Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012
20/11
Các nhà kinh tế thường bị phê phán là nhìn đâu cũng chỉ thấy money, efficiency, inequality chứ không để ý đến những thứ như love, value, happiness mà đa số nhân loại quan tâm. Cá nhân tôi, xét trên khía cạnh nhìn khác với số đông, có lẽ cũng rất "political incorrect" với những ngày lễ lạt của VN như ngày 20/11. Suốt 10 năm đi học (thời tôi còn hệ 10 năm), không năm nào tôi không cảm thấy "khổ" khi phải chen chúc mua hoa/quà tặng thầy cô và nhất là phải nói những lời chúc rất sáo rỗng. Không phải tôi không kính trọng và biết ơn thầy cô của mình, nhưng với tôi một bó hoa rất "công nghiệp" và một lời chúc rất "công thức" không phải là công cụ để truyền tải lòng kinh trọng và biết ơn đó. Cách tốt nhất là sống theo đúng những giá trị mà thầy cô đã dậy: trung thực, đạo đức, biết hi sinh và đóng góp cho gia đình, cho cộng đồng, cho xã hội. Hãy sống làm sao để thầy cô của mình một ngày nào đó có thể tự hào nói cô đó/cậu đó là học trò của tôi. Không một hình thức vinh danh nào cao hơn thế.
Nếu bạn chia sẻ quan điểm bên trên của tôi, xin được đề xuất một điều vô cùng "political incorrect" nữa: hủy bỏ ngày 20/11 hàng năm. Không kể những lãng phí về thời gian, tiền bạc liên quan đến ngày này (chắc không nhỏ), lý do "tôn sư trọng đạo" của ngày 20/11 không hẳn đúng và cần thiết. Gốc gác của ngày 20/11 là ngày "Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo" do một tổ chức công đoàn quốc tế (FISE) đưa ra năm 1957. Ngày này, giống như ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) và Quốc tế Lao động (1/5) được phong trào Cộng sản du nhập vào VN đầu thế kỷ 20, có mục đích bảo vệ và liên kết đấu tranh cho quyền lợi của giới giáo viên. Ngay cả Quyết định 167-HĐBT năm 1982 chính thức chuyển ngày 20/11 thành ngày Nhà giáo Việt nam cũng không hề nhắc đến "tôn sư trọng đạo".
Thực ra truyền thống "tôn sư trọng đạo" đã có từ lâu và VN không cần ngày 20/11 để học sinh tỏ lòng kinh trọng thầy cô của mình. Nhiều người bạn quốc tế sau khi nghe tôi giải thích truyền thống "Mùng Ba tết thầy" của VN đều rất ngưỡng mộ nét văn hóa này. Học trò VN hàng bao thế kỷ nay đã có một ngày vô cùng hệ trọng cho quan hệ thầy trò, một ngày thực sự đến với các thầy cô, bày tỏ lòng biết ơn và thành kính. Tôi rất mong xã hội VN quay về với truyền thống này thay cho những buổi lễ hoành tráng và tốn kém, những buổi chiều, buổi tối 20/11 phụ huynh và học sinh đứng xếp hàng vào nhà thầy cô tặng hoa, tặng quà, tặng... phong bì. Dân tộc VN trước đây không hề chuộng hình thức, sáo rỗng, không hề lãng phí, thực dụng. Bỏ ngày 20/11 (và nhiều lễ lạt ngoại lai khác) sẽ là một "bước tiến" quay về quá khứ tốt đẹp đó.
Xin lỗi các bạn học trò và các thầy cô nào cảm thấy "bị xúc phạm" vì những suy nghĩ "political incorrect" bên trên của tôi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
NEER/REER Update
Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...
-
Cuối tuần trước Jenner & Block, công ty luật được tòa xử vụ phá sản Lehman Brothers năm 2008 chỉ định khám định sổ sách của công ty này,...
-
Bác Lai Tran Mai nhờ tôi giới thiệu với các bạn loạt bài giảng của bác ấy về các quan hệ vĩ mô của một nền kinh tế, cám ơn bác. Tôi đã tạo m...
-
Tôi đã nghe nói nhiều về CES, một cuộc triển lãm hàng điện tử ở Las Vegas. Hôm nay nghe một podcast của NPR mới biết đến một cuộc triển lãm...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét