Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2010
February
Thứ Năm, 25 tháng 2, 2010
Zhu Min
2009 revisited
Vào những ngày cuối năm 2008, cựu chủ tịch Fed Alan Greenspan, lúc đã mất rất nhiều uy tín vì bị cho rằng đã giữ lãi suất quá thấp và quá lâu sau cuộc suy thoái 2001, nhận định rằng cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ từ giữa năm 2007 đã vượt qua đáy. Khi đó không mấy ai tin Greenspan vì nhiều chỉ số thị trường và thống kê kinh tế vẫn tiếp tục xấu đi. Tuy nhiên , với kinh nghiệm thị trường và chính trường dầy dặn, Greenspan dường như đã nhận ra thị trường tài chính đang ổn định trở lại sau khi hàng trăm tỷ USD được đổ ra cứu các ngân hàng lớn ở Mỹ và châu Âu. Cuối tháng 12/2008, trong khi số liệu xuất khẩu của Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, những cường quốc xuất khẩu trước đó, suy giảm kỷ lục, Baltic Dry Index (BDI) - chỉ số về vận tải biển quốc tế - có dấu hiệu chạm đáy và bắt đầu nhích dần lên, báo hiệu sự hồi phục của thương mại quốc tế.
Trong giai đoạn cuối năm 2008, bên cạnh các chính sách giải cứu hệ thống tài chính, chính phủ nhiều nước đã đồng loạt tung ra các gói kích cầu khổng lồ, trung bình khoảng 3.16% GDP các nước. Trước đó hàng loạt ngân hàng trung ương đã phối hợp cắt giảm lãi suất mạnh, nhiều trường hợp xuống sát không. Không chỉ cắt giảm lãi suất thấp kỷ lục, đầu năm 2009, Ngân hàng Trung Ương Anh đã chính thức thực thi "nới lỏng số lượng" (quantitative easing - QE), trong khi Fed và ECB tiếp nối chính sách này không lâu sau đó. Đây là công cụ tiền tệ mà Ngân hàng Trung ương Nhật bản đã phải sử dụng chỉ vài năm trước đó khi nền kinh tế nước này rơi vào "bẫy thanh khoản" (liquidity trap).
Những biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ đúng theo sách giáo khoa của trường phái Keynes dường như đã phát huy hiệu quả. Mặc dù thị trường còn mất hai tháng đầu năm 2009 dò dẫm tìm đáy, cú hích cuối cùng của tân Bộ trưởng Tim Geithner với chương trình PPIP nhằm làm sạch bản cân đối tài sản của các ngân hàng Mỹ đã chính thức vực nền kinh tế Mỹ và cả thế giới ra khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Đại Suy thoái 1929-1933. Đầu tháng 3/2009, đương kim chủ tịch Fed Ben Bernanke tuyên bố đã nhìn thấy những "mầm non" (green shoots) phục hồi kinh tế. Mặc dù đa số các nhà bình luận nghi ngờ nhận định của Bernanke, kể cả các nhà kinh tế xuất xsắc nhất, tiên đoán này đã chính xác.
Bên cạnh sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán toàn thế giới, nhiều chỉ số phản ánh kỳ vọng kinh tế của giới doanh nhân như chỉ số PMI (purchansing managers' index), Leading Indicator của Conference Board đều vượt đáy trước và trong tháng 3/2009. Mặc dù nền kinh tế thực của Mỹ tiếp tục suy giảm trong hai qúy đầu năm, cuối tháng 5/2008 số lượng người nhận bảo hiểm thất nghiệp lần đầu (Initial Jobless Claims) đã đạt đỉnh, dấu hiệu mà Robert Gordon - thành viên của NBER Business Cycle Dating Committee - cho rằng suy thoái kinh tế sắp sửa chấm dứt. Cũng trong tháng 5/2009 chỉ số giá nhà đất S&P Case Shiller lập đáy, điều mà Dr. Doom Nouriel Roubini khẳng định là điều kiện tiên quyết để khủng hoảng tài chính có thể qua đi. Thị trường chứng khoán Mỹ chào đón sự phục hồi này bằng mức tăng trưởng 24% cho cả năm 2009 và gần 65% kể từ đáy vào tháng 3.
Mặc dù Trung Quốc đã và đang bị chỉ trích mạnh mẽ về chính sách giữ đồng Nhân dân tệ thấp (undervalued) để kích thích xuất khẩu và tăng trưởng, có thể nói việc nền kinh tế này đứng vững trong nửa đầu năm 2009 đã góp một phần quan trọng vào sự hồi phục của kinh tế thế giới. Với một gói kích cầu lớn và những can thiệp hành chính hiệu quả, Trung Quốc đã giúp cho giá dầu mỏ và các loại nguyên liệu thô không rơi tự do, gián tiếp ngăn chặn sự lây lan suy thoái lây lan ra nhiều nước đang phát triển và cả một vài nước phát triển như Úc và
Nhiều nhà kinh tế đã thất vọng với kết quả của các cuộc họp G20, một câu lạc bộ quyền lực mới của thế giới kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng G20 đã đem lại hai thành công quan trọng. Thứ nhất là một cam kết không chính thức của các nước lớn không dựng lên các rào cản thương mại, điều mà nhiều nhà kinh tế lo ngại sẽ đẩy cuộc khủng hoảng vào một cuộc Đại Suy thoái thứ hai do thương mại quốc tế sụp đổ. Bên cạnh đó, đối phó với các khó khăn tìm nguồn tín dụng xuất khẩu khi thị trường tài chính thế giới đóng băng, G20 cũng cam kết sẽ đưa ra một gói hỗ trợ tín dụng 250 tỷ USD thông qua các ngân hàng phát triển khu vực và IFC. Thành công thứ hai của G20 là giải phóng cho IMF được tự do hơn trong vai trò người cho vay cuối cùng bằng việc phát hành thêm 500 tỷ SDR và đưa ra chương trình cho vay vô điều kiện cho các nước gặp khó khăn thanh khoản ngoại tệ. Chỉ một Iceland cuối năm 2008 đã làm rung chuyển hệ thống tài chính nhiều nước châu Âu, nhưng với những biện pháp can thiệp và trấn an kịp thời, IMF đã góp phần ngăn không cho khủng hoảng lan ra hàng loạt các nước mới nổi ở ngoại vi châu Âu trong năm 2009 (Ireland, Hungary, Baltic States, Ucraine, Poland, Greece).
Nửa sau năm 2009, thời điểm các gói kích cầu phát huy hiệu quả mạnh nhất, nhiều nước đã chứng kiến sự quay đầu ngoạn mục của tăng trưởng GDP và một phần nào đó là tiêu dùng và đầu tư. Tuy nhiên thất nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng ở nhiều nước. Đã có một số nhận định rằng cuộc suy thoái này, là hậu quả của một cuộc khủng hoảng tài chính, sẽ phục hồi với tỷ lệ thất nghiệp cao (jobless recovery). Bên cạnh mối lo nạn thất nghiệp kéo dài, nhiều nhà kinh tế bắt đầu lo sự bùng nổ của lạm phát khi nhiều nước có tỷ lệ nợ quốc gia gia tăng và lãi suất vẫn tiếp tục được giữ ở mức thấp. Đã có những ý kiến kêu gọi các nước phải bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa. Mặc dù những khuyến nghị này gây ra nhiều tranh cãi, vào thời điểm cuối năm 2009 không còn ai nghi ngờ về cuộc khủng hoảng tài chính đã kết thúc và kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục.
Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010
Discount rate
FX swap
Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010
Gmail security
Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010
Inflation target
Thứ Năm, 11 tháng 2, 2010
First domino
Thứ Ba, 9 tháng 2, 2010
Data vintages
GNI
Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2010
Broken links
Thứ Năm, 4 tháng 2, 2010
Crowded trades
Thứ Tư, 3 tháng 2, 2010
PMI
Thứ Ba, 2 tháng 2, 2010
VND
NEER/REER Update
Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...
-
Cuối tuần trước Jenner & Block, công ty luật được tòa xử vụ phá sản Lehman Brothers năm 2008 chỉ định khám định sổ sách của công ty này,...
-
Bác Lai Tran Mai nhờ tôi giới thiệu với các bạn loạt bài giảng của bác ấy về các quan hệ vĩ mô của một nền kinh tế, cám ơn bác. Tôi đã tạo m...
-
Tôi đã nghe nói nhiều về CES, một cuộc triển lãm hàng điện tử ở Las Vegas. Hôm nay nghe một podcast của NPR mới biết đến một cuộc triển lãm...