Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012
Supply chain II
Năm ngoái The Economist có một special report (chưa tìm lại được link) về vấn đề manufacturing sector của Mỹ đang dần dần biến mất. Loạt bài đó khơi mào cho một cuộc tranh luận rất lớn trên bloggosphere về chủ đề liệu sự chuyển dịch manufacturing sector và các supply chain liên quan có là dấu hiệu cho thấy sự suy tàn hay chí ít là Mỹ đang mất dần vai trò cường quốc số một hay không. Sau đó không lâu một bài báo khác của Forbes đặt ra câu hỏi gần giống hệt câu hỏi của NYT tại sao iPhone lại sản xuất ở TQ: "Why Amazon Can't Make A Kindle In the USA" (bác Nguyễn Vạn Phú có một blog post về bài báo này). Cũng trong thời gian đó NPR có một số podcast rất thú vị về manufacturing sector, vd podcast này. Cũng liên quan đến chủ đề này, Joseph Stiglitz đưa ra một giả thiết đầy tranh cãi rằng chính sự dịch chuyển từ manufacturing sang service là căn nguyên của cuộc khủng hoảng và suy thoái vừa rồi của Mỹ, hệt như sự dịch chuyển từ agriculture sang manufacturing đầu thế kỷ 20 gây ra Great Depression.
Bài báo của NYT và bài của Forbes đều nhấn mạnh vào supply chain, iPhone hay Kindle chỉ là mắt xích cuối cùng. Nước Mỹ mất manufacturing jobs vào tay TQ không chỉ vì TQ chấp nhận hi sinh môi trường, điều kiện làm việc của công nhân, trợ giá cho người tiêu dùng Mỹ và chính phủ Mỹ (thông qua direct subsidy và RMB undervaluation). Để xây dựng được một supply chain đủ mạnh, TQ phải có một đội ngũ lao động từ công nhân tới kỹ sư có chất lượng và flexible. Bản thân nền kinh tế phải có economies of scale để "nuôi" từng mắt xích trong supply chain đó cho đến khi toàn bộ cỗ máy được vận hành. Chính phủ TQ phải có những chính sách phù hợp xây dựng những khu chế xuất, đặc khu kinh tế đủ hiệu quả để trở thành những manufacturing hub, thu hút và nuôi dưỡng những doanh nghiệp sau này tham gia vào supply chain. Tất nhiên không thể không nhắc đến đội ngũ doanh nhân thực sự có trình độ có thể để lèo lái từ những xí nghiệp nhỏ chỉ sản xuất vài con ốc đến những doanh nghiệp lớn hàng trăm nghìn nhân công như Foxconn. Bất chấp hậu quả của cuộc Cách mạng văn hóa tàn khốc của Mao, human capital trong xã hội TQ vẫn rất đáng ngưỡng mộ. Trong khi giáo dục và y tế là mối lo hàng đầu của VN hiện nay, ít khi thấy báo chí quốc tế chê bai 2 lĩnh vực này của TQ.
Hội đủ rất nhiều yếu tố "địa lợi" như vậy, TQ cũng gặp "thiên thời" khi globalization bùng nổ sau khi bức tường Berlin sụp đổ và cuộc chiến tranh lạnh ra đi. TQ trở thành điểm đến của tất cả các doanh nghiệp có tham vọng toàn cầu, vừa là thị trường vừa là công xưởng. Như bạn Anonymous (Jan 30, 1:36AM) viết, các nước tư bản và TQ dường như ngầm định một "khế ước", một bên hồ hởi gia nhập vào global supply chain và dần dần nội địa hóa một đoạn dài của sợi xích đó, bên kia hoan hỉ với những khoản lợi nhuận ngày càng tăng vì cắt giảm được một phần đáng kể chi phí cho đoạn xích nhân công vốn rất đắt đỏ. Cái "khế ước" đó chỉ bị đe dọa khi cuộc khủng hoảng nổ ra và nước Mỹ loay hoay hơn 3 năm qua không thể khôi phục lại tăng trưởng cũng như lao động như trước, hậu quả của việc đánh mất manufacturing sector, một sector có khả năng scaling up/down rất dễ giúp labor market phục hồi nhanh hơn sau recession. Từ những bài báo của NYT hay Forbes đến những lời kêu gọi diều hâu liệt TQ vào dạng currency manipulator để dễ bề đánh tariff vào hàng nhập khẩu từ TQ, nước Mỹ đang khóc than và loay hoay giành lại một phần miếng bánh manufacturing đã mất, mà cụ thể là cái supply chain nay đã yên vị ở xứ người. Thế giới đang bớt phẳng một phần.
Update: Hôm nay Viet-studies của GS Trần Hữu Dũng có link đến một bài viết rất thú vị của Hernado de Soto, một tên tuổi lớn trong development economics. Tác giả này đưa ra một ý tưởng rất đặc biệt, dù không hẳn là mới, rằng một nền kinh tế tư bản vận hành dựa vào một knowledge system. Knowledge của de Soto không phải là "tri thức" như trong những khẩu hiệu VN hay ra rả vài năm trước mà đó là một network tất cả những records về ownership (assets, liabilities) của tài sản hữu hình và vô hình một nền kinh tế làm ra. Theo de Soto, lý do của cuộc khủng hoảng vừa rồi là những "phát minh" tài chính của Wall Street đã làm đứt đoạn hệ thống knowledge đó làm đình trệ dòng chảy của vốn và các hoạt động kinh tế khác. Mấy tháng trước Ricardo Hausmann và César Hidalgo có một nghiên cứu về complexity của một nền kinh tế dựa trên network theory. Giống như de Soto, hai tác giả này cho rằng mức độ connectivity nội tại của một nền kinh tế có quyết định lớn đến capacity của nó. Trên tiêu chí này, TQ xếp thứ 29, tiệm cận với nhóm các nước OECD và đứng đầu 4 nước BRIC (VN đứng thứ 67 trên tổng số 128 nước). Ngoài human capital có chất lượng khá tốt, một nền văn hóa có truyền thống lâu đời, một thị trường rộng lớn đủ để có economies of scale, có lẽ mức độ connectivity/complexity của TQ còn được trợ giúp bởi những industrial policies gần đây của chính phủ. Sự thành công xây dựng một supply chain ở TQ không khó hiểu nhưng sẽ khó bắt chước.
Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012
Supply chain
Tuần trước giới blogger thế giới xôn xao về bài báo này của NYT, gần như tất cả các econblog quan trọng đều nhắc nó. Đây là một phóng sự khá dài của 2 phóng viên NYT nhằm tìm ra lý do tại sao Apple lại quyết định sản xuất iPhone ở TQ. Điều mà TQ chứ không phải bất kỳ nơi nào trên thế giới có thể trở thành contractor của Apple được 2 tác giả tóm lại trong câu này:
"After one executive left that meeting, he booked a flight to Shenzhen, China. If Mr. Jobs wanted perfect, there was nowhere else to go."Tất nhiên không phải TQ có technology vượt trội so với Mỹ hay Nhật hay Đức, điều mà chỉ TQ có là:
"Factories in Asia “can scale up and down faster” and “Asian supply chains have surpassed what’s in the U.S."Vế thứ nhất, "can scale up and down faster", nghĩa là Foxconn có thể thuê thêm 3000 công nhân trong một đêm hay tuyển 8700 kỹ sư bậc trung trong vòng 15 ngày so với 9 tháng nếu Apple phải tuyển ở Mỹ. Dù bài báo không đề cập đến nhưng tất nhiên Foxconn có thể sa thải từng đó công nhân và kỹ sư trong khoảng thời gian cực ngắn như vậy. Vế thứ hai về supply chain:
“The entire supply chain is in China now,” said another former high-ranking Apple executive. “You need a thousand rubber gaskets? That’s the factory next door. You need a million screws? That factory is a block away. You need that screw made a little bit different? It will take three hours.”Nhưng làm thế nào TQ có thể xây dựng được một chuỗi supply chain mạnh như vậy? Tất nhiên phải kể đến các industrial policy của chính phủ nước này mà bài báo đã đề cập đến, vd một xí nghiệp kính được trợ giá để xây một công xưởng hoàn toàn mới bằng tiền của chính phủ chỉ để chờ hợp đồng gia công mặt kính iPhone cho Apple. Nhưng chắc chắn yếu tố sau có vai trò không nhỏ:
"Chinese schools graduate roughly 600,000 engineers a year, versus about 70,000 in the United States." (The Atlantic)Nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ (lương thấp) chính là một thế mạnh cạnh tranh vô cùng lợi hại của TQ. Nhớ lại vụ Intel đỏ mắt tuyển kỹ sư ở VN mới thấy cái ước mơ xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ ở VN còn xa vời lắm.
Đọc câu này tôi bật cười về trí tưởng tượng của tác giả: "Họ bàn bạc và quy ước với nhau rằng “ê,...
Đọc câu này tôi bật cười về trí tưởng tượng của tác giả:
"Họ bàn bạc và quy ước với nhau rằng “ê, tụi mình dựng ‘thằng vàng’ lên thành cái đại loại như ‘hàng rào chống lạm phát’ hay cứ gán cho nó cái tên ‘nơi trú ẩn an toàn’gì gì đấy để kiếm lộc đầu xuân!".
Đọc đến câu này thì tôi stop:
"SPDR là một trong vài hãng đầu tư và môi giới vàng lớn nhất thế giới."
Chí ít tác giả cũng nên đọc qua Wikipedia xem SPDR là cái gì rồi hãy viết một câu khẳng định như vậy.
"Họ bàn bạc và quy ước với nhau rằng “ê, tụi mình dựng ‘thằng vàng’ lên thành cái đại loại như ‘hàng rào chống lạm phát’ hay cứ gán cho nó cái tên ‘nơi trú ẩn an toàn’gì gì đấy để kiếm lộc đầu xuân!".
Đọc đến câu này thì tôi stop:
"SPDR là một trong vài hãng đầu tư và môi giới vàng lớn nhất thế giới."
Chí ít tác giả cũng nên đọc qua Wikipedia xem SPDR là cái gì rồi hãy viết một câu khẳng định như vậy.
(TBKTSG Online) - Mấy năm rồi, giá hàng hóa trên thị trường thế giới hình như đã không đi theo đường cũ. Khi sản lượng, nguồn cung ứng giảm, giá tăng; và ngược lại. Cái quy luật tất yếu ấy của giá hàng hóa không còn trong sáng như người ta tưởng nữa, đặc biệt các loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường kỳ hạn, hoàn toàn liên thông với thị trường tài chính.
Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012
Krugman không hài lòng về 2% target mà Fed vừa tuyên bố, cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay là quá...
Krugman không hài lòng về 2% target mà Fed vừa tuyên bố, cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay là quá...:
Krugman không hài lòng về 2% target mà Fed vừa tuyên bố, cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay là quá thấp.
January 26, 2012, 11:31 am
I’m being asked for comments on the Fed’s low-rates-until-2014 announcement. It’s a step in the right direction — and it has had a visible effect on markets, pushing long-term rates down, which is all good.
But why is the inflation target only 2 percent?
Actually, I understand why; the inflation hawks are still a powerful force that must be appeased. But the truth is that recent experience has made an overwhelming case for the proposition that the 2 percent or so i...
I’m being asked for comments on the Fed’s low-rates-until-2014 announcement. It’s a step in the right direction — and it has had a visible effect on markets, pushing long-term rates down, which is all good.
But why is the inflation target only 2 percent?
Actually, I understand why; the inflation hawks are still a powerful force that must be appeased. But the truth is that recent experience has made an overwhelming case for the proposition that the 2 percent or so i...
Fed tuyên bố sẽ giữ lãi suất thấp cho đến cuối năm 2014. Như bài viết dưới đây giải thích, với cr...
Fed tuyên bố sẽ giữ lãi suất thấp cho đến cuối năm 2014. Như bài viết dưới đây giải thích, với cr...:
Fed tuyên bố sẽ giữ lãi suất thấp cho đến cuối năm 2014. Như bài viết dưới đây giải thích, với credibility của mình chỉ cần tuyên bố như vậy cũng tương đương với easing policy. Lần trước (tháng 8/2011 khi Fed tuyên bố sẽ giữ lãi suất thấp đến giữa 2013) equity market tăng 8% sau 1 tháng.
ONE truth that emerges clearly from the recent history of Federal Reserve monetary-policy action is that changing central bank policy goals is like steering the Titanic. You can see where the ship ought to go, and the captain himself might do his best to pilot it there, but the nature of the beast is that it simply won't turn on a dime. There are too many extremely cautious people influencing policy decisions and too much political and market scrutiny for that. All the same, the ship has turn...
Các bác ở Viện Chiến lược cần phải đọc tài liệu này. Một số risk liên quan trực tiếp đến VN: - Ex...
Các bác ở Viện Chiến lược cần phải đọc tài liệu này. Một số risk liên quan trực tiếp đến VN:
- Extreme volatility in energy and agriculture prices
- Land and waterway use mismanagement
- Pervasive entrenched corruption
- Mismanaged urbanization
- Extreme volatility in energy and agriculture prices
- Land and waterway use mismanagement
- Pervasive entrenched corruption
- Mismanaged urbanization
The World Economic Forum (WEF) is a Geneva-based non-profit organization best known for its Annual Meeting in Davos, Switzerland, the Annual Meeting of New Champions in China (Summer Davos) and the Su...
Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012
Hahaha, Elliott Advisors tiếp tục "rung cây dọa khỉ", lần này lôi cross default của PVN và VNL ra...
Hahaha, Elliott Advisors tiếp tục "rung cây dọa khỉ", lần này lôi cross default của PVN và VNL ra...:
Hahaha, Elliott Advisors tiếp tục "rung cây dọa khỉ", lần này lôi cross default của PVN và VNL ra. Đọc mấy câu dưới đây rất funny:
"Back in 2005, Vietnam’s prime minister, Nguyen Tan Dung, outlined plans to boost the country’s maritime industry to 50% of GDP by 2020. He proposed rolling its 200-odd shipping companies into one entity – Vinashin – with the explicit aim of creating the world’s fourth largest shipbuilder."
50% GDP là tính theo assets, revenue, hay profit? Shipping company và shipbuilder là 2 industry hoàn toàn khác nhau. Vinashin lấn sân sang vận tải biển thì có (mua tàu Hoa sen), nhưng đó là sau này chứ chẳng ai lại bắt các công ty vận tải biển đi đóng tàu cả.
"So enthused was he by this grand scheme that he pitched up at a meeting with Standard & Poor’s, exhorting them to grant the fledgling Vinashin a rating in line with the sovereign."
Đến cả Mỹ và EU còn không ép S&P thay đổi quyết định rating được, TT Nguyển Tấn Dũng nhà mình tài thật!
"Back in 2005, Vietnam’s prime minister, Nguyen Tan Dung, outlined plans to boost the country’s maritime industry to 50% of GDP by 2020. He proposed rolling its 200-odd shipping companies into one entity – Vinashin – with the explicit aim of creating the world’s fourth largest shipbuilder."
50% GDP là tính theo assets, revenue, hay profit? Shipping company và shipbuilder là 2 industry hoàn toàn khác nhau. Vinashin lấn sân sang vận tải biển thì có (mua tàu Hoa sen), nhưng đó là sau này chứ chẳng ai lại bắt các công ty vận tải biển đi đóng tàu cả.
"So enthused was he by this grand scheme that he pitched up at a meeting with Standard & Poor’s, exhorting them to grant the fledgling Vinashin a rating in line with the sovereign."
Đến cả Mỹ và EU còn không ép S&P thay đổi quyết định rating được, TT Nguyển Tấn Dũng nhà mình tài thật!
IFR Asia’s Jonathan Rogers suggests taking credit ratings with a large pinch of salt
23 econ professors của Harvard, Yale, MIT, Chicago, Princeton, Berkeley, Stanford nói không với g...
23 econ professors của Harvard, Yale, MIT, Chicago, Princeton, Berkeley, Stanford nói không với g...:
23 econ professors của Harvard, Yale, MIT, Chicago, Princeton, Berkeley, Stanford nói không với gold standard. Dù bạn không quan tâm đến vấn đề này cũng nên click vào link bên dưới để biết mặt những professors nổi tiếng đó
Thursday, January 12, 2012 11:54am. Gold Standard. Question A: If the US replaced its discretionary monetary policy regime with a gold standard, defining a "dollar" as a specific number of o...
Private Equity (PE) là từ chung cho các quĩ đầu tư có hoạt động chủ yếu trên thị trường mua bán c...
Private Equity (PE) là từ chung cho các quĩ đầu tư có hoạt động chủ yếu trên thị trường mua bán c...:
Private Equity (PE) là từ chung cho các quĩ đầu tư có hoạt động chủ yếu trên thị trường mua bán công ty (vd venture capital, vulture fund, LBO fund, hầu hết các quĩ đầu tư nước ngoài vào VN (Vinacapital, Dragon, Mekong, IDG...) đều có xuất phát điểm là PE. Mấy ngày nay giới bloggers (left wing) như Krugman, Surowiecki liên tục công kích PE vì Mitt Romney, một ứng cử viên của đảng Cộng hòa, từng là CEO của một PE fund lớn. Những blogger này cho rằng PE không tạo ra của cải cho xã hội (value creation) mà chỉ lợi dụng luật thuế để kiếm tiền và thực hiện chức năng phân bổ lại của cải (value redistribution) sau khi mua được target company. Ở VN có lẽ tác động của các PE funds vào nền kinh tế positive hơn ở Mỹ, chí ít khi họ vào VN họ cũng đem theo một số vốn cho nền kinh tế.
Here's an explanation of how private equity works from James Surowiecki of the New Yorker: Private Equity, by James Surowiecki: ...the people who run America’s private-equity funds must be ruing the d...
Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012
Lại một podcast rất hay của NPR Planet Money. Khác với đa số những bài viết khác về cải cách kinh...
Lại một podcast rất hay của NPR Planet Money. Khác với đa số những bài viết khác về cải cách kinh...:
Lại một podcast rất hay của NPR Planet Money. Khác với đa số những bài viết khác về cải cách kinh tế của TQ, "người hùng" của podcast này không phải là Đặng Tiểu Bình mà là một người nông dân bình thường ở một ngôi làng nhỏ hẻo lánh. Cho đến nay người ta vẫn nghĩ cải cách kinh tế của TQ (và VN) là top-down nhưng không biết đến những nỗ lực bottom-up rất quan trọng này. Những người nông dân dũng cảm đó đã ngầm thỏa thuận với nhau chia đất hợp tác xã cho từng gia đình canh tác, chấp nhận một rủi ro rất lớn sẽ bị coi là "phản động" và họ có một điều khoản sau:
"If any of the farmers were sent to prison or executed, it said, the others in the group would care for their children until age 18."
"If any of the farmers were sent to prison or executed, it said, the others in the group would care for their children until age 18."
In 1978, the farmers in a small Chinese village signed a secret contract. They thought it might get them executed. Instead, it wound up transforming China's economy.
Cho những bạn muốn học CS miễn phí với chất lượng của Stanford và Google.
Cho những bạn muốn học CS miễn phí với chất lượng của Stanford và Google.:
Description: This class will give you an introduction to computing. In seven weeks, you will build your own search engine complete with a web crawler and way of ranking popular pages. You will underst...
Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012
Một bài viết rất hay về Greece và China. Đoạn về CDS trigger Felix Salmon có quan điểm ngược lại ...
Một bài viết rất hay về Greece và China. Đoạn về CDS trigger Felix Salmon có quan điểm ngược lại ...:
Một bài viết rất hay về Greece và China. Đoạn về CDS trigger Felix Salmon có quan điểm ngược lại với Bruce Krasting: http://blogs.reuters.com/felix-salmon/2012/01/18/greeces-game-plan/
. On Greece
I spoke with someone from Athens today. It's not a pretty picture.
Issues related to subsistence have replaced the fervor for demonstrations. This may not last according to this resident.
The closing of stores and shops is escalating. Apparently, 20% of all retail establishments are shuttered. Nearly every block has one reminder of the ongoing depression in the economy.
The Greek Diaspora is in full swing. People are leaving the country, old and young alike. They are going to E...
I spoke with someone from Athens today. It's not a pretty picture.
Issues related to subsistence have replaced the fervor for demonstrations. This may not last according to this resident.
The closing of stores and shops is escalating. Apparently, 20% of all retail establishments are shuttered. Nearly every block has one reminder of the ongoing depression in the economy.
The Greek Diaspora is in full swing. People are leaving the country, old and young alike. They are going to E...
Krugman viết về Michael Mussa.
Krugman viết về Michael Mussa.:
Krugman viết về Michael Mussa.
January 18, 2012, 8:45 am
Michael Mussa died yesterday. I didn’t know him well, but like everyone in international economics, I was greatly informed by his work.
Probably his most influential paper — certainly the one that had the biggest impact on me — was his 1986 paper (pdf) on currency regimes and the behavior of real exchange rates. This bore on the question of whether exchange rate changes make adjustments in relative costs and prices easier; it bore more broadly on the question of whe...
Michael Mussa died yesterday. I didn’t know him well, but like everyone in international economics, I was greatly informed by his work.
Probably his most influential paper — certainly the one that had the biggest impact on me — was his 1986 paper (pdf) on currency regimes and the behavior of real exchange rates. This bore on the question of whether exchange rate changes make adjustments in relative costs and prices easier; it bore more broadly on the question of whe...
Sáng kiến quảng bá du lịch của Thụy điển thay vì chọn một cô đại sứ như VN.
Sáng kiến quảng bá du lịch của Thụy điển thay vì chọn một cô đại sứ như VN.:
Sáng kiến quảng bá du lịch của Thụy điển thay vì chọn một cô đại sứ như VN.
…In December, officials from the country’s tourism board decided that they would hand over the reins of their @sweden Twitter account to a different citizen each week.
So far, the project, which has been called “the world’s most democratic Twitter account,” has featured tweets from a female priest, an advertising executive and an organic sheep farmer, Reuters reported.
This week, Sweden’s tweets are from Hanna, “just your average lesbian truck driver.”
“Gosh, I really enjoy being @sweden,” tw...
So far, the project, which has been called “the world’s most democratic Twitter account,” has featured tweets from a female priest, an advertising executive and an organic sheep farmer, Reuters reported.
This week, Sweden’s tweets are from Hanna, “just your average lesbian truck driver.”
“Gosh, I really enjoy being @sweden,” tw...
Bài viết này chỉ ra một thành phần rất quan trọng trong public debt của nhiều nước: stock-flow re...
Bài viết này chỉ ra một thành phần rất quan trọng trong public debt của nhiều nước: stock-flow re...:
Bài viết này chỉ ra một thành phần rất quan trọng trong public debt của nhiều nước: stock-flow reconciliation. Nói nôm na thay đổi (tăng/giảm) của public debt không chỉ phụ thuộc vào government deficit mà còn có nhiều yếu tố khác như statistical error (hay cố tình thống kê sai để giảm số public debt công bố), exchange rate effect, contingent liabilities.
Camila FS Campos, Dany Jaimovich, Ugo Panizza, 17 January 2012 How do countries get into debt? And how does this debt rise so fast? The short answer may be obvious, but this column shows that the longer answer certainly isn’t. Full Article: The unexplained part of public debt
Sinh viên kinh tế, nhất là những ai học international economics trong giai đoạn 1995-2005, chắc đ...
Sinh viên kinh tế, nhất là những ai học international economics trong giai đoạn 1995-2005, chắc đ...:
Sinh viên kinh tế, nhất là những ai học international economics trong giai đoạn 1995-2005, chắc đã đọc không ít các paper của Michael Mussa. Trong bài báo bên dưới của WSJ có rất nhiều links đến các paper của ông. Thank and RIP.
Michael Mussa , the International Monetary Fund ‘s chief economist throughout the 1990s, died Sunday. The Journal’s full Remembrance piece from Monday evening is here, including this favorite Mussa joke — that his favorite instrument of economic policy was prayer. “It was not demonstrably less effective than the other instruments and it had none of the adverse side effects.”
The Peterson Institute for International Economics , where Mussa has been a senior fellow for the past decade, released...
The Peterson Institute for International Economics , where Mussa has been a senior fellow for the past decade, released...
MIT là lo sản xuất central banks: Ben Bernanke (Fed), Mervyn King (BoE), Mario Draghi (ECB), Stan...
MIT là lò sản xuất central banks: Ben Bernanke (Fed), Mervyn King (BoE), Mario Draghi (ECB), Stan...:
MIT là lò sản xuất central banks: Ben Bernanke (Fed), Mervyn King (BoE), Mario Draghi (ECB), Stanley Fischer (Bank of Israel) đều đã từng là professor hoặc PhD student ở đây.
As financial turmoil in Europe threatened to overwhelm the region’s banks last November, Bank of England Governor Mervyn King arranged conference calls with the world’s top central bankers to decide w...
Một bài giải thích rất chi tiết về bank reserve và deposit facility của ECB.
Một bài giải thích rất chi tiết về bank reserve và deposit facility của ECB.:
Một bài giải thích rất chi tiết về bank reserve và deposit facility của ECB.
There have been a great deal of focus recently on the ECB Deposit Facility as it reached another record today. London Evening Standard: The huge amount - busting the previous record set last week - comes despite the ECB flooding the banking system with €489 billion in cheap loans to more than 500 banks last month. Analysts warned that banks were stuffing the cash into the ECB because they are too afraid to lend it to other potentially struggling banks while some are hoarding the cash to pay o...
Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012
HTT
Một bạn giới thiệu với tôi trang web này của một nhóm sinh viên đang tiến hành dịch các educational video từ các nguồn uy tín như Khan Academy, Yale OCW... Đây là một hoạt động rất đáng hoan nghênh và cần quảng bá. Bạn nào có điều kiện nên tham gia vào hoạt động dịch thuật này, vừa giúp quảng bá kiến thức cho cộng đồng vừa trau dồi kiến thức cho bản thân mình. Cám ơn HTT.
Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012
Investment banking
[Note: Một version của bài viết này đã được đăng trên TBKTSG]
Trong một bài viết năm 2009, giáo sư Paul Krugman kể rằng cho đến cuối thập kỷ 1970 hầu hết những sinh viên kinh tế giỏi nhất sau khi tốt nghiệp đều trở thành các giảng viên đại học hoặc các nhà nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu lớn. Nhưng sang giai đoạn 1980-2007, khi lương bổng ngành tài chính đã tăng cao đến mức không ai có thể cưỡng nổi, không chỉ các sinh viên kinh tế giỏi nhất mà cả sinh viên của nhiều ngành khoa học khác như toán, vật lý, công nghệ thông tin đã xếp hàng nộp đơn vào các ngân hàng và quĩ đầu tư ở Wall Street. Krugman gọi ngành tài chính ngân hàng giai đoạn trước những năm 1980 là ngành nhàm chán (boring profession) bởi vì với chức năng trung gian tài chính - nhận tiền gửi và cho vay - ngành này không cần kiến thức gì chuyên sâu và cũng không cần đột phá. Ngược lại, sau khi Wall Street bùng nổ trong giai đoạn sau 1980, ngành tài chính tràn ngập các mô hình toán và thống kê vô cùng phức tạp phát triển bởi những bộ óc siêu việt nên ngành này đã không còn nhàm chán nữa. Thế rồi tỷ lệ value added của ngành tài chính trong GDP của Mỹ đã tăng từ 5% lên 9% chỉ sau chưa đầy ba thập kỷ.
Có hai lý do dẫn đến sự lột xác của ngành tài chính ngân hàng sau thập kỷ 1970. Thứ nhất là những phát minh đột phá về lý thuyết options và những công cụ định lượng trong kinh tế học và tài chính học. Giới tài chính từ chỗ hầu như chỉ ra quyết định đầu tư một cách định tính đã du nhập rất nhiều phương pháp định lượng vào quá trình xây dựng portfolio và phân tán rủi ro. Sự phát triển của công nghệ thông tin trong vài chục năm lại đây cũng giúp phổ biến những công cụ định lượng trong ngành tài chính nhanh hơn và rộng hơn. Thứ hai, trào lưu xóa bỏ những qui định hạn chế và giám sát hệ thống tài chính từ thời Đại Suy thoái 1933 đã được nhân rộng trên toàn thế giới. Quan điểm cho rằng thị trường tự do có thể tự điều chỉnh và đạt được hiệu quả tối ưu nếu nhà nước không can thiệp không chỉ phổ biến trong ngành tài chính mà còn ở mọi lĩnh vực kinh tế khác, không chỉ ở các nước phát triển mà còn được WB và IMF nhân rộng ra các nước đang phát triển. Đỉnh điểm của quá trình xóa bỏ can thiệp này (deregulation) trong giới tài chính là việc chính phủ Clinton năm 1999, với sự ủng hộ QH Mỹ và Federal Reserve của Alan Greenspan. đã xóa bỏ một phần luật Glass-Steagal ngăn cấm các ngân hàng thương mại Mỹ tham gia vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư.
Cho đến trước cuộc khủng hoảng nợ địa ốc dưới chuẩn 2007-2009, ngành tài chính có thể chia làm hai nhánh: các ngân hàng thương mại truyền thống - phần nhàm chán như cách gọi của Krugman, và các ngân hàng đầu tư (bao gồm cả giới hedge funds). Các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng huy động tiết kiệm trong dân và cho vay truyền thống, trong khi đó các ngân hàng đầu tư giúp các doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán. Giới đầu tư còn có một chức năng quan trọng khác là tạo lập thị trường thứ cấp để tăng thanh khoản và phân tán rủi ro cho các loại sản phẩm tài chính. Trong những năm cuối cùng trước khủng hoảng, các ngân hàng đầu tư còn lấn sân sang khu vực cho vay thương mại thông qua quá trình chứng khoán hóa (securitization) các khoản vay truyền thống để giải phóng vốn cho các ngân hàng thương mại cho những vòng quay cho vay mới. Sự lấn sân này đã tạo ra một loại hình ngân hàng thương mại mới gọi là shadow banking, nghĩa là những thể chế tài chính hoạt động trong bóng tối bên ngoài vòng giám sát của Fed và FDIC.
Theo truyền thống, giới doanh nghiệp ở Anh, Mỹ, Úc có tỷ trọng huy động vốn qua thị trường chứng khoán cao hơn vay thương mại từ ngân hàng. Ngược lại các doanh nghiệp ở châu Âu lục địa và Nhật bản phụ thuộc nhiều hơn vào vốn vay từ các ngân hàng thương mại truyền thống. Do vậy giới ngân hàng đầu tư của các nước Anglo-Saxon cũng phát triển sớm hơn và lớn hơn ở châu Âu. Nhưng khi trào lưu ngân hàng đầu tư phát triển mạnh ở Mỹ, nhất là sau khi các ngân hàng thương mại lớn của Mỹ như Citigroup, JP Morgan, Bank of America được cởi trói bành trướng vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư, các ngân hàng lớn của châu Âu đã không thể chậm chân. Từ đầu thập kỷ 2000 những ngân hàng như UBS, Credit Suisse, Society General, ABN Amro, Dexia, Santander phát triển mạnh mảng ngân hàng đầu tư và đã trở thành những đối thủ đáng gờm cho các ngân hàng đầu tư gạo cội của Mỹ. Cho đến những năm cuối cùng trước khủng hoảng, hoạt động ngân hàng đầu tư đã tràn sang cả các nước ngoài rìa châu Âu như Iceland, Ireland và cả các ngân hàng lớn ở châu Á.
Trong khi hoạt động của giới ngân hàng thương mại truyền thống (boring banks) được tổ chức chủ yếu theo dạng nút (hub), với mỗi ngân hàng là tụ điểm của rất nhiều doanh nghiệp vay tiền và người dân gửi tiền, hoạt động ngân hàng đầu tư được tổ chức theo dạng mạng lưới. Một ngân hàng đầu tư, mặc dù vẫn cung cấp dịch vụ trực tiếp cho rất nhiều khách hàng nhỏ, có vô số các mối liên hệ trồng chéo nhiều tầng với hầu như tất cả các ngân hàng đầu tư khác trong hệ thống. Đây là điều tất yếu vì mô hình kinh doanh của họ đòi hỏi phải huy động những khoảng vốn rất lớn, đồng thời phải phân tán rủi ro ra một phạm vi rộng hơn giới hạn địa lý thông thường của một ngân hàng thương mại. Các sản phẩm tài chính của giới ngân hàng đầu tư cũng phức tạp hơn nhiều vì chúng được thiết kế cho những nhu cầu huy động vốn và phòng ngừa rủi ro càng ngày càng đa dạng, hầu như các sản phẩm này chỉ được giao dịch giữa các chuyên gia tài chính. Năm 2003, Alan Greenspan lạc quan phát biểu rằng với sự phát triển của thị trường tài chính mà chủ yếu là giới ngân hàng đầu tư, kinh tế Mỹ và thế giới đã bước vào một thời kỳ mới tăng trưởng rất ổn định và lạm phát thấp (Great Moderation era).
Nhưng Paul Krugman có quan điểm ngược lại. Nhà kinh tế đã được giải thưởng Nobel năm 2009 này cho rằng mọi nền kinh tế chỉ cần một hệ thống ngân hàng nhàm chán, thực hiện chức năng trung gian luân chuyển đồng vốn từ người dân gửi tiết kiệm đến các công ty có nhu cầu đầu tư. Krugman hoài nghi về vai trò và lợi ích của giới ngân hàng đầu tư, ông cho rằng hoạt động của giới này không có lợi cho nền kinh tế mà còn tạo tiền đề cho những cuộc khủng hoảng tài chính như cuộc khủng hoảng vừa qua. Cùng quan điểm với Krugman, giáo sư Thomas Philippon của Đại học New York đưa ra bằng chứng cho thấy giai đoạn 1980 đến trước khủng hoảng chi phí (cost) của giới tài chính tăng lên đáng kể trong khi đóng góp của ngành này cho tăng trưởng của toàn nền kinh tế hầu như không tăng. Điều này có nghĩa là hiệu suất của ngành tài chính đã giảm mạnh bất chấp nó áp dụng nhiều ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất và những mô hình toán thống kê vô cùng phức tạp. Philippon chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này là phần lớn đầu tư của ngành tài chính sau thập kỷ 1980 tập trung vào hoạt động mua bán (trading) trên thị trường thứ cấp, nghĩa là chỉ giúp tăng thanh khoản và phân tán rủi ro chứ không giúp phân bổ đồng vốn hiệu quả như trước đây.
Khi cuộc khủng hoảng nợ địa ốc dưới chuẩn nổ ra, hàng loạt các ngân hàng đầu tư tên tuổi đã phá sản hoặc điêu đứng, buộc chính phủ các nước phải ra tay trợ giúp. Điều này cho thấy khả năng phân tán rủi ro của hệ thống ngân hàng đầu tư rất hạn chế chứ không như Greenspan và nhiều người khác lạc quan. Một nghiên cứu mới đây của chi nhánh Federal Reserve ở Boston cho thấy 21% giá trị gia tăng mà hệ thống ngân Mỹ hàng đem lại trong giai đoạn 1997-2007 chỉ đơn thuần là tích tụ rủi ro hệ thống. Bởi vậy không kể phần đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của các ngân hàng đầu tư rất nhỏ như Philippon chỉ ra, phần tích tụ rủi ro này đã phải trả giá khi cuộc khủng hoảng nổ ra bằng hàng trăm tỷ đô la cứu trợ. Với Mỹ đã vậy, những nước nhỏ như Ireland và Iceland gần như bị đánh quị khi rủi ro hệ thống của giới ngân hàng những nước này vượt quá khả năng cứu giúp của chính phủ. Bởi vậy một trong những đề suất mới của Basel III sau khủng hoảng là các nước phải theo dõi và có chính sách ngăn ngừa các ngân hàng, nhất là giới ngân hàng đầu tư, tích tụ quá nhiều rủi ro hệ thống. Thực ra IMF và ADB đã có những ý tưởng tương tự cho các nước Đông Á sau cuộc khủng hoảng 1997-1999.
Đến đây một câu hỏi cần đặt ra là vậy liệu thế giới nói chung và Việt nam nói riêng có nên hay cần thiết phải hạn chế sự phát triển của giới ngân hàng đầu tư hay không? Với Mỹ, luật Dodd-Frank thông qua năm 2010 không ít thì nhiều sẽ hạn chế sự phát triển của các ngân hàng đâu tư. Châu Âu với đề nghị của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy áp dụng thuế Tobin lên các giao dịch tài chính cũng không nằm ngoài mục đích hạn chế thị trường tài chính thứ cấp, cắt bớt lãnh địa làm ăn của giới ngân hàng đầu tư. Các nước đang phát triển, vốn có sẵn mối thâm thù với giới hedge funds đã từng châm ngòi cho nhiều cuộc khủng hoảng nợ và tiền tệ trước đây, chắc cũng không muốn khuyến khích các hoạt động đầu tư thái quá. Dường như thế giới đã quay 180 độ lại trào lưu tự do hóa hệ thống tài chính và phát triển ngân hàng đầu tư ào ạt trong 3 thập kỷ vừa qua, re-regulation đang là mốt thời thượng dù ở các cấp độ khác nhau.
Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách thế giới cũng hiểu rằng không có những quĩ venture capital, một nhánh của giới ngân hàng đầu tư, thì có thể thế giới sẽ không có Google hay Facebook, thậm chí không có cả Apply lẫn Microsoft. Một nghiên cứu của ECB cho thấy ảnh hưởng tích cực của giới venture capital và private capital funds vào số lượng bằng sáng chế của các công ty non trẻ. Ngoài ra nếu không có Goldman Sachs hay Morgan Stanley thì General Motors hay Ford có thể không thực hiện được IPO hay phát hành bonds có giá trị hàng tỷ đô la. Những tên tuổi thực dụng như George Soros hay Warren Buffett dù lớn tiếng phê phán các sản phẩm derivatives như là "vũ khí hủy diệt hàng loạt" cũng không ngần ngại tham gia vào thị trường này khi có nhu cầu. Xét cho cùng sự phát triển của mảng ngân hàng đầu tư không những cần thiết mà còn là điều tất yếu. Vấn đề là làm sao để rủi ro hệ thống không tích tụ quá nhiều và cần một sự cân bằng nhất định giữa hai lĩnh vực ngân hàng thương mại truyền thống và ngân hàng đầu tư.
Với Việt nam, lĩnh vực ngân hàng đầu tư mới chỉ giới hạn trong hoạt động của một số quĩ private capital như Vinacapital, Dragon, Mekong... và các công ty chứng khoán bản địa. Các ngân hàng thương mại vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo trong hệ thống tài chính. Trong khi VN-Index còn lặn ngụp ở khoảng 30-40% so với đỉnh, các sản phẩm derivatives hầu như vắng bóng, và thị trường trái phiếu chính phủ lẫn công ty đều rất trầm lắng, thì chưa có lý gì để lo lắng mảng ngân hàng đầu tư của Việt nam sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Trái lại việc khối doanh nghiệp đang phải dựa quá nhiều vào vốn vay ngân hàng trong khi một lượng lớn tiết kiệm của người dân đổ vào vàng và đô la, chính là lý cần thúc đẩy hoạt động của mảng ngân hàng đầu tư của Việt nam mạnh lên chứ không phải triệt tiêu nó đi. Nghĩa là Việt nam có thể phải đi ngược lại xu hướng thế giới, tiếp tục cởi trói cho giới tài chính (deregulation) để giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn tiết kiệm trong dân mà không phải thông qua các ngân hàng thương mại.
Một số biện pháp trước mắt có thể triển khai nhanh là giảm bớt và đơn giản hóa các thủ tục quản lý việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm cả trái phiếu ngắn hạn (commercial paper). Tạo điều kiện cho thị trường thứ cấp loại trái phiếu này phát triển, song hành với thị trường cho trái phiếu chính phủ và trái phiếu đô thị. SCIC với tiềm lực tài chính của mình có thể tham gia tích cực vào thị trường trái phiếu, thậm chí có thể trở thành một nhà tạo lập thị trường (dealer) để giúp tăng thanh khoản trong thời gian đầu. Ủy ban Chứng khoán và NHNN cũng cần tích cực xúc tiến triển khai các sản phẩm derivatives liên quan đến tỷ giá, lãi suất, hàng hóa (commodity), và thậm chí cả derivatives liên quan đến các chỉ số chứng khoán (vd VN-Index futures, options). Một lĩnh vực nữa khá quan trọng là nhanh chóng cho phép và thúc đẩy phát triển các quĩ đầu tư bán lẻ (ETF, mutual funds) để người dân có thêm lựa chọn đầu tư thay vì gửi ngân hàng hay mua vàng và đô la. Về lâu dài có thể nghiên cứu hình thức quĩ tiền tệ bán lẻ (money market funds) để tạo thêm sức ép cạnh tranh cho giới ngân hàng thương mại.
Tất nhiên các hoạt động ngân hàng đầu tư cần phải được giám sát chặt chẽ, tránh để rủi ro hệ thống tích tụ quá nhiều. NHNN cũng cần có những qui định tách biệt hoạt động đâu tư ra khỏi huy động và cho vay thương mại của các ngân hàng hiện hữu. Không nên cấm hoàn toàn các ngân hàng thương mại tham gia vào lĩnh vực này nhưng nên có khuôn khổ pháp lý để các ngân hàng hiện tại chuyển sang hình thức bank holdings company, nghĩa là tuy cùng một chủ sở hữu nhưng các hoạt động và rủi ro ở hai lĩnh vực này đươc tách bạch rạch ròi. Việt nam đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, mục tiêu của nó không nên giới hạn trong hoạt động ngân hàng thương mại mà nên có một cái nhìn xa hơn. Không sớm thì muộn hoạt động ngân hàng đầu tư sẽ bành trướng tỷ trọng trong hệ thống tài chính, đừng để 5-10 năm nữa lại phải làm một cuộc tái cấu trúc mới.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
NEER/REER Update
Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...
-
Cuối tuần trước Jenner & Block, công ty luật được tòa xử vụ phá sản Lehman Brothers năm 2008 chỉ định khám định sổ sách của công ty này,...
-
Bác Lai Tran Mai nhờ tôi giới thiệu với các bạn loạt bài giảng của bác ấy về các quan hệ vĩ mô của một nền kinh tế, cám ơn bác. Tôi đã tạo m...
-
Tôi đã nghe nói nhiều về CES, một cuộc triển lãm hàng điện tử ở Las Vegas. Hôm nay nghe một podcast của NPR mới biết đến một cuộc triển lãm...