Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

November



Trong khi các ngân hàng trung ương lớn thời gian gần đây rất predictable, kể cả Fed với QE II, dường như RBA của Úc đang thích chơi trò ú tim với market. Tháng trước RBA giữ nguyên lãi suất khi tất cả mọi người cho rằng lãi suất sẽ tăng, tháng này thì ngược lại. Có vẻ RBA càng ngày càng "phụ thuộc" vào động thái của BPoC chứ không phải Fed nữa, i.e. tăng lãi suất khi TQ và các "vệ tinh" ở châu Á thắt chặt tiền tệ. PBoC tháng này tăng RRR 2 lần liên tục, còn Ấn độ, Hàn quốc, Thailand, Philippines, Indonesia đều tăng lãi suất. Những nước châu Á này có vấn nạn chung là lạm phát bất ngờ tăng cao trong khi hot money vẫn tiếp tục chảy vào bất chấp nhiều biện pháp cấm cản, vd Taiwan đã giới hạn foreign investors chỉ được mua tối đa 30% một đợt bond do chính phủ nước này phát hành.

Tất nhiên quan chức của các ngân hàng trung ương nói trên, đặc biệt là PBoC, chỉ thẳng Fed và QE II là tội đồ của cả hai vấn nạn lạm phát và hot money. TQ thậm chí còn tố ngược Mỹ đang cố tình phá giá đồng USD, vào hùa với các conservative economists phản đối lại QE II của Bernanke. Chớ trêu là đồng USD bất ngờ quay đầu tăng trở lại ngay sau khi $600b QE II chính thức ra mắt, làm chưng hửng cả những người chỉ trích Fed lẫn những người ủng hộ Bernanke. Lý do tất nhiên là Ireland, quốc gia duy nhất đã cam kết bảo lãnh toàn bộ banking liabilities sau khi Lehman phá sản, điều mà Simon Johnson cho rằng đã đặt cược toàn bộ nền kinh tế nước này để cứu vài ông chủ ngân hàng Anh/Đức/Pháp.

Ấy vậy nhưng cho đến giữa tháng 11 các quan chức Ireland vẫn khăng khăng không chịu yêu cầu EU bailout, họ nói chúng tôi có đủ tiền tiêu đến giữa năm 2011. Thậm chí có người còn cho rằng EU cố tình ép Ireland chấp nhận bailout và kèm theo một gói austerity hà khắc như là một hình thức trả đũa chính sách thuế ưu đãi trong những năm trước đây nhằm biến nước này thành một tax haven ngay trong lòng EU. Sự dùng dằng giữa Ireland và EU chỉ chấm dứt khi Ireland tỉnh ngộ ra rằng càng cứng đầu càng bị dồn vào chân tường vì yield spread và CDS spread không quan tâm đến balance sheet của họ mà thị trường chỉ nhìn xem đến khi nào ECB sẽ chấm dứt bơm tiền cho Ireland thông qua mua vào Irish bonds. Ireland hiểu rằng sự kiên nhẫn của Jean-Claude Trichet có giới hạn.

Trên thực tế ECB đã ngấm ngầm thực hiện QE từ giữa năm 2009 đến nay, hay ít nhất từ tháng 5/2010 sau khi Hi lạp sụp đổ với lời tuyên bố coi government bonds của các nước thành viên như nhau dù yield spread có chênh lệch hàng trăm basis points. Bruce Krasting có lý khi cho rằng Bernanke & Co quá kém về mặt PR so với Trichet & Friends dù Bernanke đã yếu ớt phủ nhận gọi chương trình mua $600b Treasury notes là quantitative easing. Trong khi TQ và các emerging markets đổ lỗi cho QE II chẳng ai để ý rằng ECB vẫn tiếp tục mua vào long-term government debts của các nước trong EMU. Trichet dù đang nới lỏng tiền tệ hết cỡ để cứu vãn đồng Euro khi một fiscal union cho EMU còn quá xa với, ECB và vị chủ tịch người Pháp này vẫn được tiếng là hawkish. Nếu sang năm lạm phát bùng phát ở các nước phát triển, Trichet sẽ không hề hấn gì trong khi Bernanke chắc chắn sẽ mất ghế bởi một QH Mỹ đã rơi vào tay hawkish Republicans.

Chính xác hơn Republicans mới chiếm được đa số ở Hạ viện, nhưng quan trọng là Tea Party/extreme conservatism đã thắng thế. Obama/Democrats sẽ phải chấp nhận giảm thuế cho 100% dân Mỹ, thay vì chỉ giảm cho 98% (2% còn lại có thu nhập trên 1 triệu USD/năm), để đổi lại unemployment insurance sẽ được tiếp tục kéo dài cho 9.8% unemployed labour force. Các chính sách kinh tế chưa cần biết đúng sai nhiều khi là con tin cho chính trị. Nhưng có lẽ như thế còn tốt hơn là cả một nền kinh tế bị làm con tin cho một ông đại tướng 29 tuổi ở một trong những "thành trì" cuối cùng của CNXH. May thay, triều đại họ Kim ở đất nước Kim chi Bắc sắp chấm dứt nếu thông tin của Wikileak chính xác, TQ đã tính đến phương án thống nhất bán đảo này không phải bằng "Nam tiến" mà là chiều ngược lại.

Trước khi một "happy ending" xảy ra, thế giới chắc sẽ phải chiêm ngưỡng thêm vài màn "pháo hoa" trên bán đảo Triều tiên và một vài cuộc "gold rush" nữa không có gì khó đoán. Có lẽ vì vậy ngay trước thềm G20 meeting ở Seoul, Chủ tịch WB Robert Zoellick đã ngụ ý giới central bankers nên quan tâm hơn đến gold standard, làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ của nhiều kinh tế gia cả left-wing lẫn right-wing. Cũng may, như NPR blog tóm tắt kết quả cuộc họp thượng đỉnh này: "G20 ends, everybody goes home" - dịch ra tiếng Việt: "Thỏa thuận quan trọng nhất của G20 là chẳng có thỏa thuận gì cả, giải tán".


Links



- MarketWatch: Gold ETF: mấy tuần trước tôi có đề suất SSC/SBV cho phép mở gold ETF, hôm qua có tin một gold ETF đã được phê duyệt và sẽ mở trong thời gian tới ... nhưng ở TQ :-(
- TBKTSG: "...phát động phong trào thực hiện tiết kiệm tiêu dùng ở trong các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước": đấy là biện pháp nhằm hạn chế chi tiêu công của VN, còn của Mỹ là "Obama To Announce Two Year Federal Employee Pay Freeze". Lần pay freeze cuối cùng ở Mỹ là dưới thời Nixon, còn ở VN hình như chưa bao giờ xảy ra.
- Steve Hsu: "Foxconn will expand into the interior of China, where wages are lower. Vietnam and other low-wage competitors lack the necessary infrastructure to compete": đấy là lời của một senior executive của Foxconn, công ty sản xuất iPhone/iPad cho Apple.
- FT: Vinashin's restructuring: tôi đã từng viết việc cải tổ Vinashin nhất thiết phải mời chuyên gia (nước ngoài) tư vấn, thậm chí giao cho họ manage Vinashin một thời gian. Bởi vậy thấy bài báo này trên FT tôi đã khấp khởi mừng vì cuối cùng chính phủ đã có quyết định đúng. Nhưng sau khi đọc kỹ tôi lại nghi ngờ quyết định thuê KPMG không hẳn là để giúp restructure Vinashin mà để renegotiate nợ với foreign creditors, trước mắt cho $60m sẽ phải trả ngày 22/12 tới. Tôi nghĩ cả Vinashin lẫn BTC không có kinh nghiệm commercial debt restructuring nên phải mời KPMG, hơn nữa đây cũng là cách chính phủ tránh đối đầu trực tiếp với khả năng kiện tụng của foreign creditors. Dùng KPMG làm trung gian sẽ đỡ mất mặt và giảm bớt tác hại về uy tín cho VN, nhưng chắc chắn chi phí sẽ cao hơn. Có thể ảnh hưởng của vụ Vinashin phá sản đến capital inflow quan trọng hơn nhiều so với các khoản lỗ của domestic creditors.
- Vũ Thành Tự Anh: "Nguyên nhân bề mặt của lạm phát là chính sách nới lỏng tiền tệ, nguyên nhân trung gian là chính sách tài khóa mở rộng, và nguyên nhân căn bản là mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư nhưng kém hiệu quả.": quá đúng, tôi không thể thêm gì vào nhận định này ngoại trừ nhắc sửa lại lời của Marx: "Chính trị thống lĩnh kinh tế".
- Nick Rowe: "... good fences make good neighbours": nhưng mục tiêu của EMU là dần dần xóa bỏ các thể loại hàng rào giữa các quốc gia trong liên minh này, cho nên câu hỏi đặt ra là liệu EMU và đồng Euro có tồn tại được không?
- Lucian Bebchuk: Pricing corporate governance: một nghiên cứu academic về giá trị của corporate governance. Thay vì phân tích PE, balance sheet, các analysts cần phải quan tâm đến corporate governance của các công ty.
- WP: Market room: mô tả hoạt động của một phòng chuyên môn trong Bộ Tài chính Mỹ, có chức năng chính là theo dõi biến động của thị trường để cung cấp thông tin và phân tích cho Bộ trưởng. Bài báo gọi phòng này là "nerve center" có lẽ không chính xác, đúng ra phải là "eye". Không biết BTC và NHNN VN có Bloomberg/Reuters screens không?
- Yiping Huang: China's price control: Huang ca thán những biện pháp price control vừa rồi của TQ giống như quay lại thời 80. Lạm phát ở TQ hiện tại chủ yếu là lý do tiền tệ chứ không phải các lý do micro, vậy mà trong các văn bản chống lạm phát vừa rồi của TQ hoàn toàn không nhắc đến monetary policy. Có vẻ VN vẫn khá hơn khi chính phủ thừa nhận lý do tiền tệ là một phần của lạm phát và đã yêu cầu NHNN phải thắt chặt tiền tệ. TQ có GDP bằng 1/3 Mỹ nhưng hiện đang có M2 lớn hơn M2 của Mỹ (10.5 tril vs 8.8 tril).
- Krugman: Independent central banks: Krugman có một ý rất thú vị là các independent central banks trong những năm qua tương đương như các monasteries trong thời Trung cổ, là nơi tách biệt khỏi các hỗn loạn bên ngoài nên vẫn tiếp tục sử dụng những kiến thức kinh tế của thời 30-40 (i.e. Keynesian). Thực ra điều này nếu đúng chỉ relevant với Fed, các central banks khác (ECB, BoE, RBA) đều đã chuyển sang inflation targeting với một đội ngũ DSGE hùng hậu.
- NYT: Fed's Independence Day: là ngày Treasury-Fed Accord được ký kết, 4/3/1951, giải phóng Fed khỏi nghĩa vụ phải target longterm government bond yield. Trớ trêu là Fed mấy ngày qua đã cân nhắc quay lại target này dù không bị ai ép buộc.
- Krugman: Devaluing history: phản bác lại lập luận của Paul Ryan cho rằng trong lịch sử không có quốc gia nào thịnh vượng được nhờ phá giá nội tệ (debase currency), Krugman đưa ra một loạt ví dụ các nước đã thoát ra khỏi suy thoái bằng phá giá nội tệ trong thế kỷ 20. Một yếu tố rất quan trọng mà Krugman không đề cập đến là central bank independence, tất nhiên với điều kiện CB phải có clear mandate và competence (thường đã independent thì cũng có 2 cái này). Việc Mỹ, Nhật "in tiền" thông qua QE, hay Thụy Điển, Anh, Hàn quốc phá giá nội tệ khác xa với việc Zimbabwe vừa rồi hay VN trước đây. Những nước bị siêu lạm phát luôn vì central banks in tiền theo yêu cầu của chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách quá lớn, bất chấp tình hình lạm phát hiện tại. Lấy hình mẫu Weimar Germany hay Zimbabwe để dự báo cho trường hợp Mỹ/Nhật chỉ có giá trị tuyên truyền chính trị.
- FT: A flaw in the international monetary system: Richard Duncan chỉ ra một chi tiết rất quan trọng trong bài phát biểu của Ben Bernanke thứ sáu tuần trước: "As currently constituted, the international monetary system has a structural flaw: It lacks a mechanism, market based or otherwise, to induce needed adjustments by surplus countries, which can result in persistent imbalances". Đây là lần đầu tiên một quan chức xác nhận điều này mặc dù có nhiều nhà kinh tế đã chỉ ra trước đây, vd Triffin dilemma.
- Trần Hoàng Ngân: Giảm lãi suất để chống lạm phát: giống như ông Bùi Kiến Thành, GS Ngân cũng cho rằng phải giảm lãi suất để chống lạm phát, lý do là "giá vẫn tăng dù đã thắt chặt tiền tệ". Thực ra từ đầu năm đến nay NHNN liên tục nới lỏng tiền tệ thông qua "đồng thuận hạ lãi suất" và phá giá VNĐ. Nếu tính đến độ trễ của monetary policy thì thời điểm này là lúc các biện pháp nới lỏng đó "phát huy tác dụng", chưa kể ảnh hưởng của chính sách "kích cầu nhằm đẩy tín dụng ra" trong năm 2009 cũng có độ trễ. Trả lời cho câu hỏi "Nhưng vừa rồi Ngân hàng Nhà nước đã bơm thêm tiền mà lãi suất đâu có giảm?" đúng ra phải là: lãi suất liên ngân hàng có giảm sau khi NHNN bơm tiền ra, lãi suất này là policy instrument mà central banks có thể target. Còn lãi suất gửi/vay trên thị trường có giảm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và chắc chắn cũng có độ trễ như nói ở trên.
- Models & Agents: Orderly debt restructuring: tác giả này phê phán đề nghị của Roubini kêu gọi EU đưa ra cơ chế debt restructuring để giải quyết dứt điểm debt crisis. Lý do quan trọng nhất là các chủ nợ của PIGS đa số chưa mark-to-market số nợ xấu họ đang nắm giữ, bởi vậy chính thức restructure số nợ xấu đó buộc các banks phải chấp nhận lỗ hoặc phải giữ longterm, không có vốn cho vay các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
- FT: Currency manipulation: Đài loan chính thức phản đối bài phát biểu của Ben Bernanke trước cả khi Ben phát biểu ở Frankfurt cuối tuần trước. Đài loan REER của họ chỉ giảm 0.2% chứ không phải 2.8% như Ben đưa ra. Hơn nữa dùng REER để nói đồng tiền bị undervalued không chính xác, điểm này tôi không đồng ý.
- Marginal Revolution: Fed or no Fed: Alex Tabarok phản bác lại lập luận của Tyler Cowen (đồng tác giả của blog này) về vai trò của Fed
- Casey Mulligan: Estate tax: không tán thành quan điểm của Richard Thaler về việc đánh thuế vào tài sản thừa kế. Mankiw cũng phản đối thuế này trong khi Krugman ủng hộ. Trong bài của Mulligan có một đồ thị rất quan trọng là trong hơn 50 năm qua capital income của nền kinh tế Mỹ rất ổn định trong khoảng 4.5-6% GDP bất chấp nhiều biến động trong nền kinh tế. Mặc dù Mulligan lấy đây làm bằng chứng chống lại estate tax, tôi thấy sự ổn định này cho thấy tính ưu việt/hiệu quả của thị trường vốn của Mỹ. Đây là cũng bằng chứng cho thấy lo ngại của những người Marxist về sự bóc lột của giới chủ tư bản không chính xác trên thực tế.
- Simon Johnson: EU crisis and China: kẻ được lợi nhiều nhất trong vụ khủng hoảng nợ châu Âu là TQ bởi vì TQ là nước duy nhất có tiền và political willingness cho IMF vay tiền cho các vụ bailout sắp tới. Dài hạn hơn, Niall Ferguson cũng cho rằng TQ và phương Đông sẽ vượt Mỹ và phương Tây trong tương lai. Ferguson cũng liệt kê 6 nguyên nhân dẫn đến sự bứt phá của phương Tây trong 2 thế kỷ trước: competition, scientific revolution, rule of law and representative government, modern medicine, consumer society, work ethic.
- James Hamilton: QE II explained: JH phản bác lại lập luận chống QE II trong video có một bạn link trong phần comment bên dưới.
- Steve Hsu: "On the subway, it wasn't uncommon for me (183cm) to be the tallest or one of the tallest people in the train car. But on campus there are lots of kids (even girls!) taller than me": một nhà vật lý Mỹ nhận xét về chiều cao của người TQ. Bài này có nhiều thông tin thú vị về mặt bằng giá ở Shanghai. Một bữa ăn cho sinh viên có giá 9RMB ($1.35 - khoảng 30000VNĐ), không biết sinh viên VN bây giờ ăn một bữa hết bao nhiêu tiền? Tôi nghĩ giá thực phẩm của TQ sẽ còn phải tăng nhiều, sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá thực phẩm và lạm phát của VN.
- Business Insider: Food crisis: theo Nomura, VN sẽ là 1 trong số 25 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất nếu xảy ra một global food crisis.



- Michael Pettis: China's slowdown: Pettis cho rằng vấn đề TQ sẽ "slow sharply" trong vài năm tới không còn là if nữa mà là how. So sánh với Japan trong thập kỷ 90, Pettis cho rằng ảnh hưởng của slowdown từ TQ vào kinh tế thế giới sẽ không lớn như nhiều người lo ngại, social unrest trong nội bộ TQ cũng không nguy hiểm nếu TQ rebalancing giống Japan, nghĩa là transfer bớt thu nhập từ corporate/government sang household.
- The Economist: “The Austrian business-cycle theory has done the world a great deal of harm.”: đây là lời của Milton Friedman về trường phái Áo. Như một commenter dưới bài viết này nhận xét, mặc dù có vẻ positive với trường phái Áo, bài này của The Economist có vẻ có mục đích hạ thấp uy tín của trường phái này.
- Krugman: Debt, deleveraging, liquidity trap model: cùng với Gauti Eggertson, Krugman phát triển một mô hình New Keynesian giải thích khủng hoảng nợ theo ý tưởng của Minsky (Minsky's moment) và Koo (balance sheet crisis). Mô hình này chỉ ra hệ quả của paradox of thrift và paradox of toil, từ đó nhấn mạnh vào nhu cầu phải có fiscal stimulus.
- Greg Mankiw: QE II: sau mấy ngày Krugman kêu gọi các nhà kinh tế ủng hộ Đảng Cộng hòa lên tiếng, cuối cùng Mankiw đã chính thức ủng hộ QE II. Tuy nhiên Mankiw vẫn thòng một câu là QE II có thể sẽ làm balance sheet của Fed rủi ro hơn, rất có thể Fed sẽ bị lỗ nặng đến mức Treasury phải bailout và như vậy sẽ mất independence. Kocherlakota cũng vừa lên tiếng ủng hộ QE II.
- TBKTSG: Nhập lậu vàng: ngày xưa vàng lậu nhập qua đường Thailand/Cambodia, bây giờ nhập qua đường TQ?
- Võ Trí Thành: "...đất nước sẽ đi xuống ruộng": một bài phỏng vấn hay. Ấn tượng nhất là 2 chồng giấy sau lưng ông viện phó CIEM, không biết mô hình kinh tế VN hay thống kê nợ Vinashin mà cao thế?
- Business Insider: Understated CPI: một số nhà kinh tế ở TQ cho rằng lạm phát thực tế của nước này phải cao hơn số official khoảng 50%, nghĩa là tháng 10 vừa rồi số lạm phát 4% thực ra phải là 6%.
- Yahoo: China's inflation: giá thực phẩm của TQ tăng hơn 10% trong tháng 10, đẩy tốc độ lạm phát vượt mục tiêu 3% của chính phủ. Do vậy TQ đang tính đến các biện pháp kiểm soát giá như áp đặt giá trần, trợ giá, và nghiêm trị đầu cơ tích trữ. Có lẽ TQ cần phải cử cán bộ sang tham khảo kinh nghiệm Cục quản lý giá của VN, cho cục trưởng sang VN đóng phim cũng được. Tuy nhiên, giống như Business Insider, tôi thực sự ấn tượng với transparency của cơ quan thống kê TQ.
- FT: India and hot money: Ấn độ "chào đón" hot money bằng cách đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, một hình thức tăng supply để giảm sức ép của demand lên giá. Tuy nhiên cái lợi lâu dài là productivity của các doanh nghiệp đó sẽ được cải thiện
- FT: Peter Diamond nomination: tưởng chỉ có VN mới có "cơ cấu vùng miền", hóa ra Mỹ cũng vậy. May mà cuối cùng Diamond đã được Senate committee thông qua, full Senate vote sẽ chỉ là hình thức
- Martin Wolf: China PPP GDP: theo tính toán của Conference Board, vào năm 2014 TQ sẽ có PPP GDP vượt Mỹ.
- FP: Bristish vs French: một nghiên cứu mới đây xác nhận điều mà nhiều người vẫn tin: các cựu thuộc địa của Anh phát triển hơn các cực thuộc địa của Pháp.
- Dani Rodrik: HDI improvement: bài này của Rodrik đang rất "hot": trong giai đoạn 1970-2010 HDI của các nước Hồi giáo tăng nhanh nhất chứ không phải các con rồng/con hổ châu Á.
- Reuters: Gold rush: các hedge funds vẫn tiếp tục đầu tư vào các gold ETF. Trong khi đó NPR có một podcast rất thú vị giải thích tại sao gold lại trở thành tiền tệ trong lịch sử.
- Macroman: Solar panel industry: tưởng chừng các trợ giúp của chính phủ cho các ngành "mũi nhọn" sẽ giúp những ngành này tăng trưởng nhanh, nhưng thực tế ngành sản xuất solar panels của TQ đã chựng lại trong vài năm qua nếu tính theo sale growth và profit margin.
- Jeff Frankel: Republicans and Fed: Frankel phản pháo lại chỉ ra rằng chính Republicans khi nắm quyền đã nhiều lần tìm cách tác động vào Fed để ease monetary policy, không quan tâm gì đến inflation.
- WSJ: Abolish dual mandate: Nghị sĩ Mike Pence, ứng cử viên tổng thống tương lai của Đảng Cộng hòa, sẽ đưa ra dự luật sửa đổi lại dual mandate của Fed. Theo đó Fed sẽ chỉ còn target inflation chứ không cần quan tâm đến employment nữa. Tất nhiên đây cũng chỉ là political maneuver chứ Pence thừa hiểu dự luật đó không thể thông qua được.
- Krugman: Liquidationists: Krugman chỉ trích những nhà kinh tế/doanh nhân ký vào open letter gửi cho Bernanke phản đối QE II (link WSJ bên dưới) là không dựa vào mô hình/lý thuyết gì cả (nghe quen quen). Krugman cho rằng những nhà kinh tế này không những phủ nhận Keynesian mà còn phản đối luôn cả monetarism, chỉ đơn giản vì họ tìm mọi cách chống lại Obama/Democrat.
- VNN: Tiếp tục rót vốn: QH chấp thuận tiếp tục rót vốn cho các tập đoàn nhà nước bất chấp những gì đã xảy ra với Vinashin. Ngay cả Petrovietnam, một tập đoàn hàng đầu và vẫn là cash-cow cho ngân sách, vẫn được rót thêm 3500 tỷ vì cần tiếp tục đầu tư nhiều dự án. Nếu PVN không thể đi vay thương mại số tiền đó, liệu những dự án được nhà nước tài trợ nói trên có hiệu quả hay không? Xin phép "chế" lời tác giả Cảnh Thái: "Muốn vực dậy VND ... cần ngưng rót vốn cho các tổng công ty nhà nước".
- TBKTSG: Exchange rate pass-through: theo tính toán của NHNN, nếu VNĐ mất giá 100bps sẽ làm tăng lạm phát (tính theo CPI) thêm 20bps, tiếc là không rõ trong thời gian bao lâu. Tôi rất tò mò muốn xem chi tiết nghiên cứu này của NHNN. Theo nghiên cứu này của ECB, CPI pass-through của các nước phát triển thấp hơn nhiều, trong khi của các nước đang phát triển cao hơn nhiều trong khoảng 4-8 quarters.
- Yahoo!7: Interest rate cap: Đảng Xanh của Úc dự định đưa ra dự luật cấm các ngân hàng không được tăng lãi suất quá mức tăng của RBA (tất nhiên dự luật này sẽ không được thông qua). Tưởng chỉ ở VN các policy makers mới không phân biệt được lãi suất ngắn hạn với dài hạn, hóa ra ở đây cũng vậy.
- WSJ: Against QE II: Một nhóm các nhà kinh tế viết thư cho Bernenake phản đối QE II vì sẽ tạo ra inflation, một nhóm khác cho rằng QE II không (đủ lớn để) có tác dụng gây ra inflation cần thiết.
- VoxEU: Resource curse: sau khi khám phá một trữ lượng dầu mỏ lớn năm 1990, Equatorial Guinea đã có tăng trưởng GDP per capita rất ấn tượng, hiện đã gấp 3 lần GDP per capita của TQ đơn giản vì xuất khẩu dầu thô đã đạt trên 1 barrel/day per capita. Nhưng dưới sự "lãnh đạo anh minh" của vị tổng thống nước này, đã cầm quyền liên tục từ năm 1979 đến giờ với số phiếu trong các kỳ bầu cử luôn đạt 98%, hơn một nửa dân số Equatorial Guinea vẫn sống dưới mức $1/day và có life expectancy là 50 tuổi.


- Tuổi trẻ: "...chỉ có 42% doanh nghiệp 100% vốn nhà nước công bố thưởng cho thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), chủ tịch công ty, ban giám đốc": tại sao công ty (dù là DNNN) được quyền thưởng cho thành viên HĐQT? Những người này về nguyên tắc là người giám sát hoạt động của lãnh đạo công ty, nếu được công ty thưởng thì rõ ràng có conflict of interests. Tôi nghĩ giải pháp cho các DNNN là tăng số lượng thành viên HĐQT độc lập, từ private sector hoặc tốt hơn nữa là thuê chuyên gia nước ngoài. Xu hướng quản trị doanh nghiệp trên thế giới là số thành viên độc lập phải chiếm đa số nếu không nói là toàn bộ HĐQT. Nên nhớ chi phí thuê một thành viên HĐQT độc lập giỏi chỉ bằng 1/10-1/20 chi phí thuê CEO giỏi.
- Alea: Fed holding limit: trước đây Fed có qui định chỉ được mua vào tối đa 35% số lượng phát hành của một series trái phiếu trong các hoạt động OMO. Tuy nhiên Fed vừa nới lỏng qui định này với lý do có thể mua được trái phiếu với giá tốt nhất. Nhưng cách đây vài tuần Zerohedge và Bruce Krasting đã chỉ ra rằng để thực hiện QE 2, Fed sẽ phải mua vào phần lớn số trái phiếu on-the-run trên thị trường và có khả năng sẽ corner thị trường. Đây là điều tôi nghi ngờ đã xảy ra ở VN trong năm 2007 khi NHNN đẩy nhanh dự trữ ngoại tệ nhưng không sterilize được VNĐ vì thị trường còn quá ít trái phiếu chính phủ.
- SGTT: "...Vinashin đang được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước xem xét...": lập luận này có 2 vấn đề. Thứ nhất, cùng lúc có thể có nhiều cơ quan điều tra một sự việc: Đảng điều tra đảng viên của mình, Nhà nước điều tra các lãnh đạo Vinashin do mình bổ nhiệm, còn QH có thể điều tra những quan chức trong chính phủ không hoàn thành trách nhiệm giám sát Vinashin. Thứ hai, ủy ban điều tra của QH nếu được thành lập có thể yêu cầu các cơ quan điều tra (của chính phủ) báo cáo trực tiếp cho mình thay vì thông qua chính phủ vì đây là một vụ việc nghiêm trọng. Hơn nữa QH có thể đặt hàng cho các cơ quan điều tra trả lời các câu hỏi mà QH quan tâm ngoài phạm vi điều tra bình thường. Nên nhớ QH có chức năng giám sát chính phủ, nghĩa là giám sát cả các cơ quan điều tra của chính phủ.
- Econompicdata: Bubble or not?: trong khi nhiều người cho rằng bond market đang bị bubble, trên thực tế implied forward rates đã price-in bubble burst rồi.
- Greenspan: Proposal to G20: thay vì áp đặt 4% GDP cap cho current account imbalance, Greenspan đề nghị G20 thông qua kế hoạch capping reserve accumulation, nghĩa là capping BoP. Tôi nghĩ kế hoạch này không thực tế vì các nước thiếu gì cách tuồn tiền ra các thể loại SOE, SIV, hay thậm chí private firms. Nhưng Greespan nói đúng, EMU còn không enforce được SGP thì G20 chẳng có cách gì kiểm soát được current account cap cả.
- WSJ: Gold and VNĐ: Nếu tính theo giá vàng tự do, VNĐ đang bị overvalued khoảng 14%
- NYT: Rare earth: TQ vẫn tiếp tục ngăn cản xuất khẩu rare earth sang Nhật ngay trước thềm hội nghị G20 và APEC
- WSJ: I'm no goldbug: Zoellick trối tội
- Modeled Behavior: Most powerful economist: không phải Bernanke, không phải Krugman, cũng chẳng phải Stiglitz. Nếu bạn muốn biết đó là ai thì vào link trên xem nhé, tôi thực sự kính nể :-)
- NYT: Gold standard: diễn đàn của NYT thảo luận về đề nghị của Robert Zoellick quay lại gold standard. Dù các tác giả "lịch sự" hơn Brad DeLong nhưng không ai tán thành đề nghị này của Zoellick. Chẳng biết giá vàng thế giới tăng vọt mấy ngày qua có phải do đề suất của Zoellick không?
- FT: US downgrade: có ai còn nhớ đến Dagong không? Credit rating agency này của TQ vừa downgrade Mỹ từ AA xuống A+. Một analyst của UBS đặt câu hỏi nếu Mỹ bị downgrade như vậy thì TQ có tiếp tục mua trái phiếu chính phủ Mỹ nữa hay không. Chẳng lẽ dự trữ ngoại tệ của TQ được phép đầu tư vào trái phiếu có rating thấp hơn AAA? Mà không rõ dự trữ ngoại tệ của VN được đầu tư vào đâu nhỉ, có bắt buộc vào AAA bonds hay không?
- WSJ: TIPS breakeven rate: trái với kết luận của nhiều người (trong đó có tôi), Janathan Wright cho rằng negative yield của 5-year TIPS tháng trước cho thấy rủi ro deflation tăng cao chứ không phải inflation expectation tăng. Thực ra tháng trước tôi có link đến một bài nghiên cứu của Wright rồi nhưng không để ý.
- WSJ: Core vs healine CPI: Justin Lahart đưa ra bằng chứng cho thấy giữa core CPI và headline CPI có khoảng cách đáng kể trong dài hạn, do vậy lập luận của Fed/Krugman chỉ quan tâm đến core CPI sẽ underestimate inflation.
- Karl Smith: Great countries: Smith cho rằng 3 yếu tố giúp Mỹ trở thành cường quốc hiện tại là: (i) common law, (ii) immigration, (iii) scientists' exodus in WWII. Theo tôi còn phải kể thêm natural resources, geography, culture nữa. Nhìn vào danh sách các nước nhóm 1 của HDI 2010, có thể thấy một điều rõ ràng democratic society là yếu tố chung nhất. Btw, VN xếp hạng 113, trên Lao, Cambodia, Myanmar, nhưng dưới tất cả các nước ĐNÁ khác.
- Lê Đức Thúy: 1000 tấn vàng trong dân: để xem mấy hôm nữa bác Giàu có đưa ra một con số hoàn toàn khác không nhé :-) Trong bài này bác Thúy đã phê phán quyết định của bác Giàu hồi đầu năm cấm các NHTM mở tài khoản vàng ở nước ngoài. Bác Thúy nói chính phủ đang xem xét lật ngược lại quyết định này của bác Giàu, tôi ủng hộ phe bác Thúy vì quan điểm của tôi là không cấm đoán gì cả mà phải quản lý rủi ro tốt. [Update: Đây nhé, bác Giàu phản pháo lại con số 1000 tấn của bác Thúy].
- Võ Trí Thành: "Chúng ta không thắt chặt đến mức bóp nghẹt nền kinh tế, nhưng thông điệp cho thị trường phải rất rõ ràng là: Việt Nam phải lấy ổn định vĩ mô làm trọng": hoàn toàn đồng ý với bác Thành, chỉ xin thêm một cái đuôi nhỏ nữa: "các chính sách bình ổn sẽ dựa vào thị trường chứ không bằng các mệnh lệnh hành chính cứng nhắc, đi ngược lại quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp."
- NVP: In tiền: các bạn sinh viên (và cả tác giả Cảnh Thái) nên tham khảo bài viết này về vụ "in tiền" vừa rồi của Fed. Điểm khác biệt quan trọng giữa "in tiền" của Fed và "in tiền" của NHNN là Fed muốn kéo mặt bằng lãi suất (dài hạn) xuống còn NHNN phải cung cấp tiền cho chính phủ chi tiêu. Tác giả Cảnh Thái nói đúng trong trường hợp "in tiền" của VN, nhưng không đúng trong trường hợp "in tiền" của Mỹ. Chính phủ Mỹ không được hưởng 1 đồng nào từ số 600 tỷ Fed vừa công bố trong QE II, trừ khi Fed giữ toàn bộ số trái phiếu sẽ mua vào trong chương trình này cho đến khi đáo hạn (và hàng năm Treasury không phải trả số coupon cho số trái phiếu này).
- CR: First Vietnamese American Bank: không biết ngân hàng này ở Cali phá sản có ảnh hưởng gì đến kiều hối không. Nhưng nếu ngân hàng này mà ở VN thì đã bị NHNN đóng cửa rồi vì không đủ 3000 tỷ VNĐ vốn điều lệ.
- FT: Dalai Lama's effect: nước nào mời Dalai Lama tới thăm sẽ bị TQ tẩy chay ngoại thương trong vòng 2 năm, một biện pháp hữu hiệu để VN giảm nhập siêu từ TQ?
- Ken Rogoff: Wounded lion: kết quả bầu cử midterm ở Mỹ là cảnh báo cho thế giới về một khả năng trade war sẽ xảy ra nếu Mỹ không đạt được concession từ các nước G20 khác về vấn đề current account.
- Larry Summers: Escape velocity: từ này, đang được nhiều người nhắc đến, có thể sẽ đi vào sách giáo khoa kinh tế với hàm ý rằng để thoát ra khỏi recession, nền kinh tế phải vượt qua một mức tăng trưởng tối thiểu (critical mass).
- The Economist: Daylight-saving: một nhà kinh tế của Morgan Stanley khuyến nghị Nhật áp dụng DLS như là một biện pháp kích cầu mà không tốn một đồng nào.
- Robert Zoellick: "The system should also consider employing gold as an international reference point of market expectations about inflation, deflation and future currency values. Although textbooks may view gold as the old money, markets are using gold as an alternative monetary asset today.": WB khá im hơi lặng tiếng trong thời gian qua, nhưng có vẻ vị chủ tịch này muốn có một tiếng vang mới trên chinh trường quốc tế bằng cách kêu gọi lại gold standard, quan điểm mà Ron Paul đang cổ súy. Ý tưởng này đã làm Brad DeLong "xỉ vả" Zoellick là ... "the stupidiest man alive".



- Allen & Violet Large: "We have each other": như vậy là đủ đối với cặp vợ chồng già này ở Canada nên họ đã donate gần hết số tiền trúng số độc đắc hơn 11 triệu Canadian dollar cho các tổ chức từ thiện. So beautiful.
- Tuổi trẻ: Quantitative easing: từ này nên dịch là "nới lỏng số lượng" thay vì "nới lỏng định lượng". Sở dĩ gọi là "số lượng" (quantity) là để đối lập với "giá" (price) trong các chính sách nới lỏng bình thường. Thông thường các ngân hàng trung ương điều chỉnh money supply thông qua giá (interest rate là giá của tiền tệ), bây giờ phương pháp đó không còn tác dụng nữa vì lãi suất đã sát zero nên họ phải quay sang điều chỉnh số lượng.
- Bùi Trinh: Tỷ giá hay cơ cấu?: hoàn toàn đồng ý với anh Bùi Trinh, vấn đề nhập siêu kinh niên của VN là do cơ cấu kinh tế lệch lạc. Một trong những lệch lạc quan trọng nhất là tỷ giá VNĐ quá cao :-)
- TBKTSG: TS Trần Xuân Giá: tôi nhớ ông Giá trước đây là giáo sư mà, sao bây giờ chỉ còn là tiến sĩ? Không lẽ VN bỏ chế độ phong giáo sư suốt đời rồi hay sao?
- Nguyễn Thế Thảo: "... đừng hỏi thêm về cái đó nữa.": có bao giờ bạn/gia đình bạn/công ty của bạn tổ chức một sự kiện lớn mà không có dự trù kinh phí không? thậm chí dự trù kinh phí đó trong nhiều trường hợp phải được vợ bạn/bố bạn/sếp bạn duyệt trước nữa ấy chứ. Làm gì có chuyện bạn được giao "thượng phương bảo kiếm" cứ tiêu thoải mái đi rồi sau đó quyết toán và báo cáo lại.
- Trần Hoàng Ngân: "Việc điều hành tỉ giá vì thế không thể dựa vào lý thuyết hay mô hình của các nước. Nếu để tỉ giá tăng cao sẽ phá vỡ ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát không kiểm soát nổi. Chúng ta cứ tăng tỉ giá, đưa ra mức mới thì thị trường lại muốn lên mức cao hơn và cuộc đua sẽ không bao giờ dừng.": hi vọng GS Ngân nói đùa, nếu không dùng mô hình/lý thuyết gì nữa thì sinh viên của GS Ngân cần gì phải học, Hội đồng tư vấn cần gì phải mời GS Ngân tham gia. [Với tôi không có chuyện có mô hình/lý thuyết của nước này hay nước khác, chỉ có mô hình/lý thuyết của kinh tế học. Khi áp dụng vào một nước/một trường hợp cụ thể cần phải có điều chỉnh/calibration phù hợp nhưng mô hình/lý thuyết thì vẫn vậy. Ngay cả giới buôn ngoại tệ chợ đen cũng phải có mô hình/lý thuyết của họ, dù là implicit, chứ nếu chỉ ra quyết định theo cảm tính mà không có một hệ thống logic nào cả thì chẳng chóng thì chầy sẽ thất bại.]
- Vũ Viết Ngoạn: "chấp nhận duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải để đảm bảo ổn định vĩ mô, cân bằng ngoại tệ và cán cân thanh toán": bác THD không thích câu này nhưng tôi rất khoái :-), chí ít cũng đã có policy maker hiểu rằng không phải cứ có tăng trưởng cao là tốt. Ông Ngoạn, từng là CEO của VCB, chắc hiểu vấn đề này hơn nhiều "đại biểu" khác.
- WSJ: Post-QE II announcement: Statement analysisbình luận của các nhà kinh tế. Thomas Hoenig tiếp tục bỏ phiếu chống viện dẫn inflation expectation sẽ tăng, điều mà Krugman và nhiều người khác mong muốn. Cả tổng số tiền ($600b) và thời gian thực hiện (8 tháng) đều được anticipated, tuy nhiên market surprise vì Fed target vào đoạn giữa của yield curve, có lẽ vì vậy 30-year bond ngay lập tức tăng 15bps
- WSJ: Pre-QE II announcement: Q&Acriticisms của một số nhà kinh tế tên tuổi
- Econompicdata: ADP report: từ đầu năm nay trên thị trường lao động Mỹ chỉ có SME thuê nhân công, các công ty lớn vẫn tiếp tục sa thải dù rất ít. Đây có thể do chính sách trợ giúp SME của gói kích cầu đầu năm 2009, cũng có thể SME flexible hơn nên đã sa thải phần lớn nhân viên trong năm 2008-2009 và bây giờ là chu kỳ thuê lại.
- Reuters TV: Split Congress: từ năm 1928 đến nay chỉ có 5 lần QH Mỹ có 2 chambers do 2 đảng khác nhau nắm đa số, 4 lần trong số đó S&P tăng trung bình 25%.
- WSJ: Economics and election: trong khi có người cho rằng Obama/Democrat thất bại trong kỳ bầu cử vừa rồi vì không biết PR những thành quả kinh tế tích cực của mình, kết quả bầu cử cho thấy những district có tình hình kinh tế tốt hơn lại là những nơi Democrat thua, ngược lại những nơi kinh tế còn khó khăn thì Democrat lại được tin tưởng.
- SGTT: Đề suất cho phép cá cược: tại sao đề suất này không từ Bộ Tư pháp hay QH mà lại từ Bộ Tài chính? Chẳng lẽ mục đích của việc cho phép (legalize) cá cược chỉ vì cần có thêm nguồn thu ngân sách?
- Vietnamnet: Ủy ban điều tra Vinashin: Ông Lê Quang Bình lo ngại nhiệm kỳ của QH khóa XII sắp kết thúc nên sợ đề suất của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết không kịp thực hiện. Tôi nghĩ khái niệm nhiệm kỳ chỉ áp dụng cho các đại biểu, chứ QH là một thực thể liên tục làm gì có chuyện quĩ thời gian ngắn hay dài. Nếu ủy ban điều tra này được thành lập, nó hoàn toàn có thể hoạt động trong vài nhiệm kỳ của các đại biểu QH. Ý kiến mời chuyên gia độc lập là hoàn toàn đúng, rất giống ý kiến của nhà báo Nguyễn Vạn Phú đề nghị mời chuyên gia độc lập trong việc tái cơ cấu lại Vinashin các đây 2 tháng.
- Stephen Williamson: Sticky prices: một bài tóm tắt rất hay về những cách đưa sticky price vào mô hình macro của New Keynesian theories. Williamson nêu ra một vấn đề của các mô hình này (Nick Rowe đã có lần nhắc đến) là chưa có mô hình nào đưa khái niệm unit of account của money vào, có lẽ đây là một thiếu sót quan trọng của các mô hình có money.
- Felix Salmon: Greece default: tôi đọc bài này mấy tháng trước và cho vào Google calendar để xem có đúng không, kết quả là weekend vừa rồi thủ tướng nước này ám chỉ default có thể xảy ra và CDS spread đã tăng mạnh trong hơn 1 tuần qua.
- FE: War with Iran: David Broder, một columnist có tiếng của Washington Post và đã từng đoạt giải Pulitzer, đang bị toàn thể giới bloggers lên án về đề nghị Mỹ tấn công Iran để đưa nền kinh tế này thoát khỏi recession, giống như WWII đã giúp Mỹ thoát khỏi Great Depression. Điểm mâu thuẫn lớn nhất của Broder, một người thiên hữu, bị các bloggers thiên tả chỉ ra là trong khi ông ta chống lại government spending thì lại kêu gọi chiến tranh, một dạng government spending khác, để giải quyết vấn đề kinh tế.
- Krugman: Macro is hard: nói cách khác, Krugman ám chỉ micro-based macro theories không phản ánh được aggregate economy
- Fred Bergsten: Currency war: phải biện lại bài của Yiping Huang tôi có link tháng trước. Bergsten chỉ ra một sai lầm quan trọng trong phân tích của Huang là không tính đến độ trễ của các chính sách macro. Tôi cũng quên mất điều này.
- Krugman: QE II: Krugman vẫn tiếp tục nghi ngờ tính hiệu quả của QE II, cho rằng liquidity trap hạn chế tác động của monetary policy. Trong khi đó Tyler Cowen tỏ ra không đồng tình với lập luận của Krugman về liquidity trap. Giải pháp Krugman đưa ra là Fed cam kết inflation target 5% trong giai đoạn 5 năm tới bất kể kinh tế biến động thế nào. Mục tiêu là đẩy inflation expection lên cao để giảm real interest xuống.


Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Zero debt


Tiếng Việt có câu "bút sa gà chết", thời buổi Internet bây giờ chắc phải đổi thành "bấm nút publish/send là chết" :-). Số là cách đây mấy tháng Paul Krugman và Stephen Williamson "nặng lời" với nhau (xem phần links của tôi trong tháng 8) về một bài phát biểu của Kocherlakota. Có vẻ Williamson vẫn còn "tư thù" với Krugman từ dạo đó nên ngay khi Krugman và Eggertson giới thiệu một mô hình debt-deflation mới (xem link tháng này), Williamson mắc phải một sai lầm nghiêm trọng là vội vã bấm nút publish một bài viết phê phán mô hình Krugman-Eggertson trước khi đọc cẩn thận paper của hai tác giả nói trên. Dù Williamson đã xóa ngay bài viết này và thay bằng một bài review rất neutral, bài phê bình đầu tiên so sánh Krugman/Eggertson với các sinh viên của mình đã được các thể loại web-catch/RSS-aggregators lưu lại.

Ở đây tôi không muốn nói về mô hình Krugman-Eggertson, bạn nào quan tâm có thể đọc trực tiếp paper của họ hoặc đọc các bài review của Williamson, Nick Rowe, Karl Smith, WSJ, hay của chính Krugman. Tôi muốn nhấn mạnh đến sai lầm của Williamson trong bài viết đã bị xóa vì đây là điều nhiều người mắc phải. Sai lầm của Williamson là vội vã kết luận Krugman/Eggertson sai khi cho rằng trong dài hạn không ai có thể nợ nần người khác (no positive debts in steady state). Điều này thoạt nhìn có vẻ phù hợp với common sense, bạn chỉ có thể vay nợ trong ngắn hạn rồi kiểu gì cũng phải trả số nợ đó trong tương lai. Không ai cho bạn vay nếu bạn tuyên bố sẽ tiếp tục nợ nần vĩnh viễn (mô hình của Krugman/Eggertson và nhiều mô hình kinh tế khác có giả thiết các agents trong mô hình tồn tại vĩnh viễn).

Từ ý tưởng này, nhiều người (nhất là các ultra-right wing politicians) cổ vũ cho zero-government debt, thậm chí trong ngắn hạn. Lập luận của họ là nếu bạn không muốn bị nợ nần thì bạn cũng mong muốn đất nước của bạn không nợ ai, xét cho cùng public debt chính là liability của mọi công dân, hiện tại cũng như tương lai. Tôi không muốn bàn về mặt chính trị của những lời kêu gọi này, xét trên khía cạnh kinh tế, zero-debt policy không phải là chính sách tối ưu cho một nền kinh tế. Tyler Cowen trước đây có viết một list các nguyên tắc mà đa số các nhà kinh tế tán thành, trong đó non-zero-debt policy được xếp ngang hàng với free trade và public goods. Thực tế đã có những nhà kinh tế nghiên cứu về optimum debt/deficit level cho một nền kinh tế (eg Peter Diamond's dynamic efficiency). Sau đây là một số lý do phản bác lại zero debt policy.

Trước hết, đa số mọi người đồng ý rằng một công ty nếu chỉ sử dụng vốn tự có (equity) của mình mà không vay nợ thì cơ cấu vốn của công ty đó không tối ưu. Không chỉ trong ngắn hạn, ngay cả nếu công ty đó tồn tại vĩnh viễn, một tỷ lệ debt/equity hợp lý sẽ làm tăng giá trị của công ty vì cùng một ROA công ty đó sẽ có ROE cao hơn (leverage effect). Modigliani-Miller theorem không đúng trên thực tế vì thuế, uncertainty, asymmetric information..., cho nên tài trợ kinh doanh bằng debt lợi hơn bằng equity (xét theo cost of capital) trong một giới hạn debt/equity nhất định. Tất nhiên một công ty hoàn toàn có thể chỉ dựa vào equity của mình để phát triển, nhưng công ty đó rất dễ trở thành mục tiêu cho các competitors thôn tín.

Ngay cả nếu không xét đến ảnh hưởng của thuế và các yếu tố khác, optimum capital structure của một công ty, hay xét rộng ra một industry/economy, cũng cần phải có debt. Điều này đơn giản vì debt chỉ là mặt trái của saving (tạm thời bỏ qua foreign capital flows). Đối diện với uncertainty, các cá nhân trong một nền kinh tế cần phải có saving (ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời). Saving chỉ có thể xảy ra nếu có counterparty là borrowers (trong mô hình Krugman-Eggertson là những impatient agents). Trong dài hạn debt vẫn có thể tồn tại nếu một nhóm người có nhu cầu saving cao hơn các nhóm còn lại vì họ nhận được utility từ cảm giác an toàn do có positive saving (họ có risk aversion cao hơn). Nếu net saving của các cá nhân positive thì debtors hiển nhiên sẽ là những agent còn lại trong nền kinh tế (công ty, nhà nước). Ngay cả trong trường hợp M&M theorem đúng, demand/supply của loanable funds sẽ làm cost of debt rẻ hơn cost of equity và các công ty sẽ có positive debt trong dài hạn.

Nếu coi chính phủ là một công ty cung cấp public goods cho dân chúng, công ty này có revenue hàng năm từ tax và có thể xây dựng capital structure bằng equity (thông qua retained earning, trong trường hợp của chính phủ là budget surplus) và debt. Một CFO giỏi sẽ không bao giờ chấp nhận zero debt nếu cost of debt rẻ hơn cost of equity. Thông thường cost of debt cho nhà nước rẻ hơn cho các công ty tư nhân (government bonds có yield thấp hơn corporate bonds), trong khi cost of equity lại cao hơn. Sở dĩ cost of equity của chính phủ cao hơn của private sector vì chính phủ chỉ có thể "huy động" equity thông qua tăng thuế, điều này có giới hạn nhất định (Laffer curve) và có negative impact đến nền kinh tế (deadweight loss). Tất nhiên cost of debt không phải lúc nào cũng thấp nếu debt vượt quá một giới hạn cho phép, tuy nhiên nếu private sector có optimum non-zero debt thì tại sao chính phủ lại phải tuân theo zero debt policy?

Một câu trả lời thường gặp cho câu hỏi này là inter-generation equity, nói nôm na là thế hệ hiện tại không được để lại gánh nặng nợ nần cho thế hệ tương lai. Điều này đúng nhưng cần phân biệt "gánh nặng nợ nần" với optimum debt. Tương tự như một công ty, nếu chính phủ có tỷ lệ debt/equity hợp lý thì tăng trưởng kinh tế sẽ tốt hơn và điều này sẽ có lợi cho các thế hệ tương lai hơn. Vay nợ để có cơ sở hạ tầng tốt, y tế/giáo dục tốt là cách để các nền kinh tế thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn: nghèo dẫn đến thiếu vốn, và ngược lại thiếu vốn nên nghèo. Public debt chỉ trở thành gánh nặng cho các thế hệ tương lai nếu nó được sử dụng không hiệu quả (vd ICOR hiện tại cao) và/hoặc bị thất thoát vì tham nhũng, lãng phí.

Đây là câu trả lời thứ hai của những người ủng hộ zero public debt. Họ lập luận rằng chính phủ luôn tham nhũng và bất tài nên tốt nhất phải hạn chế chính phủ vay nợ, coi như một second best solution. Tôi đồng ý với lập luận này, ít nhất trong trường hợp VN khi chính phủ đi vay để làm đường sắt cao tốc hay tài trợ cho Vinashin, tuy nhiên "hạn chế chính phủ vay nợ", không đồng nghĩa với zero debt. Theo tôi cách hạn chế tốt hơn là thay vì hạn chế số nợ (tính theo %GDP) nên hạn chế interest payment tối đa, nghĩa là nếu một chính phủ được thị trường đánh giá tốt nên đồng ý cho vay lãi suất thấp thì giới hạn nợ của chính phủ đó phải được nới rộng hơn các trường hợp phải vay với lãi suất cao. Ngoài ra việc chấp nhận second best chỉ được coi là tạm thời, về lâu dài phải giải quyết triệt để gốc rễ vấn đề là political corruption chứ không phải public debt.

Trong ngắn hạn, zero debt policy càng khó có thể chấp nhận. Khi kinh tế biến động, dù là lỗi của chính phủ hay không, việc áp đặt zero debt constraint sẽ buộc chính phủ phải cắt giảm chi tiêu thường xuyên (chứ đừng nói gì đến kích cầu hay borrower of last resort như các Keynesians kêu gọi), do vậy sẽ ảnh hưởng đến điều kiện sống hiện tại của dân chúng cũng như tương lai tăng trưởng của nền kinh tế. Rất nhiều tiểu bang Mỹ có luật cấm chính phủ tiểu bang không được có budget deficit, điều này đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các dịch vụ công của chính phủ tiểu bang (cắt giảm giáo dục, police) trong 2 năm khủng hoảng vừa qua. Còn may là các tiểu bang của Mỹ đã được chính phủ liên bang rót tiền trợ giúp, nếu chính phủ liên bang cũng phải tuân theo zero debt policy như vậy chắc chắn mức độ ảnh hưởng sẽ lớn hơn nhiều.

Hồi cuối nhiệm kỳ thứ hai của Clinton, Mỹ có thặng dư ngân sách và một số nhà kinh tế (trong đó có Greenspan) yêu cầu dùng số tiền thặng dư mua lại government bonds để giảm debt. Ở Úc dưới thời John Howard cũng vậy, chính phủ liên bang đã tìm cách mua lại government bonds vì có thặng dư ngân sách khá lớn. Tuy nhiên sau khi chính phủ mua bonds (giảm public debt) một thời gian thì Bộ Tài chính (Treasury) phải phát hành bonds trở lại vì lượng government bonds quá ít đã gây cản trở cho hoạt động bình thường của thị trường tài chính. Ngoài việc government bonds là benchmark cho private bonds (thường được quote theo spread với government bond yield) và cho thị trường derivatives, rất nhiều quĩ đầu tư, quĩ hưu trí buộc phải có một tỷ lệ government bonds nhất định. Bởi vậy government bond supply giảm đã gây khó khăn cho những quĩ này, buộc họ phải nâng giá (giảm yield) để cạnh tranh. Hậu quả là thị trường vốn bị méo mó, lãi suất tụt xuống quá thấp bất chấp chính sách tiền tệ. Sự kiện này cho thấy nợ chính phủ (chính xác hơn là thị trường government bond) có một vai trò phụ khá quan trọng bên cạnh là nguồn cung ứng vốn cho chính phủ. Zero debt policy sẽ xóa sổ thị trường này và sẽ có những ảnh hưởng khó lường lên thị trường tài chính. Tất nhiên sẽ có người nói thị trường tài chính hiện tại cũng cần phải cải tổ, biết đâu sau này nó sẽ không cần government bond benchmark nữa? Điều này có thể xảy ra, nhưng hãy để cho thị trường quyết định chứ không phải các chính trị gia hô hào zero debt.


Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Coupon rate


Từ trước tới giờ tôi vẫn nghĩ những institution lớn, vd bộ Tài chính các nước, khi phát hành bonds có thể lựa chọn coupon rate theo mặc định truyền thống. Như đã đề cập đến trước đây, với bonds, coupon rate thực ra không quan trọng mà yield (hay YTM) mới có ý nghĩa. Hiện tại Sydney Futures Exchange (SFE) có 10-year government bond futures contract qui định giá của futures contract đó được tính theo một hypothetical bond, có coupon là 6%/năm. Do vậy trên thị trường Úc vài năm trước, con số 6% khá sticky vì nó liên quan đến futures contract, nếu government thay đổi coupon rate khỏi 6% thì công thức tính futures price sẽ phức tạp hơn.

Trên thị trường corporate bonds của Úc và Mỹ có một qui luật bất thành văn là khi phát hành bond coupon rate phải được qui định rất gần với yield, có lẽ lý do là để initial price bằng với face (par) value giúp đơn giản hóa cho sổ sách kế toán của cả người phát hành bonds lẫn investors. Tôi không rõ điều này quan trọng đến mức nào nhưng có lẽ nhiều investors ngầm định nó nên ngay cả government bonds cũng dần dần tuân theo qui luật này. Gần đây coupon rate của Úc đã dao động khá nhiều và không còn giữ mức 6% nữa khi lãi suất của Úc giảm mạnh cùng với các nước khác trong giai đoạn 2008-2009.

Khác với Úc, coupon rate của US government bond không do auctioner qui định mà do thị trường quyết định. NY Fed, nơi được US Treasury ủy quyền đấu thầu government bonds, có một tài liệu giới thiệu chi tiết quá trình đấu thầu. Trong đó ghi rõ coupon rate được chọn sau mỗi phiên đấu thầu sao cho initial price gần với par value nhất (nhưng không lớn hơn par). Sai số giữa yield và coupon rate phải là multiple của 1/8 phần trăm (0.125%), có nghĩa là yield sẽ rất gần với coupon rate. Có một ngoại lệ là nếu đợt phát hành bond được reopen thì coupon sẽ bằng coupon của lần phát hành trước đây.

Như vậy một số entry tôi viết trước đây không chính xác khi cho rằng nhà phát hành bonds có thể chọn coupon rates để thay đổi duration của bonds và ảnh hưởng lên yield. Entry này là một lời đính chính và xin lỗi các bạn vì đã đưa tin không chính xác. Chắc tương lai còn nhiều đính chính tương tự :-(


Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

Gold ETF


Trong khi tôi vẫn cho rằng phát hành TIPS và tạo liquidity cho thị trường này là giải pháp dài hạn cho tình trạng vàng/đô la hóa của nền kinh tế, trước mắt SBV và SSC có thể chữa cháy cho những cơn sốt vàng của VN bằng cách cho phép mở một Gold ETF trên sàn chứng khoán VN. ETF - Exchange Traded Fund, là một quĩ đầu tư mở có cổ phần được giao dịch tự do trên sàn chứng khoán. Gold ETF có một mục tiêu duy nhất là đảm bảo giá trị của quĩ (NAV) tăng lên/giảm xuống đúng bằng giá vàng (nguyên tắc của index fund), do đó giá cổ phiếu của ETF cũng tăng/giảm theo giá vàng. Nếu nhu cầu cổ phiếu tăng quá mạnh thì ETF manager/trustee sẽ phát hành thêm cổ phiếu (tăng NAV). Để đảm bảo NAV tăng giảm theo giá vàng, các gold ETF thường mua vàng physical và/hoặc mua gold derivatives (mua bán paper gold trên các sàn vàng cũng là một dạng gold derivatives).

Có 2 lợi ích của việc mở gold ETF so với nhập vàng physical về bán cho dân. Thứ nhất ETF có thể (nếu được SBV/SSC đồng ý), tham gia các sàn vàng quốc tế và/hoặc mua bán gold futures để đảm bảo NAV tăng/giảm đúng theo giá vàng mà không nhất thiết phải mua vàng physical. Lượng ngoại tệ chuyển ra ngoài để mua paper gold/gold futures nhỏ hơn rất nhiều so với NAV vì có thể leverage, do vậy giảm bớt sức ép lên thị trường ngoại hối. Số physical gold của ETF này sẽ có vai trò như một quĩ bình ổn vàng hoạt động song song với dự trữ vàng của SBV, giảm bớt gánh nặng bình ổn cho SBV. Thứ hai, share của ETF được giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhiều khả năng sẽ có khối lượng giao dịch lớn, nên sẽ tránh bị manipulate như trong trường hợp giá vàng trên thị trường tự do. Nhà đầu tư mua/bán ETF share sẽ chỉ quan tâm đến giá vàng thế giới chứ không lo lắng về tình hình giá vàng trong nước. Nhiều khả năng giá vàng trong nước sẽ gần với giá vàng quốc tế hơn vì hai thị trường này sẽ liên thông gián tiếp qua gold ETF (các tiệm vàng sẽ tham gia mua/bán ETF share). Các giao dịch được thực hiện trên thị trường chứng khoán nên sẽ loại bỏ nhiều loại rủi ro cho nhà đầu tư (vàng giả, bị trộm cắp, làm giá...).

ETF này có thể sẽ được một vài "đại gia" trong giới vàng bạc (SJC, PNJ) và một số ngân hàng lớn góp vốn ban đầu (seed money). Nếu chính phủ cho rằng bình ổn thị trường vàng là một nhiệm vụ quan trọng có thể giao cho SCIC tham gia. SSC/HOSE có thể duyệt dự án này nhanh chóng và cho listed thật nhanh. Nếu cần thiết có thể thuê các gold ETF managers đang hoạt động trên thế giới điều hành trong thời gian đầu, thậm chí mời họ tham gia góp vốn. Trong tương lai, SSC/HOSE có thể cho phép các institutions mở thêm 1-2 gold ETF khác nếu nhu cầu thị trường quá lớn.

Cho phép mở gold ETF sẽ là cách để SBV "đảo ngược" lại quyết định đóng cửa các sàn vàng của mình hồi đầu năm mà không ảnh hưởng nhiều đến credibility.

Update (12/11): Một bài viết rất hay về hoạt động của GLD, một gold ETF của Mỹ

Update (01/12): TQ đã đi trước VN, vừa cho phép mở một gold ETF trong nước bằng cách đầu tư thông qua các gold ETF ở bên ngoài.

Update (21/12): BIDV đã đề xuất mở một sàn giao dịch vàng do nhà nước (NHNN) quản lý. Về cơ bản đây không khác gì một gold ETF, đều là cách để nhà đầu tư trong nước có thể dễ dàng mua bán (chứng chỉ) vàng mà không nhất thiết phải có một lượng physical gold xuất/nhập qua biên giới kèm theo một lượng USD chảy theo chiều ngược lại. Gold ETF có thuận lợi là có thể triển khai nhanh dựa trên thị trường chứng khoán và hệ thống stock broker hiện tại. Sàn giao dịch vàng, nếu mở theo đề xuất của BIDV, có ưu thế là nhà nước có thể kiểm soát chặt hơn và dễ can thiệp hơn. Như tôi nói bên trên, cả hai cách này đều là đảo ngược lại quyết định đóng cửa các sàn vàng tư nhân hồi đầu năm.


Thứ Năm, 4 tháng 11, 2010

TIPS


TIPS - Treasury Inflation Protected Securities - là trái phiếu chính phủ Mỹ phát hành có đặc điểm face value và coupon được điều chỉnh theo lạm phát (cụ thể là CPI). Nhiều nước cũng phát hành loại trái phiếu này, có nước gọi là inflation linked bonds hoặc indexed bonds. Nguyên tắc của loại trái phiếu này rất đơn giản, vào thời điểm phát hành người ta ghi nhận giá trị của CPI ở thời điểm đó và sau đó hàng năm hiệu chỉnh mệnh giá theo giá trị CPI cuối cùng. Ví dụ nếu CPI ban đầu là 100, một năm sau CPI tăng lên 108, nghĩa là lạm phát sau 1 năm là 8%, thì mệnh giá của TIPS được tăng lên 8% và coupon được tính theo mệnh giá mới.

Đến đây chắc các bạn đã đoán ra tôi định nói điều gì. Vâng, theo tôi chính phủ VN nên nhanh chóng nghiên cứu phát hành TIPS trên thị trường nội địa bởi 2 lý do. Thứ nhất đó là cách để những người dân bình thường có thể bảo toàn những khoảng tiết kiệm của họ cho tương lai. Cho dù giá vàng, giá đô la có biến động thế nào chăng nữa, nếu bạn đầu tư vào TIPS thì ít nhất bạn sẽ yên tâm số tiền của mình sẽ giữ được sức mua, và còn sinh lời chút đỉnh (phụ thuộc vào real yield lúc mua). Nếu loại chứng khoán này được phát hành rộng rãi và có thể mua bán được một cách dễ dàng/an toàn, tôi tin người dân sẽ bớt tích trữ vàng và đô la như một hình thức tiết kiệm. Đồng tiền VN có thể vẫn chưa có uy tín cao, lạm phát VN có thể vẫn còn cao, nhưng có lẽ những xáo trộn tâm lý như mấy ngày qua sẽ giảm đi ít nhiều.

Lý do thứ hai là với việc phát hành TIPS để bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách, chính phủ sẽ có incentive yêu cầu NHNN phải kiểm soát lạm phát tốt, vì nếu không tiền trả lãi suất cho TIPS sẽ tăng cao. Nói cách khác, thay vì hô hào hay ra nghị quyết kiểm soát lạm phát, đây là một constraint đối với chính phủ/NHNN về lạm phát và constraint này rất credible (tất nhiên với điều kiện lượng TIPS phát hành phải đủ lớn và CPI phải được thống kê chính xác). Ngoài ra số liệu yield của TIPS sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, nghiên cứu biết được inflation expectation của thị trường/người dân, từ đó đưa ra những chính sách thích hợp hơn.

Tôi nhớ hồi những năm 82-83 khi VN đang bị siêu lạm phát, chính phủ đã từng phát hành một loại công trái có tính chất inflation linked tương tự. Loại công trái này hồi đó được bảo đảm bằng lương thực và một số mặt hàng tiêu dùng khác (vải vóc, xe đạp...), là những thành tố chính của CPI sau này. Tôi không rõ số phận của những công trái đó sau này thế nào, nhưng rõ ràng VN đã có kinh nghiệm và cơ chế để phát hành TIPS. Điều cần làm hiện nay là tạo ra cơ chế cho TIPS có thể chuyển nhượng được trên thị trường thứ cấp, điều này sẽ giúp nó cạnh tranh được với vàng/đô la như một kênh tiết kiệm an toàn và liquid. Tôi nghĩ Bộ Tài chính nên bỏ thời gian ra nghiên cứu phương án phát hành loại trái phiếu này, thay vì nghiên cứu các phương án cá độ bóng đá.

Hi vọng đến một ngày đọc được dòng quảng cáo: "Nhà mặt tiền Q1, giá 1500 TIPS".


NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...