FX swap là một loại derivatives trong đó 2 bên tham gia đồng ý hoán đổi 2 loại ngoại tệ cho nhau trong một thời gian rồi sau đó sẽ hoàn trả lại khoản tiền ban đầu. Ví dụ công ty A có thể ký FX swap với bank B để đổi 1 triệu USD lấy 19 tỷ VNĐ ngày hôm nay, 3 tháng sau A sẽ trả lại B 19 tỷ VNĐ và nhận lại 1 triệu USD. Tất nhiên A phải trả phí và lãi suất cho B nếu lãi suất của USD và VNĐ khác nhau. Vì swap là một loại derivatives và qui tắc kế toán của nhiều nước không/chưa buộc phải đưa các loại contingent liability vào balace sheets nên nhiều công ty, ngân hàng dùng derivatives để che dấu các transactions thực. Trong ví dụ trên cả A và B đều có thể không ghi nhận hợp đồng FX swap này trong balance sheets của mình, A vẫn ghi 1 triệu USD còn B vẫn ghi 19 tỷ VNĐ trên mục assets.
Chính đây là một lỗ hổng để A và B có thể để ra ngoài sổ sách một khoản vay/cho vay bí mật. Giả sử thay vì hoán đổi 1 triệu USD lấy 19 tỷ VNĐ (theo tỷ giá hiện tại) sau khi ký hợp đồng swap, B chuyển cho A 20 tỷ VNĐ. Khi hợp đồng swap hết hạn A trả lại B 20 tỷ (+lãi suất, phí) và nhận lại 1 triệu USD. Như vậy trên thực tế B cho A vay 1 tỷ VNĐ không thế chấp và khoản vay này không xuất hiện trên balance sheets của cả A và B như đã nói ở trên. Tất nhiên cả A và B đều có lợi khi đi vay/cho vay chui như vậy vì debt/equity ratio của A không tăng, trong khi B không phải tăng reserve. B phải chấp nhận credit risk của A nhưng có thể mua bảo hiểm cho rủi ro này trên thị trường CDS.
Trên đây là một ví dụ giả tưởng, nhưng nếu bạn thay A bằng Greece, B bằng Goldman Sachs, 1 triệu USD bằng 10 tỷ USD và 19 tỷ VNĐ bằng 11 tỷ Euro thì đó là những gì báo chí đang bàn tán mấy ngày gần đây. Năm 2001 GS đã bí mật cho Greece vay 1 tỷ Euro thông qua FX swap như đã mô tả bên trên để giúp Greece đạt được yêu cầu của EU về tỷ lệ nợ chính phủ. GS sau đó cũng đã mua CDS để bao hiểm cho rủi ro Greece sẽ default. Đến giờ nhiều người cho rằng không chỉ có Greece mà một số nước có tỷ lệ nợ chính phủ cao cũng sử dụng cách này để che giấu bớt nợ. Tuy nhiên nợ nào thì vẫn là nợ, bạn có thể che dấu con số chính xác với người ngoài hay với các regulators (trong trường hợp của Greece là EU), nhưng bạn không thể tránh được gánh nặng trả nợ (và lãi suất), chưa kể rủi ro tiềm ẩn rất cao cho cả chủ nợ lẫn con nợ.
Hi vọng chính phủ VN chưa và sẽ không dùng chiêu này để giấu nợ, nhưng có lẽ giới doanh nghiệp và ngân hàng VN không lạ gì hình thức qua mặt regulator này (để cho vay vượt trần lãi suất hoặc mua bán ngoại tệ ngoài biên độ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét