Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

MMT



[Note: Entry này thuộc loại wonkish, tôi ghi chép lại một số readings và suy nghĩ về một trường phái kinh tế rất unorthodox đang popular trở lại.]


Tôi chỉ biết đến Modern Monetary Theory (MMT) khoảng 1 năm lại đây khi Scott Sumner nhắc đến và chỉ thực sự quan tâm sau khi Paul KrugmanNick Rowe viết trên blog của họ. Theo bài viết này của MMT, thực ra đây không phải là một trường phái kinh tế với một lý thuyết chặt chẽ (như Keynesian hay Austrian economics) mà chỉ là một nhóm người cổ súy cho một số ý tưởng kinh tế rất unorthodox. Điểm đặc thù của MMT có lẽ là họ đối nghịch 180 độ so với những nhóm cực hữu như Tea Party và phe conservative như Austrian/Ayn Rand cả về fiscal/monetary policy và vai trò của government. Theo quan điểm MMT một quốc gia không bao giờ vỡ nợ nếu quốc gia đó phát hành trái phiếu bằng đồng tiền fiat của mình. Bài viết này của một MMT giải thích rõ điểm này: một quốc gia có thể in vô hạn số tiền giấy cần thiết để trả hết nợ, tất nhiên hậu quả lạm phát sẽ không thể tránh khỏi nhưng đó là vấn đề debasement chứ không phải solvency.


Cũng cùng của tác giả MMT đó, một bài viết khác cho rằng central bank không bao giờ phá sản dù có bị lỗ nặng đến thế nào đi nữa khi thực hiện FX intervention. Rất thú vị là cùng viết về vụ SNB "dọa" sẽ peg đồng Swiss franc với đồng Euro nhưng Bruce Krasting, một blogger conservative, lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Thực ra vấn đề thua lỗ do FX intervention không symmetric như Nick Rowe đã chỉ ra trước đây, nghĩa là việc can thiệp để chống đồng nội tệ appreciate khác với chống để nó không depreciate. Bruce Krasting nhầm lẫn trường hợp BoE năm 1992 lỗ nặng khi bị George Soros tấn công vì BoE lúc đó cố gắng bảo vệ đồng Bảng Anh không bị mất giá trong khi SNB đang cố gắng bảo vệ đồng Swiss franc không lên giá.


Ở điểm này tôi nghĩ MMT nói đúng là thực ra constraint cho các central banker không phải economics mà là politics. Ví dụ dễ thấy nhất là trường hợp PBoC mua vào USD để chống không cho đồng RMB lên giá quá nhanh để giúp xuất khẩu của TQ. Krugman cho rằng TQ bị rơi vào "dollar trap" vì không thể làm gì với số dự trữ ngoại tệ được, Michael Petis cũng có cùng quan điểm tương tự như vậy. Tuy nhiên theo tôi PBoC chỉ bị chặn lại vì các lực cản chính trị cả trong nội bộ TQ lẫn sức ép từ bên ngoài chứ về mặt kinh tế không có lý do gì ngăn họ tiếp tục mua vào USD nếu điều đó giúp cho TQ tiếp tục có thặng dư mậu dịch và lạm phát còn trong tầm kiểm soát. Tôi nghĩ NHNN cũng rất muốn bắt chước PBoC nhưng tình hình lạm phát của VN không cho phép. Balance sheet của một central bank (sử dụng fiat money) nếu bị một bộ luật nào quản lý thì đó cũng là political constraint chứ không phải lý do kinh tế.


Một điểm nữa tôi cũng đồng ý với lập luận của MMT là nhiều sách giáo khoa kinh tế dạy sai khi cho rằng quá trình money creation phụ thuộc vào reserve requirement ratio (RRR). Trên thực tế nhiều nước đã bỏ RRR và chỉ quản lý bank asset thông qua CAR. MMT còn đi xa hơn nữa cho rằng money creation chỉ bị chặn trên bằng CAR thôi chứ trên thực tế phụ thuộc vào credit demand của nền kinh tế. Nghĩa là bank còn cho vay (money creation) khi họ còn tìm được khách hàng nào có tiềm năng trả nợ được chứ ít khi họ bị chặn bởi CAR (hay RRR). Tất nhiên lập luận này không đúng ở VN khi nhiều ngân hàng không tăng tín dụng được vì cả CAR lẫn RRR, nhưng VN là trường hợp cá biệt vì thị trường tài chính chưa phát triển.


Một điểm thú vị là lập luận trên của MMT khá trùng hợp với lập luận của Steve Keen, một giáo sư kinh tế của đại học Western Sydney và là một ngôi sao đang lên trong giới econblog và bắt đầu thuyết phục được một số professionals trong finance. Mặc dù khá critical với trường phái neoclassical và có cùng quan điểm về balance sheet recession như Richard Koo (một Keynesian còn extreme hơn Krugman), Steve Keen lại rất conservative giống với trường phái Áo về vai trò của credit expansion của central banks trong business cycle và cũng rất phê phán hệ thống fiat money hiện tại. Giống MMT, Steve Keen cho rằng credit expansion phụ thuộc vào business cycle chứ không phải CAR hay RRR. Tuy nhiên đi xa hơn MMT, Steve Keen có vẻ ủng hộ quan điểm liquidationism của trường phái Áo, nghĩa là cứ để những doanh nghiệp vay nợ quá nhiều phá sản và để unemployment tự điều chỉnh chứ không cần can thiệp của nhà nước.


Quay lại chủ đề MMT, thực ra MMT xuất thân từ Chartalism, một trường phái kinh tế do GF Knapp phát triển từ đầu thế kỷ 20, trước cả Keynes. Một trong những ông tổ của chartalism là Abba Lerner, một học trò của Hayek và là người được biết đến trong Marshall-Lerner condition (i.e. phá giá chỉ có tác dụng nếu tổng elasticity of import and export >1). Tôi khá ngạc nhiên về quan điểm extreme left của trường phái này, họ thậm chí còn kêu gọi chính phủ tạo ra một employment pool để ổn định tỷ lệ unemployment (i.e. chính phủ tăng giảm số nhân công trong employment pool để đảm bảo total employment ổn định khi business cycle thay đổi.). Họ cũng đề nghị bỏ gold standard rất lâu trước khi Keynesian economics ra đời và cho rằng chính phủ có thể dùng fiscal và monetary policy để ổn định demand. Theo dõi Keynes vs Hayek đã thú vị nhưng chắc không ăn thua gì so với MMT vs Tea Party nếu có một cuộc debate như vậy. Đây quả thực là một minh họa rất sống động về intellectual freedom của xã hội Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...