoảng 1-3% inflection range của các nước phát triển, còn với các nước đang phát triển là 11-12%.

Vừa rồi Oliver Blanchard, IMF chief economist, cho rằng có lẽ các central banks của các nước phát triển cần phải tăng inflation target lên khoảng 4% thay vì 2% như hiện nay. Lý do chính Blanchard đưa ra là với inflation target cao hơn, các CB sẽ có interest rate target cao hơn và do vậy sẽ giảm bớt nguy cơ lãi suất xuống gần giới hạn zero như trong cuộc khủng hoảng vừa qua. Paul Krugman ủng hộ ý tưởng này, đưa thêm một lý do nữa (mà nhiều macro textbook cũng nhắc đến) là một mức lạm phát vừa phải sẽ tránh cho các employer không phải cắt nominal wage khi kinh tế suy thoái. Lập luận này dựa vào hiện tượng money illusion (người ta tưởng được tăng lương khi nominal wage tăng nhưng thực ra inflation làm real wage không tăng) và có lẽ 2% là quá thấp để money illusion có tác dụng.

Một lý do nữa mà Krugman đã từng đề cập đến, và có lẽ Blanchard cũng đã nghĩ đến nhưng không nói ra, là dùng inflation để giảm tải áp lực các khoản nợ khổng lồ mà chính phủ các nước vừa rồi phải sử dụng để giải cứu hệ thống ngân hàng và kích cầu kinh tế (inflating debt away). Tất nhiên ý tưởng này làm điên đầu các nhà kinh tế neo-classical và Austrian như John Taylor hay Mike Shedlock. Thậm chí một số nhà kinh tế có xu hướng Keynesian cũng tỏ ý nghi ngờ (Free Exchange) hay không đồng ý (David Altig). Nhìn chung đây sẽ là một hot topic trong thời gian tới giữa các macroeconomist.

Quay lại VN, liệu con số nào là hợp lý cho inflation target? Chắc chắn các policy makers của VN không muốn quay về thời hyperinflation những năm 80, thậm chí không muốn thấy lạm phát hai chữ số. Trong vài ba năm gần đây có vẻ ngưỡng 7% là target của VN, dù luôn không đạt được. Tuy nhiên lạm phát của VN vẫn nằm dưới inflection range 11-12% mà IMF khuyến cáo cho các nước đang phát triển. Để kiểm chứng con số này của IMF, tôi thử reestimate mô hình trong bài nghiên cứu của IMF với số liệu của VN từ năm 1991 đến 2008 (có một số hiệu đính) và có kết quả như sau (trục X là inflection inflation, trục Y là RSS - càng nhỏ inflection point càng chính xác):
Như vậy với VN, inflection range vào khoảng 5-7% thấp hơn nhiều estimation của IMF, tuy cũng có một local minimum ở khoảng 11-13%. Nếu methodology của IMF đúng và số liệu/estimation của tôi chính xác, các policy makers của VN có lý khi đặt ra mục tiêu lạm phát không vượt 7% trong những năm vừa qua.

Note: Đây là version 2 đã update lại kết quả estimation (version 1 cách đây vài phút có một vài lỗi).


Update (09/03): Một nghiên cứu mới ủng hộ ý tưởng nâng inflation target lên 4% của Oliver Blanchard.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...