Thứ Tư, 12 tháng 5, 2010

Economic thoughts


1. Naked short sells: Theo tin này của TT, một số công ty chứng khoán bị thiếu số dư chứng khoán tại trung tâm lưu ký. Đây là bằng chứng của naked short sells, nghĩa là short sells mà người bán không vay được chứng khoán trước khi ra lệnh bán. Short sell đã rủi ro (vì unlimited risks) nhưng naked short sell còn nguy hiểm hơn và đã bị cấm ở hầu hết các sàn chứng khoán lớn trên thế giới. Hi vọng SSC sẽ mạnh tay với các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư vi phạm này.

2. SSI: Cũng trên TT, một bài báo của tác giả Thiên Thu lên án SSI đã dám đưa ra dự báo NHNN sẽ phá giá VNĐ thêm 4% nữa. Tôi thấy việc này bình thường, ai đó đưa ra dự báo tỷ giá không thể là điều cấm kỵ dù dự báo xu hướng chung chung hay dự báo chính xác đến 4 số thập phân. Bản tin của Bloomberg đúng là có tựa rất "giật gân", nhưng Bloomberg chưa bao giờ được đánh giá cao về các bài phân tích bình luận kinh tế, tài chính, họ chỉ mạnh ở mảng đưa tin thời sự thôi. [Ngoài lề: Bản tin của Bloomberg nói SSI là công ty chứng khoán lớn thứ 2 của VN, tôi nhớ cách đây vài năm SSI vẫn là số 1, vậy bây giờ ai đã qua mặt SSI?]

3. Gold export: Một trong những ý tưởng quan trọng (để đời) của Milton Friedman là "speculations stabilize markets": các nhà đầu cơ mua vào khi giá thấp giúp giá không tiếp tục rơi, ngược lại họ bán ra khi giá cao giúp ngăn không cho giá tăng thêm nữa. Thị trường vàng của VN chắc còn rất nhiều speculators dù các sàn vàng đã bị đóng cửa, bằng chứng là mấy hôm nay lượng vàng bán ra tăng vọt. Đi xa hơn nữa, tác giả Ngọc Minh của TN còn đề suất VN nên tranh thủ speculate bằng cách cho xuất vàng vì giá thế giới đang cao. Một công đôi chuyện vừa stabilize thị trường vàng vừa stabilize thị trường ngoại tệ. Có điều nếu đã cho xuất tự do thì cũng nên cho nhập tự do, đừng điều hành theo kiểu speculation dựa vào giá thế giới, chỉ béo bở cho những insiders của NHNN.

4. PMC: Hồi những năm 90 rất nhiều dự án lớn của VN khi đấu thầu đều rơi vào tay các công ty Hàn quốc (sau này hình như là TQ). Lý do là họ chào giá rẻ nhất và có nhiều ưu đãi cho chủ thầu. Nhưng đến khi thực hiện đa số các dự án đều phát sinh và chi phí cuối cùng thường cao hơn rất nhiều giá chào thầu. Vì đã đâm lao phải theo lao, chủ thấu VN buộc phải chi thêm tiền để hoàn thành dự án. Lúc đó có người đã nhìn thấy mánh khóe này của các công ty Hàn quốc nhưng chẳng làm gì được vì decision makers (không phải các chuyên viên chấm thầu) chỉ quan tâm đến giá chào thầu và những chuyến đi nước ngoài, chưa kể những chấm phẩy bên ngoài nữa thì không ai biết. Nhắc lại chuyện cũ để thấy PMC cũng cho TPHCM vào tròng y như vậy. Họ lập dự án cầu Phú Mỹ rất đẹp, rất hiệu quả, để rồi xây cầu xong mới đòi phải thu phí xe gắn máy, bỏ trạm thu phí đường NVL,... Mà không rõ các khoản nợ của PMC có được TPHCM bảo lãnh không, nếu có thì thành phố chẳng còn lối thoát nào khác là bailout PMC bằng cách "đánh thuế" người dân qua cầu.

Update: Không phải nếu nữa mà chính xác là $93m tiền đầu tư cầu Phú Mỹ do PMC đi vay đã được chính phủ bảo lãnh.

Update (17/07): TPHCM đã phải chi 120 tỷ cho PMC trả nợ

Update (20/6/11): PMC than tỷ giá tăng nên không trả được nợ, yêu cầu TP HCM phải giãn nợ nếu không PMC sẽ trả lại cầu Phú Mỹ cho thành phố quản lý, tất nhiên trả luôn số nợ họ đang ôm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...