Thứ Năm, 30 tháng 7, 2009

Geithner's house


In case you haven't seen this...



www.thedailyshow.com





Dongguan


Sáng nay đọc viet-studies thấy GS Trần Hữu Dũng highlight câu này từ một bài báo của FT: "Dongguan, the south China city whose factories alone outpace those of Vietnam in exports". Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Dongguan là $65.54b còn của VN là $62.9b, đúng là choáng thật.

Có một chi tiết nữa trong bài báo cũng đáng quan tâm. Dân số của Dongguan là 10m, workforce khoảng 6.3m (63%) vào cuối năm 2008 và đã có khoảng 10% trong số workforce đó mất việc trong năm nay khi export giảm 24%. So với VN có dân số 84m, giả sử tỷ lệ workforce/population cũng là 63%, export của VN giảm 10% trong 6 tháng đầu năm (theo TCTK). Nếu dùng tỷ lệ mất việc của Dongguan do export giảm cho VN thì workforce của VN sẽ bị mất 10/24*10=4.2%. Nhân tỷ lệ này với workforce sẽ ra số công nhân VN bị mất việc vì export giảm là 84m*0.63*0.042=2.2m. Tất nhiên con số này có nhiều "giả sử" không đúng với thực tế nhưng cũng phần nào phản ánh mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện tại vào thị trường lao động. Trong bối cảnh VN không có số liệu thống kê về lao động, tạm thời coi đây là giới hạn trên của số người lao động VN mất việc trong thời gian qua.


Google trend


Gần đây một số người, dẫn đầu là Hal Varian, sử dụng Google Trend như một nguồn số liệu thống kê mới trong các nghiên cứu/phân tích kinh tế, đặc biệt về vấn đề sentiment và confidence. Econompicdata vừa vẽ một đồ thị dựa trên số liệu của Google Trend về từ khóa "Economic depression":



Chỉ số này tăng vọt trong tháng 9/2008 và tháng 3/2009 thì có thể hiểu được, tại sao nó lại tăng vào thời điểm này? Một comment trên blog Econompicdata cho rằng lý do là hồi đầu tháng 7 Larry Summers có nhắc đến chỉ số này (Google trend của "economic depression") đang giảm nên có thể nhiều người đã curious search thử xem sao. Conspiracy theory: ai đó đã viết bot tự động search từ khóa này để chứng minh Summers sai, hoặc tệ hơn nữa để manipulate thị trường khi nhiều người bắt đầu quan tâm đến chỉ số này.


Thứ Tư, 29 tháng 7, 2009

CB balance sheet


Brad Setser có một quan sát rất thú vị như sau. Khi balance sheet của Fed tăng vọt lên trên $2tril, nhiều người lo rằng balance sheet như vậy là quá lớn và Fed sẽ không kiểm soát được lạm phát. Thực ra nếu so với GDP, Fed balance sheet hiện khoảng 15% (so với 6% trước khủng hoảng). Trong khi đó PBoC (central bank của TQ) có balance sheet vào khoảng 70% GDP của TQ, nếu trừ đi foreign reserve (55% GDP) thì vẫn còn khoảng 15% GDP. Trong số 55% GDP của foreign reserve, TQ có 30% GDP là US Treasury và Agency, tỷ lệ US bonds/GDP này của PBoC lớn hơn nhiều lần tỷ lệ US bonds/GDP của Fed:


NHNN VN có balance sheet khoảng 36% GDP vào cuối năm 2007, giảm xuống 29.5% cuối năm 2008 và có vẻ tiếp tục giảm trong những tháng đầu năm 2009 (số liệu từ IFS 07/2009). Điều này cho thấy NHNN đã thắt chặt tiền tệ trong năm 2008 và tiếp tục chính sách này trong năm nay (mặc dù trên thực tế monetary policy được nới lỏng thông qua chính sách "kich cầu không giống ai" của VN). Vì vậy, quan hệ giữa central bank balance sheet của VN (và TQ) với money growth sẽ rất phức tạp chứ không đơn giản như quan hệ tỷ lệ thuận ở các nước khác.




Thứ Ba, 28 tháng 7, 2009

Federal reserve system


Trước đây có một bạn comment trên blog này rằng Fed là một tổ chức tư nhân, có lẽ comment này xuất phát từ một số conspiracy theory về việc Fed bị các private bankers (eg Rothschild family hay Goldman Sachs) kiểm soát. Willem Buiter chỉ ra rằng hệ thống 12 district banks của Fed là privately owned, điều này cũng được một article trên Wikipedia khẳng định. Tuy nhiên việc các district banks là privately owned không có nghĩa Fed (viết tắt của Federal Reserve System) là một tổ chức tư nhân. Thực tế Fed có thể coi là một hiệp hội nghề nghiệp đã được institutionalized thành một regulatory body.

Trước hết cần nhớ lại lý do đầu tiên dẫn đến việc Fed được thành lập năm 1913 là các cuộc bank runs cuối thế kỷ 19 và đặc biệt là Panic of 1907. Bank run xảy ra khi các ngân hàng hoạt động theo cơ chế fractional reserve system (nên nhớ cơ chế này hoàn toàn không phụ thuộc vào sự tồn tại của central banks hay đồng tiền lưu hành là fiat money hay commodity based như gold standard). Fed được thành lập với mục đích ban đầu là một lender of last resort (LOLR) và có thể coi đây hoàn toàn là một tổ chức tư nhân hay một hiệp hội nghề nghiệp có một chức năng nhất định.

Cần lưu ý rằng LOLR không nhất thiết chỉ là chức năng của central banks. Một số ngân hàng tư nhân hoàn toàn có thể tự tập hợp nhau lại, bỏ vốn vào một quĩ chung để làm chức năng LOLR khi một thành viên gặp khó khăn. Hiển nhiên tổ chức này phải có một số qui định về quản lý rủi ro cho các thành viên của mình, đồng thời phải có quyền giám sát các thành viên tuân thủ theo các qui định đó. Do vậy tôi không tán thành Willem Buiter phê phán việc các private banks có quyền bầu ra presidents của các district banks trong hệ thống Fed. Nên xem các district banks này là các tổ chức nghề nghiệp, các private banks có quyền tham gia hoặc không tham gia, và một khi họ là thành viên thì họ phải có quyền bầu ra president của mình.

