Từ ngày 1/1/2009 có 2 thay đổi quan trọng với người lao động VN. Đó là luật thuế thu nhập cá nhân và luật bảo hiểm thất nghiệp chính thức có hiệu lực. Trong khi báo chí nhắc khá nhiều đến thuế thu nhập cá nhân, tin tức về bảo hiểm thất nghiệp không thấy nhiều. Có lẽ bảo hiểm thất nghiệp là điều gì đó quá xa vời đối với đa số người lao động và cả các doanh nghiệp nhỏ nên họ ít quan tâm tới. Chưa kể luật bảo hiểm này qui định phải ít nhất 12 tháng sau khi đóng phí bảo hiểm thì người lao động mới được xét chi trả bảo hiểm. Nghĩa là nhanh nhất phải đến tháng 1/2010 mới có người được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp.
Việc phải đợi đến năm 2010 quĩ bảo hiểm này mới bắt đầu chi trả là một điều rất đáng tiếc vì đây là một công cụ kích cầu rất hiệu quả mà lẽ ra nó nên được sử dụng ngay khi VN phải đối mặt với năm 2009 đầy khó khăn. Đối với các nước phát triển, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp được coi là một automatic shock absorber cho nền kinh tế. Nghĩa là khi kinh tế phát triển mạnh và tỷ lệ thất giảm thì dòng tiền chảy vào quĩ cao hơn dòng tiền chi trả ra, cho nên sẽ làm giảm bớt aggregate demand. Ngược lại khi kinh tế suy thoái người thất nghiệp được nhận tiền từ quĩ vừa giảm bớt khó khăn cho họ vừa ngăn không để aggregate demand giảm quá nhanh.
Điểm đặc biệt của cơ chế này so với các fiscal stimulus package là nó đã được luật hóa và vận hành không cần cơ quan lập pháp cho phép nữa, do vậy nó là automatic và rất kịp thời. Để tăng cường hiệu lực của cơ chế automatic shock absorber này, đã có đề suất thay đổi mức đóng góp vào quĩ và mức chi trả từ quĩ tùy thuộc vào tình hình kinh tế. Ví dụ khi kinh tế tăng trưởng nóng thì phí bảo hiểm tự động được nâng lên, vừa giúp số tiền trong quĩ tăng lên nhanh hơn vừa giảm bớt nhu cầu thuê nhân công của các doanh nghiệp và hạ nhiệt nền kinh tế. Ngược lại khi kinh tế suy thóai thì số tiền chi trả từ quĩ cho người thất nghiệp được tăng lên, kích thích aggregate demand mạnh hơn. Thêm vào đó, thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp có thể được kéo dài ra trong giai đoạn suy thoái vì lúc này khả năng tìm việc mới sẽ khó khăn hơn bình thường.
Ở các nước phát triển, bên cạnh hệ thống bảo hiểm thất nghiệp của nhà nước, khu vực tư nhân cũng cung cấp rất nhiều hình thức bảo hiểm thất nghiệp khác. Có điều những loại hình bảo hiểm tư nhân này chủ yếu nhắm vào các đối tượng có thu nhập cao vì giới lao động nghèo lương thấp rất ít quan tâm đến bảo hiểm và rủi ro bị thất nghiệp của họ rất cao. Do đó dù mang tên là bảo hiểm thất nghiệp (unemployment insurance), về bản chất đây là một dạng social safety net cho người nghèo và một số nước gộp chung quĩ bảo hiểm xã hội vào quĩ an sinh xã hội và không gọi là unemployment insurance mà là unemployment benefits (Úc). Ngay như ở VN bảo hiểm thất nghiệp cũng do quĩ Bảo hiểm xã hội quản lý.
Tuy nhiên cũng giống như các hình thức bảo hiểm xã hội khác (hưu trí, y tế), thế giới đang có trào lưu chuyển dần từ defined benefits sang defined constributions. Đây là điều không thể tránh khỏi khi cơ cấu dân số già dần ở nhiều nước làm cho hệ thống pay-as-you-go (PAYG) có nguy cơ bị phá sản. Một số nhà kinh tế cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại ở Mỹ sẽ không là gì nếu so với cuộc khủng hoảng hệ thống social security trong tương lai khi cơ chế PAYG không thể cáng đáng được số lương hưu phải chi trả. Mà điều này cũng chẳng còn xa, chỉ 20-30 năm nữa thôi nên không sớm thì muộn Mỹ sẽ phải chuyển sang defined contributions.
World Bank đã từng có một nghiên cứu rất lớn về vấn đề chuyển đổi này. Kết luận là một mô hình hybrid như của Úc, vừa kết hợp definded benefits từ một quĩ bảo hiểm xã hội của nhà nước vừa kết hợp với defined constributions dựa vào private sector sẽ là tối ưu và dễ chuyển đổi. Tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng VN đã bỏ lỡ một cơ hội rất lớn khi bắt đầu xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội cách đây vài năm khi không đi theo mô hình defined constributions hòan toàn của Singapore và Malaysia.
Ở hai quốc gia nói trên toàn bộ hệ thống social safety net được đưa vào một central provident fund. Không chỉ tiền hưu, tiền khám chữa bệnh, tiền thất nghiệp được chi trả từ đây mà cả tiền đào tạo (education), tiền mua nhà (housing), và ở một mức độ nhất định cả tiền đầu tư vào các tài sản tài chính, cũng được điều phối thông qua quĩ provident này. Vì mức đóng góp cũng như giới hạn rút tiền ra từ quĩ có thể thay đổi được, đây cũng là một dạng automatic fiscal stabilizer của chính phủ. Về bản chất các quĩ này là hình thức forced saving nên nó còn là công cụ để chính phủ định hướng tỷ lệ saving trong dài hạn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Rất nhiều người, nhất là các tín đồ của Washington Consensus, không ủng hộ hình thức provident funds như của Singapore và Malaysia vì nó áp đặt tỷ lệ saving cho tất cả mọi người. VN khi bắt đầu xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đã bắt chước y hệ thệ thống social security của Mỹ, kể cả bảo hiểm thất nghiệp vừa đi vào hiện thực. Có thể VN đã được "tư vấn" từ WB/IMF và những nhà kinh tế liberal của phương Tây. Trong khi đó đã bỏ qua kinh nghiệm của hai người hàng xóm rất thành công của mình. Đât là website của hai provident funds này:
- Central Provident Fund (Singapore)
- Employees Provident Fund (Malaysia)
Update (06/01): Krugman có vẻ không ủng hộ privatize hệ thống bảo hiểm xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét