Thứ Năm, 7 tháng 1, 2010

Risk vs stablility


Một thầy giáo của tôi, Gordon deBreuwer, có lần nhận định rằng một hệ thống tỷ giá thả nổi sẽ giúp người dân và doanh nghiệp làm quen với rủi ro tỷ giá, do đó họ sẽ học được cách phòng ngừa loại rủi ro này. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 97-98 ở châu Á, rất nhiều doanh nghiệp đã phá sản vì rủi ro tỷ giá, một phần vì họ chủ quan tin rằng chính phủ sẽ giữ tỷ giá cố định, một phần vì họ chưa từng phải đối mặt với rủi ro này nên chưa biết cách phòng chống thế nào.

Free exchange vừa có một bài về quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Fed và chỉ ra rằng dường như các chuyên gia của Fed đang rediscover Hyman Minsky, một nhà kinh tế có một lý thuyết về khủng hoảng và chu kỳ kinh tế khác hoàn toàn với kinh tế học chính thống. Theo Minsky các chu kỳ kinh tế và khủng hoảng tài chính là một phần tất yếu của kinh tế thị trường và được thúc đẩy chủ yếu bởi các yếu tố tâm lý (herd behaviour, emotion...). Cho nên chính các biện pháp của Fed nhằm promote stability sẽ càng làm tăng thêm sự chủ quan và giảm bớt khả năng phòng chống rủi ro của nền kinh tế.

Trong vụ các sàn vàng bị đóng cửa vừa rồi, lý do quan trọng nhất được NHNN đưa ra là hoạt động mua bán vàng trên tài khoản tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế. Quả thật sự kiện 11/11 cho thấy cả các nhà đầu tư/đầu cơ, các sàn vàng và các cơ quan quản lý chưa biết cách đối phó với loại rủi ro mới này. Do vậy để đảm bảo stability, lệnh cấm được đưa ra, không chỉ với các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước mà cả các tổ chức tài chính lớn đã được phép trade trên các sàn vàng nước ngoài. Không kể tính chất legality của các quyết định cấm này, theo quan điểm của Minsky và deBreuwer, không tập cho doanh nghiệp và người dân làm quen với rủi ro sẽ có hại về lâu dài. Có lẽ các policy makers của VN nên đọc bài này trên Vietnamnet.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...