Một câu hỏi đặt ra là có nên/cần phải instituitionalize hệ thống 12 tổ chức/hiệp hội nghề nghiệp của các banks thành một statustory body hay không? Nghĩa là một tổ chức được luật pháp bảo hộ và enforce, thay vì chỉ có by-laws như các hiệp hội nghề nghiệp khác. Một vấn đề quan trọng nữa là có nên/cần để 12 district banks này độc lập với nhau hay không, và nếu không hoàn toàn độc lập thì cơ chế nào kết nối các districk banks này. Thực ra trước khi Fed được thành lập đã có nhiều local banks thực hiện chức năng LOLR và cả deposit insurance, tuy nhiên cuộc khủng hoảng 1907 cho thấy hệ thống này không chắc chắn và phu thộc rất nhiều vào một vài bankers lớn như J.P. Morgan. Việc Fed thành lập năm 1913 là trả lời cho 2 câu hỏi trên của những người sáng lập ra nó (Woodrow Wilson): cần phải institutionalize các district banks và phải liên kết chúng lại trong một hệ thống thống nhất.

Cho đến thời điểm này tôi cho rằng đây là một quyết định đúng. Nhiều người (ủng hộ gold standard) có thể phản đối chức năng in tiền và điều hành monetary của Fed và các central banks nói chung, nhưng tôi nghĩ sẽ ít người phản đối lập luận của tôi là một hệ thống LOLR liên kết với nhau và được institutionalized là cần thiết và hiệu quả. Sau khi Fed ra đời, các tổ chức tư nhân (private banks) trước đây cung cấp dịch vụ LOLR đã biến mất dù luật pháp Mỹ không cấm. Bank run cũng chấm dứt cho đến cuộc khủng hoảng hiện tại, khi mà các shadow banks đã phát triển quá lớn nhưng không được quản lý trong hệ thống Fed.


Thứ Hai, 27 tháng 7, 2009

FX volume


Kathy Lien blog có links tới một loạt các semi-annual reports của các central banks về foreign exchange trading volume. Nhìn chung, so với tháng 10/2008 FX volume trên các thị trường chính đã giảm từ 20-30% cho các đồng tiền lớn. Kathy cho rằng sự sụt giảm này do carry trade unwinding và risk aversion. Nhưng có lẽ việc international trades giảm mạnh cũng là lý do quan trọng dẫn đến low FX volume. Tuy nhiên chỉ riêng London và New York, hai trung tâm giao dịch FX lớn nhất thế giới, đã có daily volume hơn $1.8 trillion.


Video of the day


Tiếc là The Economist không cung cấp embedded video, vậy nên các bạn chịu khó vào link này xem một video rất thú vị về lịch sử saving-consumption của Mỹ từ trước WWII.


Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2009

Negligence


NHNN đã có một cố gắng rất đáng khen khi công bố kết quả các hoạt động thị trường mở lên website của mình. Tuy nhiên số liệu mới nhất cho thấy người chịu trách nhiệm đưa thông tin lên đã có một số tắc trách không đáng có. Bảng kết quả đấu thầu hoạt động thị trường mở có kết quả của 3 phiên thì 2 phiên diễn ra trong tương lai, phiên 57/2009 ngày 25/09/2009 và phiên 301/2008 ngày 01/10/8200. Đây có thể chỉ là lỗi typo nhưng ngân hàng trung ương của một nước không nên để những lỗi này tái diễn.



Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009

Fed chairman


Tôi rất có cảm tình với Ben Bernanke, có thể vì bề ngoài "bác học" của ông, có thể vì cách nói chuyện điềm đạm của ông, có thể vì trình độ và kiến thức của ông. Nhưng lý do chính tôi, cũng giống như nhiều người khác, mong muốn TT Obama sẽ reappoint Bernanke là những gì Bernanke đã làm trong 12 tháng qua trong vai trò chủ tịch Fed. (Một lý do phụ nữa là nhiều người không muốn thấy Larry Summers lên thay Bernanke.)

Tuy vậy tôi không thể không đồng ý với lập luận của Kevin Drum (trích dẫn trên blog Free Exchange). Drum cho rằng Obama cần phải thay Bernanke, không phải vì Bernanke đã không làm tốt vai trò Fed chairman, mà vì không nên xây dựng một hình tượng "thánh" Bernanke, một người không thể nào thay thế được như Alan Greenspan đã từng được báo chí và investor phong tặng khi ông còn là Fed chairman. Như đã đề cập đến trước đây, tôi luôn dị ứng với việc thần thánh hóa một nhân vật/vĩ nhân nào đó.

Vẫn biết rằng đưa ra một chính sách kinh tế ngoài phần science, phần art cũng rất quan trọng. Nhưng tôi thiên về quan điểm cho rằng central banking nên giảm bớt discretionary decision và tăng cường rule based policies. Bởi vậy không nên coi Fed chairman hay bất kỳ thống đốc các ngân hàng trung ương khác là indispensable. Nếu muốn có một independent central bank thì central bank đó phải được ruled bởi các technocrats chứ không phải một vài "ông thánh", dù là thánh thực sự.

Update (27/07): Nouriel Roubini và Mark Thoma ủng hộ reappointment, Anna Schwartz phản đối. Calculated Risk không phản đối nhưng cho rằng có thể có Fed Chairman tốt hơn.

Update (28/07): Tyler Cowen cho rằng nếu Bernanke (a Republican) không được reappointed thì nhiều khả năng market sẽ lo ngại về Fed's independence vì cả Summers và Yellen, hai front runners, đều là Democrat.và đều có quan hệ mật thiết với White House. Trong khi đó Barkley Rosser (Econospeak) rất ủng hộ Yellen.

Update (29/07): Willem Buiter nghiên về phương án Yellen hơn là Bernanke và hoàn toàn không ủng hộ Summers.

Update (10/08): Krugman ủng hộ reappointment, Stiglitz unsure.

Update (14/08): Rodrik không ủng hộ reappointment Bernanke.

Update (25/08): Đã có tin Obama sẽ reappoint Bernanke. Calculated Risk tuy không phản đối nhưng prefer người khác.

Update (10/09): Theo bài báo này của FT, China đã gây ảnh hưởng lên quyết định của Obama reappoint Bernanke.


50-50


Falkenblog chỉ ra rằng Nasdaq đã tăng điểm liên tục trong 10 ngày qua, một điều rất hiếm khi xảy ra. Theo tính toán của Falkenblog, nếu xác suất tăng/giảm của Nasdaq là 50-50 thì sự kiện trên chỉ có thể xảy ra 10 năm 1 lần, và thực sự trong 10 năm vừa rồi chua có khi nào Nasdaq tăng liên tục 10 ngày như vậy. Thống kê số liệu thực tế của Nasdaq trong 10 năm qua, xác suất của các chuỗi tăng điểm 1, 2, 3, ..., 10 ngày liên tục được so sánh với xác suất lý thuyết 50-50 như hình dưới:


Từ so sánh ở trên có thể thấy Nasdaq quả là rất gần với random walk.



Update (24/07): Đến hôm nay Nasdaq đã tăng 12 phiên liên tục, từ ngày 8/07.


John Taylor


Martin Feldstein Lecture - 7/12/2009


Update (02/10): John Taylor vừa bắt đầu viết blog.



Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009

Insurable interest


Đã có nhiều người, gần đây nhất là Willem Buiter, đề nghị phải quản lý chặt lại thị trường CDS, ít nhất là chỉ cho phép nhà đầu tư mua CDS khi anh ta có insurable interest. Nghĩa là nếu bạn muốn mua CDS bảo hiểm cho credit risk của một loại bond do Citibank phát hành thì buộc bạn phải sở hữu số bond có face value đúng bằng notional amount của số CDS mà bạn định mua. Điều này hệt nhu nếu bạn muốn mua bảo hiểm nhà hoặc xe hơi thì bạn phải sở hữu căn nhà và cái xe được bảo hiểm đó. Có một số vấn đề liên quan đến đề suất này.

Thứ nhất nhiều người mua CDS, ví dụ cho Citi bonds, để bảo hiểm rủi ro cho một loại bonds khác mà trên thị trường không có CDS hoặc CDS cho loại bond này không liquid. Như vậy định nghĩa insurable interest sẽ rất phức tạp nếu regulator muốn cho những investor loại này mua CDS. Thứ hai, giả sử tôi sở hữu Citi bonds và mua CDS để bảo hiểm cho số bond này. Nếu tôi bán bond đi thì liệu tôi có buộc phải bán CDS của tôi hay không, hay tệ hơn số CDS đó có mất giá trị hay không? Nếu không thì người mua Citi bond của tôi có thể mua tiếp CDS và như vậy thì đằng nào số notinonal amount của CDS cũng sẽ lớn hơn tổng số bond lưu hành. Tương tự như vậy, nếu một ngân hàng nhận Citi bond của một khách hàng nào đó làm collateral, liệu ngân hàng này có được quyền mua CDS để bảo hiểm cho face value của số bond đó hay không?

Một vấn đề nữa rất quan trọng là liquidity của thị trường CDS. Nếu số lượng CDS bị hạn chế vì chỉ những ai có insurable interest mới được mua thì thị trường này sẽ rất illiquid, sẽ mất ý nghĩa là một risk indicator cho các công ty phát hành bond. Lúc đó việc phát hành bond sẽ rất giống hình thức phát hành bond có bảo lãnh của vài chục năm trước, vừa làm bond yield tăng vừa gây khó khăn cho các công ty nhỏ muốn phát hành bond. Liquidity giảm, kéo theo giá thị trường không phản ánh đúng tình trạng risky của underlying bonds, sẽ làm những người sở hữu bond không mark-to-market chính xác được số tài sản của mình, do vậy có thể làm tăng thêm uncertainty trên thị trường.

Tóm lại, để thị trường CDS phát triển tự do như vừa rồi sẽ gây ra systemic risk. Tuy nhiên quản lý thế nào là một vấn đề khá đau đầu. Hay thôi, tạm thời cứ bắt chước VN không quản được thì cấm. Ít nhất cũng có George Soros ủng hộ phương án cấm CDS này.


Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

Blogging


Felix Salmon có một bài viết khá hay về blogging, theo quan điểm kinh tế. James Kwak cũng thêm vào một số lời khuyên cho các bloggers mới "vào nghề". Một điểm rất quan trọng mà Salmon nhấn mạnh là blog khác với newspapers ở chỗ nó là một conversation media. Một bài báo sau khi viết xong là chấm dứt, trong khi một blog entry chỉ là bắt đầu của một conversation, không chỉ là comment/discussion trong entry đó mà còn là một dây chuyền thảo luận trong thế giới blog. Có lẽ blog chưa thể thay thế được báo chí truyền thống trong tương lai gần, nhưng nó là một kênh thông tin đang ngày càng giao thoa với báo chí.

Update (22/07): Top 25 economic blogs by WSJ.


US vs EU



(Source: Alea blog)

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2009

China's foreign reserve


Cách đây vài tháng, khi TQ bắt đầu đề cập đến việc tìm một đồng tiền mới thay thế USD trong vai trò đồng tiền dự trữ quốc tế, GS Paul Krugman có viết một bài về tình trạng
dollar trap của TQ. Đại ý là TQ đang rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì một mặt phải giữ đồng RMB undervalued để hỗ trợ xuất khẩu nên vẫn tiếp tục phải build up foreign reserve với USD assets, mặt khác số reserve này đang có nguy cơ mất giá vì đồng USD gần như chắc chắn sẽ depreciate do chính sách nới lỏng tiền tệ và kích cầu rất mạnh của chính phủ Mỹ nhằm cứu vãn nền kinh tế. Tệ hại hơn, bất kỳ nỗ lực nào của TQ tìm cách bán bớt USD assets đều đẩy nhanh quá trình mất giá của USD, đơn giản vì foreign reserve của TQ dưới dạng USD assets đã quá lớn (khoảng 60-70% tổng số foreign reserve).

Hôm qua, TQ công bố số liệu foreign reserve của mình tính đến Q2/2009 (không như VN vẫn coi là bí mật quốc gia) và lần đầu tiên con số này đã vượt qua $2 trillions. Trong Q1 foreign reserve của TQ chỉ tăng $7.7b, nhưng Q2 đã tăng $178b, mức tăng lớn nhất trong một quí từ trước tới giờ. Điều đáng nói là 2 nguồn capital inflow chính trong Q2 là trade surplus đạt $34.8b và FDI đạt $21.2b, đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Như vậy trong phần tăng $174b chỉ có $56b là dòng tiền chính thức chảy vào TQ, số còn lại phải có một phần đóng góp quan trọng của "hot money", là dòng tiền đầu cơ được chuyển vào TQ dưới nhiều hình thức và chủ yếu chảy vào bất động sản và chứng khoán. Một số đánh giá sơ bộ cho rằng số tiền này vào khoảng $30b đến $70b.

Một mặt, hot money chảy vào chứng tỏ nhiều người tin vào khả năng phục hồi mạnh của kinh tế TQ trong nửa sau năm 2009. Ngoài việc tăng trưởng GDP trong Q2 đạt 7.9%, cao hơn dự báo trung bình, một loạt các chỉ số kinh tế khác cũng có dấu hiệu phục hồi tốt (IP, ISM, retail sales), có lẽ chỉ trừ xuất khẩu. Nếu vậy rất có thể TQ sẽ kéo nền kinh tế thế giới ra khỏi cuộc suy thoái hiện tại như một số người mong đợi. Mặt khác, hot money có thể tạo ra bubble trong một vài loại assets (stock, real estate) do đó tăng nguy cơ nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái khi những bubble này sụp đổ. Với foreign reserve rất lớn và capital account đóng, TQ không lo ngại về capital flight khi các bubble bùng nổ như trường hợp các nước ĐNÁ trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 10 năm trước. Tuy nhiên nếu khủng hoảng nổ ra, TQ sẽ buộc phải bán USD assets từ foreign reserve của mình để bảo vệ balance of payments và điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng lên US bond yield và đồng USD, hệt như nếu bây giờ TQ diversify foreign reserve khỏi USD assets như đã từng đe dọa.

Tóm lại, việc foreign reserve của TQ tăng mạnh trong Q2 cho thấy tình trạng "dollar trap" của TQ mà Krugman mô tả rất chính xác. TQ không còn lựa chọn nào khác buộc phải tiếp tục mua USD để giữ cho RMB không lên giá. Trong 6 tháng đầu năm, TQ đã mua vào gần $80b trái phiếu chính phủ Mỹ. Điều này có lợi cho Mỹ khi đang phải phát hành một lượng lớn trái phiếu chính phủ để giải cứu hệ thống tài chính và kích cầu nền kinh tế. Nhờ có demand từ TQ, bond yield của Mỹ sẽ không tăng quá cao. Đồng USD sẽ gián tiếp được TQ support nên sẽ không mất giá quá mạnh trong ngắn hạn, dù không giúp gì cho cán cân thương mại của Mỹ nhưng sẽ giữ cho giá dầu mỏ không tăng đột biến tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ. Nhưng tình trạng hot money chảy vào đầu cơ trong nội địa TQ đang tạo ra những rủi ro lớn hơn cho bản thân nền kinh tế này. Và nếu TQ có "mệnh hệ" gì thì thế giới chắc sẽ phải tạm quên đi khả năng hồi phục trong năm 2009, thậm chí cả năm 2010.

(Note: Một version của entry này đã được đăng trên SGTT.)

Update (23/07): The new use for China's reserve.


Always and everywhere?


Inflation and deflation is always and everywhere a monetary phenomenon, at the same time:


(Source: EconompicData)


Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2009

Unique policy II


Một phần quan trọng nữa trong bài phỏng vấn của ông Lê Xuân Nghĩa là đoạn ông trả lời về vấn đề inflation. Ai cũng nhớ đầu năm 2008 VN đã trải qua một giai đoạn nightmare khi inflation tăng vọt. Đó là chưa kể memory về siêu lạm phát giai đoạn 80-90 vẫn chưa phai mờ. Cho nên không có gì khó hiểu khi NHNN đã rất thận trọng trong nửa sau 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 mặc dù tình hình kinh tế thế giới rõ ràng đã rơi vào suy thoái và VN bắt đầu bị ảnh hưởng nặng nề. Vậy VN có nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại trong thời gian tới hay không?

Theo ông Lê Xuân Nghĩa thì nguy cơ lạm phát là có, nhưng chỉ từ phía "cầu kéo" chứ phía "chi phí đẩy" rủi ro rất thấp vì "kinh tế thế giới phục hồi cũng còn lâu và rất là chậm chạp." Rất tiếc, thưa các bác Austrian, ông Lê Xuân Nghĩa có vẻ là một Keynesian chính hiệu ;-)

Về lập luận "chi phí đẩy", tôi có cùng quan điểm với ông Nghĩa là giá dầu mỏ và các loại nguyên liệu thô sẽ khó tăng vọt trong năm nay vì tình hình kinh tế thế giới còn rất ảm đạm. Tuy nhiên chi phí đầu vào cơ bản của đa số doanh nghiệp không chỉ có nguyên/nhiên liệu mà còn bao gồm chi phí vốn, và lương cho công/nhân viên, trong đó chi phí lương chiếm tỷ lệ quan trọng nhất. Chính vì vậy Austrian/monetarists mới cho rằng "inflation is always and everywhere a monetary phenomenon" vì mặt bằng lương sẽ phải tăng nếu inflation expectatio cao, mà inflation expectation luôn đi cùng với money supply. Cái feedback loop của inflation-wage này là cơ chế căn bản của monetarism.

Tuy nhiên để cái feedback loop này hoạt động thì Austrian/monetarists cần một giả định rất quan trọng là labor market phải luôn ở equilibrium, hay nói cách khác là không có involuntary unemployment và wage hoàn toàn flexible. Quan điểm của tôi là điều này không đúng trong ngắn hạn, do vậy wage tăng không phải là nguy cơ trong thời gian tới để có thể tạo ra lạm phát từ "chi phí đẩy", trừ khi chính phủ tăng mạnh lương tối thiểu. Tuy nhiên đây chỉ là đoán mò chứ tôi không có số liệu gì về unemployment và wage rate của VN, chỉ dựa theo một số thông tin không chính thức từ báo chí. Tôi rất mong TCTK hay một cơ quan nào đó tiến hành thu thập số liệu về labor market ở VN và công bố định kỳ. Có thể nói đây là số liệu macro quan trọng không kém GDP hay inflation để đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế. Tại sao TCTK bỏ công ra thu thập những số liệu như Sinh nhật Bác Hồ, Festival biển Nha trang, số huy chương trong các giải thi đấu thể thao mà lại không có số liệu gì về lao động?

Về mặt "cầu kéo", một lần nữa ông Nghĩa khẳng định chính sách kich cầu "không giống ai" vừa qua thực ra là monetary policy nhưng không do NHNN thực hiện mà thông qua fiscal policy. Tuy nhiên ông Nghĩa cho biết NHNN sẽ phải chịu trách nhiệm thu gom liquidity về nếu lạm phát quay trở lại. Cần làm rõ một số điểm trong lập luận "cầu kéo" này.

Thứ nhất, tổng cầu AD=C+G+I+X, trong đó X và G được kể như exogenous với monetary policy (thực ra X có phụ thuộc vào tỷ giá, nhưng dường như NHNN không mặn mà gì với việc phá giá VNĐ). Theo ông Bùi Bá Cường của TCTK, C giảm 10% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Dựa vào một số số liệu được công bố khác, tôi tạm ước tính I cũng giảm 7%. Thêm vào đó X cũng giảm mạnh còn G khó có thể tăng nhiều, cho nên rủi ro lạm phát do "cầu kéo" trong 6 tháng qua có lẽ không lớn. Tôi nghi ngờ khả năng trong 6 tháng cuối năm những yếu tố này có thể tăng mạnh để dẫn tới lạm phát do "cầu kéo", trừ khi kinh tế thế giới đột nhiên phục hồi mạnh.

Thứ hai, thông thường monetary easing sẽ làm C và I tăng vì lãi suất giảm. Trong trường hợp chính sách "không giống ai" của VN, C giảm mạnh, còn I cũng giảm nhưng có thể chậm hơn tốc độ đúng ra nó phải giảm nếu không có kích cầu. C không giảm vì thực ra lãi suất không giảm và tiền kích cầu không chảy vào túi người dân (trừ một số chương trình trợ cấp cho người nghèo ăn tết và hoãn thu thuế thu nhập cá nhân). Đúng ra ông Nghĩa nên dùng lập luận của bạn Nhat Nam comment trong entry trước để bảo vệ cho chính sách không kích cầu trực tiếp vào C. Đại khái là marginal propensity to consume của người VN không cao, hay đa phần người VN bị liquidity constraint nên lãi suất không có tác động lên C như ở các nước khác. Phản bác của tôi là, tất nhiên theo quan điểm Keynesian, lãi suất thấp không phải chỉ giúp người dân có thể vay tiền ngân hàng để tăng tiêu dùng, mà còn có tác dụng giảm bớt private saving nên không ít thì nhiều sẽ có tác động positive lên C.

Cả bạn Nam và ông Nghĩa đều cho rằng nếu lãi suất thấp quá thì người dân sẽ đổ xô đi mua vàng/đô la chứ không gửi tiết kiệm nữa, và tất nhiên là không tăng tiêu dùng. Tôi đồng ý một phần với lập luận này, nhưng như đã nói trong entry trước, nếu người dân không đem số vàng/đô la đó về giấu dưới gầm tủ thì lượng liquidity đó vẫn còn trong nền kinh tế và sẽ giúp đẩy lãi suất (thực) tiếp tục xuống thấp nữa, kích thích cả tiêu dùng lẫn đầu tư. Chính ông Nghĩa cũng cho biết NHNN có thể dùng swap để giúp các ngân hàng hoán đổi vốn từ đô la ra VNĐ, còn tôi cho rằng nếu NHNN làm tốt hơn vai trò LOLR thì các ngân hàng thương mại không có lý do gì phải lo ngại thiếu liquidity. Ngoài ra nếu cho rằng người dân sẽ mua vàng/đô la về giấu dưới gầm giường thì sẽ trái với giả định liquidity constraint mà bạn Nam và ông Nghĩa ngầm định ở trên. Cho nên theo tôi monetary easing của VN thông qua kích cầu "không giống ai" đã bỏ qua việc kích thích C. Một vài biện pháp kích cầu trực tiếp vào C cũng quá nhỏ so với kích cỡ của gói kích cầu vừa rồi.

Thứ ba, ông Nghĩa cho biết nếu có dấu hiệu lạm phát quay trở lại vì "cầu kéo" thì NHNN sẽ thắt chặt tiền tệ nhưng ông Nghĩa không cho biết kích cầu có chấm dứt hay không. Đúng ra nếu lạm phát do "cầu kéo" thì việc đầu tiên phải làm là chấm dứt ngay "kích cầu". Vấn đề là, như bạn Nhat Nam đã chỉ ra và có lẽ ông Lê Xuân Nghĩa cũng biết nhưng không nói ra, chính sách kích cầu "không giống ai" của VN thực chất là một chính sách bailout các doanh nghiệp gặp khó khăn vì phải gánh các món nợ ngân hàng từ năm 2008 khi lãi suất còn quá cao. Vậy thì nếu kinh tế thế giới không phục hồi mạnh, trong khi C tiếp tục giảm thì NHNN tăng lãi suất trở lại và/hoặc chương trình hỗ trợ lãi suất doanh nghiệp bị buộc phải dừng lại thì các doanh nghiệp liệu có trụ lại được hay không? Luckily, tôi không cho rằng nguy cơ lạm phát do "cầu kéo" sẽ đủ lớn để NHNN phải tăng lãi suất.

Update (17/09): "Về gói hỗ trợ lãi suất, theo tôi, bản chất của nó là giúp doanh nghiệp và ngân hàng sống sót." - Võ Trí Thành.


Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

Shanghai burst


Nếu dự báo này đúng: Shanghai Composite sẽ crash trong khoảng từ 17-27 tháng này, thì đây sẽ là dự báo chính xác nhất mọi thời đại và chắc chắn nhiều người, trong đó có tôi, sẽ đổ xô đi tìm hiểu xem LPPL là gì :-)

Update: Felix Salmon tìm được paper này, chỉ ra rằng vào các ngày nhật thực stock market return thấp hơn trung bình và trading volumn giảm. Vì vậy Salmon "kết luận" rằng trong khoảng 17-27/07, ngày 22/07 sẽ là ngày Shanghai crash, lý do vì đó là ngày có nhật thực dài nhất thế kỷ.

Update (29/07): Rất tiếc dự báo trên không chính xác, ngày 22/07 Shanghai Composite tăng 2.6%. Từ 17 đến 27/07 market này tăng gần 8%. Tuy nhiên hôm nay (29/07) Shanghai Composite rớt hơn 5%.


Thứ Ba, 14 tháng 7, 2009

Unique policy


VnEconomy vừa có một bài phỏng vấn rất thú vị ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (hình như chủ tịch là ông Lê Đức Thúy, xếp cũ của ông Nghĩa?). Có lẽ ông Lê Xuân Nghĩa là quan chức đầu tiên chính thức xác nhận VN đã thực hiện monetary policy thông qua fiscal policy để tránh liquidity trap, cho nên chính sách kích cầu của VN "không giống ai". Nhìn chung đây là một bài phỏng vấn quan trọng, có rất nhiều điểm cần bàn, cám ơn VnEconomy đã thực hiện cuộc phỏng vấn này và ông Lê Xuân Nghĩa đã trả lời rất thẳng thắn. Trong entry này tôi tạm thời chỉ bàn về câu trả lời đầu tiên của ông Lê Xuân Nghĩa về chính sách kích cầu "không giống ai" của VN.

Trước hết ông Lê Xuân Nghĩa cho biết các chuyên gia (của NHNN và UBGSTCQG?) đã phân tích và cho rằng VN có thể rơi vào bẫy thanh khoản (liquidity trap) nếu lãi suất tiền gửi giảm xuống khoảng 3%/năm. Tôi sẽ thực sự mừng nếu các chuyên gia VN đã làm một quantitative analysis và tính ra được mức 3% đó. Hi vọng nghiên cứu này nếu có sẽ được công bố chứ không bị liệt vào dạng "bí mật quốc gia" như các hoạt động liên quan đến dự trữ ngoại hối mà ông Lê Xuân Nghĩa đã đề cập đến trong phần sau bài phỏng vấn.

Theo giải thích của ông Nghĩa, khi lãi suất tiền gửi xuống dưới 3%, người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng nữa mà đi mua vàng, đô la, chứng khoán, bất động sản, hoặc cho vay lẫn nhau và điều này sẽ làm hệ thống ngân hàng sụp đổ. Lời giải thích này có 2 vế: (i) người dân không gửi tiền vào ngân hàng nữa, và (ii) hệ thống ngân hàng sụp đổ. Vế thứ hai, theo tôi không liên quan gì đến liquidity trap cả. Thực ra hệ thống ngân hàng chỉ sụp đổ khi bị bank run, nghĩa là không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của người dân chứ không phải vì người dân không gửi tiền vào ngân hàng nữa. Vấn đề liquidity này hoàn toàn nằm trong khả năng, và là chức năng, của NHNN có thể giải quyết.

Một ngân hàng có bảng cân đối tài sản lành mạnh, nếu người dân không gửi tiền vào ngân hàng đó nữa thì ngân hàng này sẽ không có tiền cho vay chứ không sụp đổ nếu NHNN thực hiện tốt chức năng người cho vay cuối cùng (lender of last resort - LOLR). Việc ông Nghĩa cho rằng hệ thống ngân hàng có thể sụp đổ vì người dân không gửi tiền chứng tỏ NHNN không thực hiện được chức năng LOLR của mình và/hoặc bảng cân đối tài sản của các ngân hàng quá xấu. Dẫu sao, xin nhắc lại là đây không phải là vấn đề liquidity trap mà là vấn đề bad debt hoặc central bank không thể/không muốn làm chức năng LOLR dẫn đến các ngân hàng phải quá phụ thuộc vào dòng tiền gửi để thỏa mãn nhu cầu liquidity.

[Ngoài lề: tôi đã vài lần cho rằng NHNN có khuynh hướng dùng chính sách thắt chặt liquidity để chống lạm phát thay vì nâng lãi suất cơ bản như các ngân hàng trung ương khác. Cách này có thể có hiệu quả rất nhanh vào tăng trưởng tín dụng, giúp hạ nhiệt lạm phát. Tuy nhiên nó gây khó khăn thanh khoản cho các các ngân hàng thương mại và buộc họ phải dùng tiền gửi của người dân để điều hòa nhu cầu thanh khoản (dẫn đến những cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng). Nó cũng tạo ra một môi trường kinh doanh không bình đẳng giữa các ngân hàng, favoring những ngân hàng có khả năng tiếp cận được nguồn thanh khoản từ NHNN và/hoặc có thông tin nội bộ nên chuẩn bị trước thanh khoản để sau đó đem cho vay lại với lãi suất rất cao trên thị trường liên ngân hàng.]

Vế thứ nhất trong lời giải thích của ông Nghĩa, tôi cho rằng việc người dân cho vay lẫn nhau hoặc mua chứng khoán hay bất động sản cũng không phải là liquidity trap. Thực ra mục tiêu cuối cùng của chính sách kich cầu "không giống ai" này, theo như ông Nghĩa giải thích, là để "đẩy được tín dụng ra". Cho nên nếu người dân không gửi tiền vào ngân hàng mà vẫn sử dụng cho các hoạt động kinh tế/tín dụng bên ngoài ngân hàng thì đây không phải là liquidity trap và tín dụng vẫn được đẩy ra như ông Nghĩa mong muốn.

Việc mua vàng/đô la cũng không phải liquidity trap mà là vấn đề dollarization, nghĩa là người dân mất lòng tin vào đồng nội tệ, chủ yếu vì lạm phát quá cao. Ông Nghĩa cho rằng lãi suất tiền gửi của VNĐ nếu thấp hơn 3% thì người dân sẽ chuyển sang giữ vàng/đô la, trong khi nếu cao hơn 7% thì người dân sẽ gửi VNĐ vào ngân hàng. Nếu vậy ông Nghĩa gián tiếp cho rằng kỳ vọng của người VN là vàng/đô la sẽ tăng giá trong khoảng 3 đến 7%. Giả định này có lẽ quá lạc quan nếu quan sát tình hình giá vàng/đô la gần đây. Ngay cả khi người dân dịch chuyển một phần tài sản từ VNĐ sang vàng/đô do expect giá vàng/đô la sẽ tăng rất mạnh, tổng lượng liquidity trong nền kinh tế cũng không giảm nếu phần lớn lượng vàng/đô la này được gửi lại vào ngân hàng. Hơn nữa số VNĐ mà người dân tìm cách tránh nắm giữ vẫn tồn tại trong nền kinh tế và nhiều khả năng money multiplier sẽ tăng, trừ khi NHNN can thiệp bán vàng/đô la ra. Điều này hoàn toàn trái ngược với tình trạng money multiplier giảm mạnh ở các nước bị liquidity trap.

Vậy thế nào là liquidity trap và liệu liquidity trap có thể xảy ra ở VN trong 6 tháng đầu năm 2009 hay không? Tôi đã có lần thảo luận về liquidity trap ở đây (trong đó có link tới 2 bài về lý thuyết liquidity trap của Paul Krugman, bạn nào quan tâm về vấn đề này nên đọc). Về cơ bản liquidity trap là tình trạng dù ngân hàng trung ương tăng liquidity (base money) đến đâu đi chăng nữa cũng không thể làm tăng tín dụng trong nền kinh tế được. Điều này có thể xảy ra khi nominal interest rate xuống gần bằng không và lạm phát bị âm (giảm phát) cho nên credit demand (các hoạt động vay đầu tư, tiêu dùng) giảm do lãi suất thực tăng, đồng thời credit supply cũng giảm do lãi suất cho vay không còn đủ để bù credit risk nữa, nhất là trong những giai đoạn khủng hoảng/suy thoái thường credit risk tăng vọt. Khi đó liquidity do ngân hàng trung ương bơm ra sẽ nằm lại trong reserves của các ngân hàng như trường hợp của Mỹ hiện nay.

Trong 6 tháng vừa qua cả nominal interest rate và inflation của VN đều còn khá cao nếu so với giai đoạn suy thoái 1999-2001. Bởi vậy nếu NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ, nhiều khả năng lãi suất thực sẽ giảm và điều này sẽ có tác động lên credit demand. (Lưu ý: credit demand còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, cho nên dù real interest rate có giảm cũng chưa chắc credit demand đã tăng nhưng ít nhất nó sẽ giảm chậm hơn so với trường hợp không nới lỏng chính sách tiền tệ). Thực tế 6 tháng đầu năm cho thấy tổng tín dụng đã gia tăng sau khi chính sách bù lãi suất được đưa ra chứng tỏ lãi suất thực giảm đã có tác dụng kích thích credit demand, nghĩa là rủi ro liquidity trap xảy ra ở VN khá nhỏ. Một điểm nữa là trong 6 tháng đầu năm, bản thân NHNN và một số nhà kinh tế vẫn lo ngại lạm phát có thể quay trở lại. Do vậy NHNN đã rất thận trọng trong việc bơm liquidity ra nền kinh tế. Sự cẩn trọng này có thể là hợp lý và nên có, tuy nhiên một khi liquidity không được bơm mạnh ra thì không có lý do gì lo nó bị trapped.

