Anh Nguyễn Vạn Phú đã có một bài tóm tắt hai ý tưởng trái ngược nhau của Allan Meltzer và Paul Krugman về vấn đề liệu kinh tế Mỹ sẽ bị lạm phát hay giảm phát cùng đăng trên NYT ngày 3/05. Sau đó Krugman lấy ví dụ lost decade của Japan để dạy cho Meltzer một bài học về deflation. Meltzer nóng mũi tuyên bố với Krugman rằng chính Krugman cần phải học lại, đơn giản vì Krugman sai lầm hoàn toàn về trường hợp Japan những năm 90s, thời gian mà Meltzer là tư vấn danh dự cho Bank of Japan.
Bỏ qua những lời lẽ nóng nảy trong bài phản hồi của Meltzer, có thể thấy Japan 90s khác với US 09 ở chỗ Japan có domestic saving rất lớn nên chính phủ Japan có thể có fiscal deficit lớn mà không phải đi vay từ bên ngoài. Ngoài ra cũng phải kể đến giai đoạn 90s là giai đoạn global inflation khá thấp và thị trường tài chính khắp nơi booming, do đó giữ cho đồng Yen không bị mất giá quá mạnh (thực tế đồng Yen lên giá lên tục trong nửa đầu thập kỷ 90). Hiện tại Mỹ có thể có fiscal deficit lớn dù domestic saving rất thấp vì đồng USD đang được coi là đồng tiền dự trữ quốc tế. Điều này cũng giúp đồng USD không bị mất giá trong giai đoạn khủng hoảng vừa rồi, thậm chí còn lên giá mạnh trong gần 6 tháng kể từ tháng 9/2008. Nếu đồng USD bị mất status này, dù chỉ một phần, khả năng Japan's lost decade chưa chắc đã xảy ra với Mỹ mà có thể sẽ có Zimbabwe thứ hai như Meltzer và nhiều người khác lo ngại.
Bởi vậy mới có câu hỏi Japan or Zimbabwe...
Update (08/05): Mark Thoma giải thích tại sao second Japan sẽ có nhiều khả năng hơn second Zimbabwe: "...doing just enough to keep troubled banks alive but never decisively solving the problem."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét