Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Supply chain II



Năm ngoái The Economist có một special report (chưa tìm lại được link) về vấn đề manufacturing sector của Mỹ đang dần dần biến mất. Loạt bài đó khơi mào cho một cuộc tranh luận rất lớn trên bloggosphere về chủ đề liệu sự chuyển dịch manufacturing sector và các supply chain liên quan có là dấu hiệu cho thấy sự suy tàn hay chí ít là Mỹ đang mất dần vai trò cường quốc số một hay không. Sau đó không lâu một bài báo khác của Forbes đặt ra câu hỏi gần giống hệt câu hỏi của NYT tại sao iPhone lại sản xuất ở TQ: "Why Amazon Can't Make A Kindle In the USA" (bác Nguyễn Vạn Phú có một blog post về bài báo này). Cũng trong thời gian đó NPR có một số podcast rất thú vị về manufacturing sector, vd podcast này. Cũng liên quan đến chủ đề này, Joseph Stiglitz đưa ra một giả thiết đầy tranh cãi rằng chính sự dịch chuyển từ manufacturing sang service là căn nguyên của cuộc khủng hoảng và suy thoái vừa rồi của Mỹ, hệt như sự dịch chuyển từ agriculture sang manufacturing đầu thế kỷ 20 gây ra Great Depression.

Bài báo của NYT và bài của Forbes đều nhấn mạnh vào supply chain, iPhone hay Kindle chỉ là mắt xích cuối cùng. Nước Mỹ mất manufacturing jobs vào tay TQ không chỉ vì TQ chấp nhận hi sinh môi trường, điều kiện làm việc của công nhân, trợ giá cho người tiêu dùng Mỹ và chính phủ Mỹ (thông qua direct subsidy và RMB undervaluation). Để xây dựng được một supply chain đủ mạnh, TQ phải có một đội ngũ lao động từ công nhân tới kỹ sư có chất lượng và flexible. Bản thân nền kinh tế phải có economies of scale để "nuôi" từng mắt xích trong supply chain đó cho đến khi toàn bộ cỗ máy được vận hành. Chính phủ TQ phải có những chính sách phù hợp xây dựng những khu chế xuất, đặc khu kinh tế đủ hiệu quả để trở thành những manufacturing hub, thu hút và nuôi dưỡng những doanh nghiệp sau này tham gia vào supply chain. Tất nhiên không thể không nhắc đến đội ngũ doanh nhân thực sự có trình độ có thể để lèo lái từ những xí nghiệp nhỏ chỉ sản xuất vài con ốc đến những doanh nghiệp lớn hàng trăm nghìn nhân công như Foxconn. Bất chấp hậu quả của cuộc Cách mạng văn hóa tàn khốc của Mao, human capital trong xã hội TQ vẫn rất đáng ngưỡng mộ. Trong khi giáo dục và y tế là mối lo hàng đầu của VN hiện nay, ít khi thấy báo chí quốc tế chê bai 2 lĩnh vực này của TQ.

Hội đủ rất nhiều yếu tố "địa lợi" như vậy, TQ cũng gặp "thiên thời" khi globalization bùng nổ sau khi bức tường Berlin sụp đổ và cuộc chiến tranh lạnh ra đi. TQ trở thành điểm đến của tất cả các doanh nghiệp có tham vọng toàn cầu, vừa là thị trường vừa là công xưởng. Như bạn Anonymous (Jan 30, 1:36AM) viết, các nước tư bản và TQ dường như ngầm định một "khế ước", một bên hồ hởi gia nhập vào global supply chain và dần dần nội địa hóa một đoạn dài của sợi xích đó, bên kia hoan hỉ với những khoản lợi nhuận ngày càng tăng vì cắt giảm được một phần đáng kể chi phí cho đoạn xích nhân công vốn rất đắt đỏ. Cái "khế ước" đó chỉ bị đe dọa khi cuộc khủng hoảng nổ ra và nước Mỹ loay hoay hơn 3 năm qua không thể khôi phục lại tăng trưởng cũng như lao động như trước, hậu quả của việc đánh mất manufacturing sector, một sector có khả năng scaling up/down rất dễ giúp labor market phục hồi nhanh hơn sau recession. Từ những bài báo của NYT hay Forbes đến những lời kêu gọi diều hâu liệt TQ vào dạng currency manipulator để dễ bề đánh tariff vào hàng nhập khẩu từ TQ, nước Mỹ đang khóc than và loay hoay giành lại một phần miếng bánh manufacturing đã mất, mà cụ thể là cái supply chain nay đã yên vị ở xứ người. Thế giới đang bớt phẳng một phần.


Update: Hôm nay Viet-studies của GS Trần Hữu Dũng có link đến một bài viết rất thú vị của Hernado de Soto, một tên tuổi lớn trong development economics. Tác giả này đưa ra một ý tưởng rất đặc biệt, dù không hẳn là mới, rằng một nền kinh tế tư bản vận hành dựa vào một knowledge system. Knowledge của de Soto không phải là "tri thức" như trong những khẩu hiệu VN hay ra rả vài năm trước mà đó là một network tất cả những records về ownership (assets, liabilities) của tài sản hữu hình và vô hình một nền kinh tế làm ra. Theo de Soto, lý do của cuộc khủng hoảng vừa rồi là những "phát minh" tài chính của Wall Street đã làm đứt đoạn hệ thống knowledge đó làm đình trệ dòng chảy của vốn và các hoạt động kinh tế khác. Mấy tháng trước Ricardo Hausmann và César Hidalgo có một nghiên cứu về complexity của một nền kinh tế dựa trên network theory. Giống như de Soto, hai tác giả này cho rằng mức độ connectivity nội tại của một nền kinh tế có quyết định lớn đến capacity của nó. Trên tiêu chí này, TQ xếp thứ 29, tiệm cận với nhóm các nước OECD và đứng đầu 4 nước BRIC (VN đứng thứ 67 trên tổng số 128 nước). Ngoài human capital có chất lượng khá tốt, một nền văn hóa có truyền thống lâu đời, một thị trường rộng lớn đủ để có economies of scale, có lẽ mức độ connectivity/complexity của TQ còn được trợ giúp bởi những industrial policies gần đây của chính phủ. Sự thành công xây dựng một supply chain ở TQ không khó hiểu nhưng sẽ khó bắt chước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...