Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Gold info


Một số bạn hỏi tôi về giá vàng và các thông tin liên quan đến thị trường vàng. Thú thực tôi biết rất ít về thị trường này (giống như đa số các nhà kinh tế). Tình cờ tôi tìm được presentation này của CMC Market, thấy có một số thông tin bổ ích nên đưa lên đây, có thể một số bạn chưa biết. Tôi sẽ tiếp tục update các links về gold trong entry này nếu tìm được thông tin nào bổ ích.

Update (10/11): Willem Buiter có một cái nhìn khá negative về gold, cho rằng gold đã bị bubble hơn 6 nghìn năm nay. Buiter cho rằng money, dù là gold standard hay fiat money hiện nay, đều có (near) zero intrinsic value. Lý do người ta sử dụng tiền là một công cụ store of value vì đa số tin vào value của money (hay gold), và đó chính là bubble. Buiter đã có lần đề suất tách chức năng store of value và medium of exchange ra, nhưng chỉ là idea chứ không khả thi trong điều kiện hiện nay. Bài viết này của Buiter chỉ ra rằng, vì money, hay gold price, luôn luôn trong trạng thái bubble nên một hệ thống kinh tế phải có multiple equilibria để có thể support được các bubble này. Nếu vậy rõ ràng gold price sẽ không stationary, nghĩa là không có long-run average, mà sẽ shifft từ equilibium level này sang equilibrium level khác. Trong khoảng gần một equilibrium, gold price sẽ do demand/supply quyết định. Nhưng khi nó vượt qua một reflation point nào đó thì nó sẽ không quay về equilibium cũ nữa. Ngoài ra, những lực đẩy để gold price shift từ level này sang level khác sẽ không phải demand/supply mà sẽ là structural changes, dạng như sự ra đời/tan vỡ của Bretton Woods.

Update (17/11): Bác Đinh Tuấn Minh có một bài rất hay về giá vàng và tình hình kinh tế VN khi giá vàng gia tăng. Điều làm tôi ngạc nhiên là khái niệm reserve price mà bác Minh đưa ra (chắc cũng của Austrian school) rất gần với khái niệm bubble của Willem Buiter bên trên. Bác Minh rất "dũng cảm" cho rằng VN cần bỏ mục tiêu tăng trưởng và lạm phát để bảo vệ VNĐ, đông thời tự do hóa việc mua bán ngoại tệ (chấp nhận dollarization). Đây là một vấn đề vĩ mô rất lớn cần suy xét cẩn thận. Tuy nhiên tôi thích cách đặt vấn đề của bác Minh là phải đưa giá vàng và cung cầu vàng vào bài toán vĩ mô, ít nhất là trong monetary policy chứ không phải bỏ ngỏ như trước đây. Quan điểm của tôi vẫn là các nhà kinh tế đã bỏ quên vàng khỏi các mô hình của mình nên đã và đang bị động khi giá vàng tăng vọt.

Update (17/10): Macroman có một đồ thị sau về giá vàng. Sau khi hiệu chỉnh mức lạm phát (tính real price cho vàng), macroman phát hiện ra rằng thực ra giá vàng hiện tại chưa phải là cao nhất mọi thời đại như nhiều người lầm tưởng. Theo đồ thị này giá vàng phải tăng gấp đôi mức hiện tại mới đạt được đỉnh của giai đoạn 70-80.


Update (25/11): RBC Capital Markets tính giá vàng long-term dựa vào giá cổ phiếu của các công ty khai thác vàng, kết quả là giá vàng dao động trong khoảng $940-945/oz.

Update (30/11): Vì không rõ RBC Capital Markets tính giá vàng như thế nào, tôi thu thập giá cổ phiếu của các công ty trong tier I mà RBC đã tính rồi dùng OLS để regress giá vàng với giá cổ phiếu của các công ty đó. Sau đó dùng giá cổ phiếu ngày cuối cùng (27/11/09) để tính fitted values cho giá vàng rồi tính trung bình cho các công ty. Kết quả phụ thuộc rất nhiều vào sample giá cổ phiếu và vàng. Nếu chỉ trong 2 năm cuối thì sẽ ra giá vàng xấp xỉ $1100/oz, nếu dùng 5 năm thì ra $960/oz, nếu dùng hết sample 20 năm thì ra $450/oz. Như vậy có thể đoán RBC dùng số liệu trong khoảng 2-5 năm trở lại đây. Dẫu sao với cách tính đơn giản này giá vàng khó có khả năng tăng lên $1500-$2000/oz như một số dự báo khác (vd của Macroman ở trên).

Update (01/12): John Paulson (tôi đã đề cập đến ở đây) đã mua vào một lượng vàng lớn hơn dự trữ quốc gia của nhiều nước:



Update (15/12): Bloomberg có một bài viết rất nhiều thông tin về gold price. Kết luận chính là buy-and-hold investor không nên mua gold vì ngay cả khi so với gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, trong 30 năm vừa qua gold return vẫn thấp hơn. Nhưng trong 40 năm qua thì gold lại có return tương đương với S&P500 và cao hơn bank deposit. Như vậy timing để mua gold rất quan trọng như bất kỳ một asset nào khác.

Update (17/12): Bloomberg lại có một bài về gold (một trong 2 tác giả là Phạm-Duy Nguyễn), cho rằng khi central banks trở thành net buyer thì gold price sẽ giảm. Năm 1988, lần cuối cùng sự kiện này xảy ra gold price đã giảm 15%. Năm nay các central banks cũng đang là net buyer, nhưng chủ yếu là các central banks của các nước đang phát triển. Không biết NHNN có mua vàng dự trữ hay không, biết đâu cơn sốt vàng trong nước vừa rồi một phần vì NHNN âm thầm mua vàng?

Update (08/02/10): Barron có một bài phân tích về tình hình giá vàng sụt giảm trong khi risk aversion đang tăng, hệt như giai đoạn khủng hoảng cuối năm 2008. Lý do: carry trade unwinding.

Update (12/05/10): EconomPicData lại có một đồ thị về gold holdings, lần này cho các quốc gia:

Riêng trong tuần lễ 3-7/5/2010, khi căng thẳng về Hi lạp dâng cao, các ETF đã mua vào 943K ounce vàng, nâng tổng số vàng họ đang nắm giữ lên 59.11m oz, tương đương khoảng 1850 tấn. Trong năm 2009, các central banks của một số emerging countries mua vào 425.4 tấn vàng, lần mua vào đầu tiên kể từ năm 1988.

Update (24/5/10): Một dự báo bearish hiếm hoi trong thời gian gần đây: The Curious Capitalist cho rằng gold sẽ mất giá từ 33-50% trong thời gian tới. Lập luận của tác giả này là gold không có intrinsic value giống như tiền giấy nên đang bị bubble vì các nhà đầu tư fly to safety. Khi kinh tế ổn định trở lại thì nhu cầu "trú ẩn" sẽ giảm bớt và giá gold sẽ phải rớt. Bài này có link đến một bài của Fortune cũng có dự báo tương tự.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...