Tuần trước giới blogger thế giới xôn xao về bài báo này của NYT, gần như tất cả các econblog quan trọng đều nhắc nó. Đây là một phóng sự khá dài của 2 phóng viên NYT nhằm tìm ra lý do tại sao Apple lại quyết định sản xuất iPhone ở TQ. Điều mà TQ chứ không phải bất kỳ nơi nào trên thế giới có thể trở thành contractor của Apple được 2 tác giả tóm lại trong câu này:
"After one executive left that meeting, he booked a flight to Shenzhen, China. If Mr. Jobs wanted perfect, there was nowhere else to go."Tất nhiên không phải TQ có technology vượt trội so với Mỹ hay Nhật hay Đức, điều mà chỉ TQ có là:
"Factories in Asia “can scale up and down faster” and “Asian supply chains have surpassed what’s in the U.S."Vế thứ nhất, "can scale up and down faster", nghĩa là Foxconn có thể thuê thêm 3000 công nhân trong một đêm hay tuyển 8700 kỹ sư bậc trung trong vòng 15 ngày so với 9 tháng nếu Apple phải tuyển ở Mỹ. Dù bài báo không đề cập đến nhưng tất nhiên Foxconn có thể sa thải từng đó công nhân và kỹ sư trong khoảng thời gian cực ngắn như vậy. Vế thứ hai về supply chain:
“The entire supply chain is in China now,” said another former high-ranking Apple executive. “You need a thousand rubber gaskets? That’s the factory next door. You need a million screws? That factory is a block away. You need that screw made a little bit different? It will take three hours.”Nhưng làm thế nào TQ có thể xây dựng được một chuỗi supply chain mạnh như vậy? Tất nhiên phải kể đến các industrial policy của chính phủ nước này mà bài báo đã đề cập đến, vd một xí nghiệp kính được trợ giá để xây một công xưởng hoàn toàn mới bằng tiền của chính phủ chỉ để chờ hợp đồng gia công mặt kính iPhone cho Apple. Nhưng chắc chắn yếu tố sau có vai trò không nhỏ:
"Chinese schools graduate roughly 600,000 engineers a year, versus about 70,000 in the United States." (The Atlantic)Nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ (lương thấp) chính là một thế mạnh cạnh tranh vô cùng lợi hại của TQ. Nhớ lại vụ Intel đỏ mắt tuyển kỹ sư ở VN mới thấy cái ước mơ xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ ở VN còn xa vời lắm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét