Lưu ý: Entry này có một tính toán sai rất nghiêm trọng (xem phần comment trả lời Đỗ Quốc Anh bên dưới). Đây là lỗi do tôi cẩu thả không kiểm tra số liệu cẩn thận nên cho rằng NX luôn có đóng góp âm vào tăng trưởng GDP. Tôi sẽ viết lại toàn bộ entry này. Xin lỗi các bạn.
Như đã nói trong entry trước, tỷ lệ private consumption trong GDP khoảng 65%, do vậy khi C giảm 10%, contribution vào tăng trưởng GDP sẽ là -6.5%. Trong khi đó theo TCTK GDP cùng kỳ tăng 3.9%. Như vậy các thành phần còn lại trong GDP (G+I+NX) phải có tăng trưởng 3.9 - (-6.5)=10.4%. Theo số liệu thống kê của ADB (cũng có nguồn từ TCTK) thì từ năm 1996 đến 2007, chênh lệch giữa tăng trưởng C và GDP không cao, thường giao động trong khoảng +/-1%. Chênh lệch này cao nhất là 3.7% vào năm 2000, thời gian VN bị suy thoái vì ảnh hưởng của Asian crisis và chính phủ cũng phải "kích cầu" để kích thích tăng trưởng. Như vậy chính sách "kich cầu" hiện tại phải mạnh hơn rất nhiều so với thời 2000 thì mới tạo ra con số 10.4% so với 3.7% trước đây. Tất nhiên với điều kiện tất cả các con số thống kê, nhất là số 3.9% tăng trưởng GDP phải chính xác.
Trong 3 thành phần còn lại của GDP (G+I+NX), NX từ trước tới giờ gần như luôn âm, nghĩa là đóng góp của NX vào tăng trưởng GDP thường là âm. Trong 6 tháng đầu năm NX, kể cả nếu tính kim ngạch xuất vàng trong quí 1, vẫn âm và nếu tốc độ thay đổi giá hàng xuất khẩu và nhập khẩu không quá chênh lệch thì nhiều khả năng đóng góp của NX vào tăng trưởng GDP vẫn âm. Như vậy con số 10.4% sẽ chủ yếu do G và I đóng góp. Cũng theo số liệu của TCTK, thu chi ngân sách trong 6 tháng đầu năm đều dưới 50% kế hoạch, không có đột biến gì lớn. Trên thực tế, chi tiêu chính phủ cũng không có chính sách nào rõ ràng có thể làm tăng G đột biến nên nhiều khả năng G cũng không tăng trưởng nhiều hơn so với các năm trước. Nghĩa là tốc độ tăng của G khó có thể vượt 10% nếu không phải là nhỏ hơn, do vậy phần đóng góp của I phải cover gần hết cho số 10.4% chênh lệch nói trên.
Nếu vậy, với tỷ trọng I trong GDP khoảng 42%, tốc độ tăng trưởng I phải xấp xỉ 25% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2008. Đây là một tốc độ tăng I khá lớn, cao hơn mức tăng 24.2% trong năm 2007 là năm tăng kỷ lục của VN, đó cũng là năm kinh tế VN tăng trưởng rất nóng làm mức lạm phát trong năm 2008 tăng vọt. Có thể nói đây là kết quả tất yếu của chính sách "kích cầu" thông qua hỗ trợ lãi suất trong thời gian vừa qua. TCTK có đưa ra số liệu "vốn đầu tư toàn xã hội" với tốc độ tăng 18.1% so với 6 tháng đầu năm 2008. Không rõ đây là tốc độ tăng real hay nominal, nhưng dù sao vẫn nhỏ hơn số 25% nói ở trên (Update 10/09: Xem comment của Linh ở dưới). Vậy 7% còn lại chỉ có khả năng là tăng inventories được tính gộp vào I. Điều này có thể phù hợp với việc người dân giảm private consumption 10%, tuy nhiên sẽ là rủi ro cho tăng trưởng trong nửa sau năm 2009 vì khi inventory tăng cao các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản xuất.
Tóm lại việc private consumption của VN giảm 10% trong 6 tháng đầu năm là một bằng chứng cho thấy cuộc khủng hoảng hiện tại ảnh hưởng vào nên kinh tế VN nặng hơn nhiều so với nhiều dự báo. Ngay cả các nước là trung tâm khủng hoảng như Mỹ và Anh private consumption cũng không bị sụt giảm nhiều như vậy. Chính sách "kích cầu" của chính phủ, thực ra là "kích đầu tư", có thể giúp con số tăng trưởng GDP không bị âm nhưng đã không giúp được gì cho tiêu dùng cuối cùng của người dân (không có spillover effect) mà chỉ có lợi cho giới ngân hàng. Việc đầu tư tăng mạnh, bao gồm cả tăng inventory, sẽ tạo thêm excess capacity cho nền kinh tế trong nửa sau 2009, tăng thêm rủi ro suy thoái sâu cho VN nếu kinh tế thế giới không hồi phục mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét