Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Tea party



Trong một entry trước tôi đã lo ngại rằng nền chính trị Mỹ đang phân cực rất mạnh sau khi phong trào Tea Party xuất hiện. Điều này có hai hệ quả trực tiếp đến kinh tế. Thứ nhất là deadlock trong đàm phán các chính sách kinh tế giữa 2 đảng trong QH Mỹ mà ví dụ gần nhất là cuộc đàm phán nâng trần nợ công vừa rồi. Khi quan điểm của 2 bên quá xa nhau thì cuộc đàm phán sẽ bị bế tắc và điều này gây ra uncertainty về mặt chính sách, dẫn đến các hoạt động kinh tế sẽ phải có thêm political risk premium (đây là lý do chính S&P viện dẫn khi downgrade nợ công của Mỹ). Ngoài ra bế tắc chính trị cũng gây ra volatility không cần thiết, luôn luôn là điều không tốt cho thị trường tài chính và nền kinh tế. Thứ hai, chính vì khó thỏa thuận được với nhau khi quan điểm rất khác nhau, các nhà chính trị phải chấp nhận một giải pháp nửa vời để chờ cho đến khi nào một bên hoàn toàn thắng thế. Ngoài opportunity costs do các vấn đề kinh tế xã hội không được giải quyết triệt để, những thỏa hiệp "kicking the can down the road" như vậy nhiều trường hợp sẽ làm vấn đề tồi tệ thêm, làm tăng thêm chi phí trong tương lai khi buộc phải giải quyết nó.


Tất nhiên các đảng phái có quan điểm chính trị (và do đó cách thức tổ chức kinh tế xã hội) khác nhau là điều tất yếu và cần thiết, nhưng khi những tư tưởng cực đoan trỗi dậy thì niềm tin mù quáng vào một lý tưởng nào đó có thể ngăn cản những suy nghĩ/phân tích tỉnh táo dựa vào logic và bằng chứng khoa học. Biểu hiện của lý tưởng lấn át lý trí này có thể thấy rất rõ qua những gì hai ứng cử viên của đảng Cộng hòa và đều là thủ lĩnh của phong trào Tea Party thể hiện trong mấy ngày vừa qua. Đầu tiên là Rick Perry, thống đốc Texas, nói Ben Bernanke sẽ phạm tội phản quốc (treason) nếu tiếp tục in tiền để ủng hộ cho Obama từ giờ tới cuộc bầu cử tổng thống sang năm. Chưa nói đến việc Rick Perry không đếm xỉa gì đến independence của Fed đã được luật hóa, Matt Yglesias chỉ ra một điểm không logic mà Perry mắc phải: nếu Perry cho rằng Bernanke giúp Obama bằng cách in thêm tiền thì điều này ngầm định việc Fed in tiền có tác động tốt đến nền kinh tế, hoàn toàn ngược lại những gì Perry và Tea Party vẫn cố súy trước đó.


Ứng cử viên thứ hai của Tea Party, Michele Bachmann, cho rằng Obama đã làm giá xăng tăng từ $1.79/gal lên $3.58 trong 2 năm vừa qua và hứa sẽ làm giá xăng giảm xuống $2 nếu mình thắng cử. Tất nhiên Bachmann đã lờ đi giá xăng dưới thời tổng thống George Bush của đảng Cộng hòa đã từng vượt $4 và chính cuộc khủng hoảng làm giá xăng lao dốc. Như vậy giá xăng tăng trở lại cho thấy cuộc khủng hoảng đã qua đi và đó là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế chứ không phải là chính sách tồi tệ của Obama. Như The Economist chỉ ra, việc Bachmann hứa giảm giá xăng xuống dưới $2 có lẽ phù hợp với kịch bản một cuộc khủng hoảng/suy thoái lần thứ hai sẽ diễn ra, chắc chắn là điều không một ứng viên tổng thống nào muốn hứa.


Thực ra còn một ứng cử viên thứ ba của Tea Party là Ron Paul, nổi tiếng với khẩu hiệu (và sách) "End the Fed", nhưng tôi sẽ dành một entry riêng cho ông hạ nghị sĩ đặc biệt này thay vì gộp vào đây.




Update: Một nhân vật đình đám nữa của phong trào Tea Party là Sarah Palin, cựu thống đốc bang Alaska và ứng cử viên phó tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2008. Mặc dù đến thời điểm này Sarah Palin chưa rõ ràng về kế hoạch chạy đua nomination cho vị trí ứng cử viên của đảng Cộng hòa, nhiều nhà bình luận cho rằng Palin sẽ tham gia cuộc đua vì nếu không thành công về chính trị cũng sẽ thành công về tài chính. Một trong những thế mạnh đồng thời cũng là bất lợi của Sarah Palin so với Rick Perry và Michele Bachmann là Palin đã được/bị giới báo chí cover quá nhiều trong 3 năm lại đây, làm nhiều người nghi ngờ về vấn đề intellectual của chính trị gia này. Trường hợp của Sarah Palin làm tôi nhớ lại Paulin Henson, lãnh tụ đảng One Nation và là một thượng nghị sỹ cũng rất conservative của Úc cách đây 10 năm. Thắng cử vào quốc hội Úc nhờ những lời phát biểu rất radical/extremist nhưng sau đó Paulin Henson đã lộ rõ là một người không có trình độ và nhanh chóng bị đẩy ra bên lề chính trường Úc.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...