Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010

2010 bet


Tháng 1 năm ngoái tôi đã tóm tắt 2 quan điểm ngược nhau của giới academic economists (Krugman) và giới WS economists về khả năng phục hồi kinh tế. Coi như đó là 2009 bet và kết quả thế nào mọi người đã rõ. Năm nay tôi chọn "2010 bet" là 2 quan điểm ngược nhau về tương lai kinh tế TQ, nhưng có lẽ đây sẽ là "the bet of the decade" chứ không phải "the bet of the year".

- Bear camp: James Chanos, một hedge fund manager đã từng nổi tiếng với dự đoán về vụ sụp đổ của Enron, cho rằng China sẽ là "Dubai times 1000 - or worse."

- Bull camp: Thomas Friedman, tác giả "Thế giới phẳng", cho rằng những thành quả kinh tế của TQ từ năm 1979 đến giờ chưa là gì so với tương lai của nền kinh tế nước này.


Tôi nghiêng về kèo Chanos, còn bạn?


Update (3/2): Ngày 3/2 mà đọc được câu này mới buồn chứ: "... I'd like to short the Communist Party", Thomas Friedman trong phần 2 của bài "Is China the next Enron?". Dường như Friedman muốn "hedge" câu này trong phần 1: "But it also has a political class focused on addressing its real problems...".

Update (4/2): Another must read from Michael Pettis. Bài này phản bác lại lập luận trong phần 1 của Friedman là không nên "short China" bởi vì nước này có $2trillion reserve. Pettis chỉ ra rằng trong thế kỷ 20 có 2 nước đã từng có foreign reserve/world GDP cao tương đương như China hiện tại (5-6% world GDP). Đó là Mỹ thập kỷ 20 và Nhật thập kỷ 80, cả 2 nền kinh tế đó đều rơi vào khủng hoảng nặng nề sau khi lên đến đỉnh. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là lịch sử sẽ lặp lại với China, tuy nhiên một lập luận quan trọng của Friedman đã bị bác bỏ.

Update (4/2): Free Exchange phản bác lại lập luận của Micheal Pettis bên trên, cho rằng China hiện tại khác xa Mỹ và Nhật trong những năm 20 và 80 của thế kỷ trước. Các problems mà Mỹ và Nhật gặp phải khi rơi vào khủng hoảng sẽ không/khó lặp lại với China.

Update (5/2): 10 myths about China.

Update (12/02): Dani Rodrik ước tính RMB hiện đang bị undervalued khoảng 25%. Nếu hiệu chỉnh điều này tăng trưởng GDP của TQ sẽ mất 2.15 điểm phần trăm mỗi năm.

Update (20/02): Một bài báo cũ nhưng rất chi tiết về tình hình dự trữ ngoại tệ của TQ và hệ quả của chính sách tỷ giá của TQ với nền kinh tế nước này và thế giới.

Update (23/03): Ronald McKinnon, một đại thụ trong international economics và cùng với Robert Mundell đưa ra OCA theory, cho rằng một tỷ giá USDRMB cố định sẽ tốt cho toàn thế giới về dài hạn. Trade imbalances sẽ tự động adjust thông qua wage/price inflation in China. Có lẽ McKinnon "quên" nhắc tới phía Mỹ, nếu inflation cần cho China thì deflation cần cho Mỹ để giảm dần imbalances. Vấn đề là liệu Mỹ có chấp nhận deflation hay không? Liệu phần còn lại của thế giới có chấp nhận cùng Mỹ deflate hay không?

Update (09/04): Chanos tiếp tục bi quan về TQ, cho rằng property bubble của TQ có thể sẽ vỡ trong khoảng cuối 2010, đầu 2011. Chanos cho biết 60% GDP của TQ phụ thuộc vào construction (tôi đoán ý Chanos là 60% của tăng trưởng GDP phụ thuộc vào tăng trưởng của construction).

Update (12/07): Stephen Roach, Morgan Stanley's Asia Chairman, cho rằng TQ không bị bubble vì authorities đã ngăn chặn được ảnh hưởng của real estate market sang real economy.

Update (20/12): Theo The Economist, Conference Board cho rằng GDP của TQ sẽ vượt Mỹ năm 2012 tính theo PPP. Trong khi đó Goldman Sachs đưa ra năm 2027 (sớm hơn so với forecast trước đây 2041) còn Standard & Chartered cho răng 2020 sẽ là thời điểm GDP tính theo market rate của TQ sẽ vượt Mỹ.

Update (7/4/11): Barry Eichengreen và 2 tác giả khác có một nghiên cứu chỉ ra rằng từ năm 1957 đến nay khi một nền kinh tế đạt đến $17000 per capita income (2005 price) thì sẽ tăng trưởng chậm lại khoảng 2%, đặc biệt với những nền kinh tế có undervalued real exchange rate trước đó.

Update (8/9/15): Chanos liệt kê 5 điều mọi người cần hiểu rõ về TQ: (i) số liệu tăng trưởng GDP của TQ không chính xác, (ii) Debt/GDP của TQ sẽ tiếp tục tăng và đó mới là điều đáng lo, (iii) TQ sẽ tiếp tục can thiệp tỷ giá đồng CNY để kích thích xuất khẩu, tình hình XK từ giữa năm 2015 xấu đi rất nhiều, (iv) tình hình chính trị nội bộ TQ đang thay đổi và đó là rủi ro lớn cho các nhà đầu tư, (v) nên short TQ gián tiếp.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...