Vấn đề thứ hai ông Lê Xuân Nghĩa đề cập đến là chính sách hỗ trợ lãi suất làm cho doanh nghiệp có incentive đi vay còn ngân hàng có incentive cho vay. Điều này làm tăng tín dụng trong nền kinh tế, hoàn thành được mục tiêu của chính sách kích cầu "không giống ai" của VN. Việc nhiều ngân hàng công bố lợi nhuận cao trong 6 tháng đầu năm chứng tỏ giới ngân hàng đã làm đúng như ông Nghĩa expect. Hiển nhiên các ngân hàng sẽ có lợi và tìm mọi cách gia tăng cho vay trong chương trình hỗ trợ lãi suất vì profit margin của họ bỗng nhiên tăng 4 điểm phần trăm, mức mà nhiều ngân hàng nước ngoài cũng phải thèm muốn.

Các doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng vay nợ để được hưởng trợ cấp, tuy nhiên chưa chắc họ vay để đầu tư vào các dự án mới. Đã có nhiều người lên tiếng về khả năng các doanh nghiệp tranh thủ vay với lãi suất thấp để đảo nợ, hay tệ hơn là vay với lãi suất thấp do được trợ cấp rồi cho vay lại (gửi ngược vào ngân hàng) với lãi suất cao hơn. Ngay cả khi họ đã thực sự đầu tư, điều gì sẽ xảy ra khi họ không bán được sản phẩm vì cả private consumption lẫn export đều giảm? Khả năng lớn là tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng lên và tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ giảm sau khi chính sách hỗ trợ lãi suất chấm dứt.

Tóm lại, nếu cái sự "không giống ai" của chính sách kích cầu thông qua bù lãi suất của VN là do lo ngại liquidity trap thì tôi nghĩ đây là lo ngại không đáng có. Ngay cả nếu các nhà làm chính sách đã thực sự lo vể rủi ro liquidity trap, textbook solution đơn giản là dùng fiscal policy để kích cầu vào tiêu dùng cuối cùng và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng (đầu tư chính phủ). Việc chính sách kích cầu "không giống ai" của VN đã thành công "đẩy tín dụng ra", trong tình huống xấu nhất, chỉ là một hình thức wealth transfer cho giới ngân hàng và cho các doanh nghiệp đã tranh thủ đảo nợ.

Update (08/09): Ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng chính sách kích cầu "không giông ai" này phù hợp với thực tế VN và là chính sách thông minh. Ông Nghĩa đổ lỗi cho các doanh nghiệp "chưa hiểu hết các ý tưởng kích cầu của Chính phủ" sau gần 5 tháng chính sách này được đưa ra. Tôi thì lại thắc mắc là tại sao chính phủ không nói rõ cho doanh nghiệp biết các ý tưởng của mình mà lại để họ phải tự đoán già đoán non như vậy?




Remittances


World Bank có một nhóm chuyên gia về migration và remittances, hàng năm làm thống kê và dự báo lượng remittance của các nước. Theo số liệu vừa công bố thì trong năm 2008 tổng số remittance inflow vào VN là $7.2b, bằng 8% GDP, đứng thứ 10 trong các nước đang phát triển. Nhóm nghiên cứu này dự báo trong năm 2009 lượng remittance trên thế giới có thể giảm từ 7-10%, tiếc là không có dự báo chi tiết cho remittance của VN trong năm nay.


Argumentative species


Tôi là người gốc Quảng nam nên thỉnh thoảng vẫn được nhắc: "Quảng nam hay cãi...". Nhưng hóa ra "cãi lấy được" dường như là bản chất của con người:

"The study's authors, Joanne Wood and John Lee of the University of Waterloo and Elaine Perunovic of the University of New Brunswick, begin with a common-sense proposition: when people hear something they don't believe, they are not only often skeptical but adhere even more strongly to their original position. A great deal of psychological research has shown this, but you need look no further than any late-night bar debate you've had with friends: when someone asserts that Sarah Palin is brilliant, or that the Yankees are the best team in baseball, or that Michael Jackson was not a freak, others not only argue the opposing position, but do so with more conviction than they actually hold. We are an argumentative species." (Time.com)


Thứ Hai, 13 tháng 7, 2009

Private consumption III


Trong một cuộc phỏng vấn với báo SGTT, ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tài khoản Quốc gia cho biết tổng tiêu dùng của người dân đã giảm 10% trong 6 tháng đầu năm 2009 (so với 6 tháng đầu năm 2008). Mức suy giảm này có thể nói là vô cùng trầm trọng, ngay cả nếu so sánh với những nước là trung tâm của cuộc khủng hoảng hiện tại như Anh và Mỹ. Hầu hết các Nhiều nước trên thế giới có tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng của người dân trên GDP vào khoảng 60-80%, do vậy tổng tiêu dùng cuối cùng của người dân có đóng góp rất quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Trong hệ thống tài khoản quốc gia (National Accounts), tổng sản phẩm quốc nội được định nghĩa là GDP = C + G + I + X – M, trong đó C là tổng tiêu dùng cuối cùng của người dân, G là tổng tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, I là tổng đầu tư bao gồm cả tồn kho, X là xuất khẩu và M là nhập khẩu. Đôi khi hai thành phần X – M được gộp lại chung thành NX, nghĩa là cán cân thương mại. Do vậy tốc độ tăng trưởng của GDP sẽ là trung bình trọng số tăng trưởng của từng thành phần nói trên, với trọng số là tỷ lệ đóng góp của mỗi thành phần trong GDP. Ở Việt nam, tỷ trọng của C là 65%, G là 6%, I là 42%, NX là -13%. Cán cân thương mại có trọng số âm vì Việt nam trong thời gian vừa qua luôn có thâm hụt ngoại thương, nghĩa là xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.

Với trọng số của tổng tiêu dùng cuối cùng của người dân (C) là 65%, nếu trong 6 tháng đầu năm C giảm 10% thì đóng góp của thành phần này vào GDP là âm 6.5%. Theo Thông cáo báo chí của TCTK, GDP trong 6 tháng đầu năm tăng 3.9%, nghĩa là chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng của người dân là 3.9 – (-6.5) = 10.4%. Trong giai đoạn từ 1996 đến 2007, chênh lệch tăng trưởng này thường giao động trong khoảng +/-1%. Con số cao nhất trong lịch sử là 3.7% vào năm 2000, năm mà kinh tế Việt nam phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và chính phủ cũng phải có một số biện pháp kích cầu để giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế. Như vậy mức chênh lệch hiện tại lên đến 10.4%, gần gấp 3 lần so với kỷ lục cũ, cho thấy tác hại nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng toàn cầu vào nền kinh tế Việt nam.

Trong các thành phần còn lại của GDP, cũng theo Thông cáo báo chí của TCTK, cán cân thương mại (NX) đã sụt giảm rất mạnh trong 6 tháng đầu năm. Thâm hụt thương mại đã giảm 83% so với 6 tháng đầu năm 2009 do tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giảm nhanh gấp 3 lần tốc độ xuất khẩu (-34.1% so với -10.1%). Tạm bỏ qua ảnh hưởng do thay đổi giá cả xuất nhập khẩu tính theo USD, phần đóng góp của NX vào tăng trưởng GDP là 10.7% (-83% x -13%). Như vậy chỉ riêng phần sụt giảm thâm hụt thương mại đã bù hoàn toàn vào phần sụt giảm do tiêu dùng cuối cùng (-6.5%). Tổng hợp hai yếu tố này góp phần làm GDP tăng (-6.5) + 10.7 = 4.2% trong 6 tháng đầu năm 2009. Do đó hai yếu tố còn lại (G+I) phải có đóng góp âm bằng 3.9 - 4.2 = -0.3%.

Trong hai yếu tố này, G có trọng số rất nhỏ (6%) và chủ yếu bao gồm chi tiêu thường xuyên của chính phủ nên khả năng thay đổi và đóng góp vào tăng trưởng GDP sẽ không đáng kể. Như vậy có thể nói phần đóng góp âm -0.3% nói trên chủ yếu do đầu tư (I) giảm sút. Vì I có trọng số 42% nên để thành phần này làm giảm -0.3% GDP thì tổng đầu tư phải giảm 7.1% trong giai đoạn này. Như vậy chính sách “kích cầu” thông qua bù lãi suất, hay chính xác hơn là “kích đầu tư”, mặc dù làm tổng đầu tư khu vực trong nước tăng 35% (theo giá thực tế) nhưng đã không đủ để bù cho phần giảm sút rất mạnh của đầu tư nước ngoài (-18.4%).

Tóm lại, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã và đang có ảnh hưởng rất xấu đến kinh tế Việt nam. GDP của Việt nam tăng 3.9% trong 6 tháng đầu năm, nếu chính xác, hoàn toàn do thâm hụt thương mại thu hẹp chứ tất cả các hoạt động kinh tế nội địa đều sụt giảm. Chính sách kích cầu của chính phủ, mặc dù giúp các ngân hàng trong nước tiếp tục có lãi lớn trong 6 tháng đầu năm, nhưng không vực dậy được tổng đầu tư xã hội. Hơn thế nữa có thể nói các chính sách “kích cầu” đã không đạt được mục đích giúp tổng cầu tăng, thể hiện rõ qua việc tiêu dùng cuối cùng của người dân đã sụt giảm mạnh. Tình hình kinh tế thế giới trong nửa sau năm 2009 chưa có gì sáng sủa nên khả năng cán cân thương mại của Việt nam nếu có tiếp tục cải thiện cũng sẽ chủ yếu do nhập khẩu thu hẹp. Đầu tư nước ngoài cũng chưa thể có đột biến, trong khi chính sách “kích đầu tư” của chính phủ sẽ không thể kéo dài quá lâu. Vậy tiêu dùng cuối cùng của người dân, một thước đo quan trọng cho mức sống của đại đa số dân chúng, nhiều khả năng sẽ tiếp tục sụt giảm.


Update: Trong một báo cáo của IMF tháng 4/2009, tổ chức này cũng dự báo trong năm 2009 NX sẽ có đóng góp vào tăng trưởng GDP của VN khoảng +10%, I khoảng -8%, còn C+G khoảng +3%. Như vậy trong 6 tháng đầu năm dự báo này đã khá chính xác với NX và I, nhưng có sai số lớn với tiêu dùng cuối cùng (C+G). Trong đồ thị bên dưới, có thể thấy đóng góp của NX và I đã đổi chiều cho nhau so với 5 năm trước đây.


Update (16/04): Trong phần viết trên, tôi sử dụng số liệu GDP năm 2007 (nguồn từ Key Indicators của ADB) để tính tỷ trọng của các thành phần C, G, I, NX trong GDP. Đây là số liệu official cuối cùng mà tôi có thể tìm được, tuy nhiên tôi nghĩ các con số về tỷ trọng này trong 6 tháng đầu năm 2008 không có nhiều thay đổi lắm so với cuối năm 2007. Vấn đề là khi tính tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ, phải dùng tỷ của năm gốc hay tỷ trọng hiện tại? Bình thường đây không phải là vấn đề quan trọng vì các con số tỷ trọng thay đổi rất chậm, nhưng trong trường hợp VN vừa qua khi C giảm 10% còn NX giảm 83% thì tỷ trọng sẽ có thay đổi đáng kể. Để giải tỏa thắc mắc này tôi derive lại công thức tính tốc độ tăng trưởng GDP giữa hai kỳ như sau:



Như vậy có thể thấy rằng khi tính tốc độ tăng trưởng cùng kỳ, tỷ trọng của các thành phần phải là tỷ trọng của năm gốc. Cho nên các con số tỷ trọng tôi dùng trong tính toán ở trên có thể chấp nhận được nếu 6 tháng đầu năm 2008 không quá khác cuối năm 2007. Nhưng sang năm nếu tính tốc độ tăng trưởng sẽ phải dùng tỷ trọng của năm 2009 vì những con số này đã thay đổi đáng kể.

Update (17/07): Bizarre or creative: Một PhD candidate ở Chicago uni, Alexi Savov, đưa ra ý tưởng dùng sản lượng rác làm thước đo cho private non-durable consumption. Theo Savov, chỉ số này đo fluatuation của consumption tốt hơn các thống kê chính thống về consumption của government. Điều này giúp giải thích được equity risk premium puzzle, điều mà cho đến giờ giới financial academic vẫn đang nhức đầu. Savov cho biết số lượng rác thải có correlation rất cao với stock index, đặc biệt là ở Nhật (90%).


Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009

Help needed


Một cậu học sinh trung học người Anh, con một đồng nghiệp của tôi, sẽ sang VN theo chương trình World Challenge từ 15/7 đến 15/8. Trong chương trình chuyến đi này sẽ có một số ngày ở HCMC, Đà nẵng/Hội an, Nha trang, và Đà lạt. Nếu bạn nào (ở lứa tuổi 18-20 thì rất tốt) ở các thành phố trên có thể gặp và giới thiệu những địa điểm/hoạt động văn hóa cho cậu học sinh này thì làm ơn liên hệ với tôi tại blog.kinhtetaichinh @ gmail.com. Rất cám ơn các bạn.


NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...