Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

Structural reform II


Tôi không bất ngờ về quyết định phá giá VNĐ 5.4% của NHNN, có chăng là hơi thất vọng NHNN đã không đủ dũng cảm phá giá mạnh hơn. Tôi cũng không bất ngờ về thời điểm, thậm chí còn cho rằng NHNN phải phá giá sớm hơn, nhất là sau khi nghe tin VN đàm phán vay của WB/ADB/Nhật với mục đích tăng supply ngoại tệ. Dẫu sao đợt phá giá này cũng không đến mức "too little, too late", mà nói theo Financial Times thì đây là "a measured policy choice". Bây giờ quay lại vấn đề tái cơ cấu kinh tế.

Như đã viết trong bài trước, tái cơ cấu kinh tế ở VN được hiểu là dịch chuyển tỷ lệ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đồng thời dịch chuyển tỷ lệ sở hữu từ nhà nước sang tư nhân và nước ngoài. Đây là hai khái niệm tái cơ cấu kinh tế phổ biến của các nước đang phát triển và đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Tuy nhiên khái niệm tái cơ cấu kinh tế còn có thể hiểu rộng hơn theo nghĩa dịch chuyển vai trò đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các cấu thành khác nhau trong nền kinh tế. Ví dụ gia tăng tỷ lệ tiêu dùng cá nhân (C) như trường hợp TQ, tăng tỷ lệ tiết kiệm tư nhân (S) như trường hợp của Mỹ, hay giảm thâm hụt thương mại (NX) như trường hợp của VN. Trong bài này tôi sẽ đề cập đến vần đề NX của VN.

Ở VN có hai conventional thoughts như sau: (i) cần áp dụng chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu, nghĩa là bằng mọi cách phải gia tăng kim ngạch xuất khẩu, (ii) VN là một nước đang phát triển cần phải nhập máy móc thiết bị để đầu tư sản xuất, do đó thâm hụt thương mại là điều có thể chấp nhận được. Hai quan niệm này không sai, nhưng nếu cùng một lúc VN vừa phụ thuộc vào xuất khẩu để phát triển vừa bị nhập siêu nặng thì rất có thể đây là dấu hiệu cơ cấu kinh tế VN bị lệch lạc. Nên nhớ hầu hết các nước đi theo chính sách export-led growth (TQ, Asian Tigers) đều có thặng dư mậu dịch mặc dù xuất phát điểm họ cũng là những nước kém phát triển phải nhập rất nhiều máy móc thiết bị. Vậy thì sự lệch lạc về mặt cơ cấu kinh tế của VN nằm ở đâu?

Đây là một vấn đề rất phức tạp không thể trả lời thấu đáo qua một entry trên blog thế này, nó đòi hỏi phải có một nghiên cứu bài bản dựa vào số liệu và các mô hình kinh tế. Tuy nhiên tôi vẫn cứ tạm "võ đoán" một câu trả lời dựa trên cảm nhận cá nhân, rất có thể không đúng. Theo tôi "vấn nạn" của nền kinh tế VN là sự chạy theo thành tích tăng trưởng bắt chấp thực tế "sức khỏe" của nền kinh tế. Hàng năm QH và chính phủ luôn đưa ra những mục tiêu tăng trưởng rất cao một cách duy ý chí, không tính đến capacity của nền kinh tế và hoàn cảnh khách quan (có thể hơi quá lời, chắc các bạn ở CIEM có tính tới những không rõ chính phủ nghe họ tới đâu). Capacity ở đây có thể kể đến khả năng hấp thu vốn nước ngoài chảy vào, mức độ phát triển của thị trường tài chính, trình độ của lực lượng lao động, khả năng cung cấp các dịch vụ công của hệ thống hành chính, hay thậm chí khả năng phân tích và hoạch định chính sách kinh tế của những người làm chính sách.

Một nền kinh tế khi chạy đúng capacity của mình thì tốc độ tăng trưởng kinh tế được gọi là natural rate. Ở các nước phát triển natural rate thường được liên hệ với tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất, phần nào đó phản ánh marginal product of labor and capital đạt được mức độ tối ưu. Trong điều kiện các capacity contraints của VN như đã nói ở trên, việc cố gắng thúc đẩy nền kinh tế chạy quá natural rate sẽ gây ra hai hậu quả: giảm productivity và tăng imblances. Vấn đề thứ nhất có thể thấy rất rõ qua xu hướng ICOR tăng dần như nhiều người đã chỉ ra. Một thước đo khác, chính xác hơn, là Total Factor Productivity (TFP), là phần tăng trưởng còn lại sau khi trừ đi đóng góp của vốn và lao động. Tôi không biết có nghiên cứu chính thức nào về TFP của VN trong những năm gần đây không, tuy nhiên theo một tính toán "back of the envelope" của tôi thì TFP của VN không tăng, hoặc tăng rất chậm trong 15 năm qua (dao động trong khoảng -1.1% đến 1.4%).

Khi productivity không tăng hoặc tăng chậm hơn các nước khác, sản phẩm của VN làm ra sẽ trở nên đắt đỏ hơn khi tính theo đơn vị ngày công lao động (vd để mua một sản phẩm nước ngoài có 1 đơn vị ngày công của họ, người VN phải mất 11 ngày công thay vì 10 ngày công như trước đây). Như vậy NX của VN sẽ càng ngày càng bị thâm hụt trừ khi người VN chấp nhận làm tăng thêm giờ (giảm lương) để bù sự yếu kém về productivity hoặc VNĐ bị mất giá so với các đồng tiền khác để bù cho sự lên giá (tính theo lao động). Trong kinh tế học, hiện tượng đồng nội tệ bị sức ép mất giá khi productivity trong nước thấp gọi là Balassa-Samuelson effect. Tuy nhiên VN đã cố gắng giữ không để đồng nội tệ mất giá quá nhanh. Nguyên nhân, theo tôi, cũng là vì mục tiêu tăng trưởng.

Khi một nền kinh tế bị chạy quá natural rate, một hiệu quả khác là nó sẽ bị "nóng". Trước đây tôi đã đề cập đến hiện tượng kẹt xe ở các thành phố lớn và thiếu điện là những biểu hiện của kinh tế phát triển quá nóng. Bong bóng bất động sản và thâm hụt thương mại cũng vậy, đa số các nước phát triển nóng đều có asset price bubble và thâm hụt thương mại, đây là một trong các imbalances của một nền kinh tế. Tuy nhiên đa số các nhà kinh tế đều coi lạm phát là thước đo rõ nhất của mức độ "nóng" của nền kinh tế. Xét về tiêu chí này, VN đã phát triển nóng cho đến cuối năm 2008. Để chống lại lạm phát, liều thuốc standard là giữ lãi suất cao và không để đồng nội tệ mất giá.

Có bạn sẽ thắc mắc giữ VNĐ overvalued sẽ đị ngược lại chính sách phát triển dựa vào xuất khẩu. Vấn đề là một phần khá lớn hàng xuất khẩu của VN là commodity (dầu thô, than, nông sản, thủy sản) được hưởng lợi từ giai đoạn booming của kinh tế thế giới từ 2001-2007, đặc biệt là nhu cầu của TQ và các nước emerging markets khác. Những hàng hóa manufacturing khác của VN phần lớn là gia công, nghĩa là sự thay đổi của tỷ giá sẽ có ảnh hưởng cả vào đầu vào lẫn đầu ra của sản phẩm. Do đó phá giá VNĐ sẽ không có nhiều tác dụng vào kim ngạch xuất khẩu của VN. Trong khi đó phá giá sẽ làm hàng hóa nhập khẩu tăng giá mạnh, dễ dẫn tới lạm phát cao. Lúc đó NHNN chỉ còn một cách là tăng lãi suất (thắt chặt tín dụng) như đầu năm 2008 để chống lạm phát mà hệ quả chắc chắn là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Một khía cạnh nữa của chính sách giữ VNĐ overvalued (không bị mất giá) trong thời gian qua là vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài. Trước đây một bạn đã comment về khía cạnh này nhưng tôi cho rằng giữ tỷ giá ổn định chủ yếu có lợi cho FII là điều chưa chắc đã có lợi cho nền kinh tế. Tuy nhiên qua sự kiện các lãnh đạo VN (kể cả chủ tịch Nguyễn Minh Triết) khăng khăng VN không phá giá chỉ vài ngày trước khi VNĐ mất giá cho thấy dường như giới policy makers của VN lo ngại phá giá sẽ ảnh hưởng đến foreign investment. Theo tôi đây là lo ngại không đáng có, thay vì khẳng định "không phá giá" các policy makers nên tuyên bố VN sẽ giữ ổn định kinh tế vĩ mô và sẽ điều chỉnh tỷ giá phù hợp với mục tiêu này. Phát biểu như thế sẽ trấn an các nhà đầu tư nước ngoài và cả giới doanh nghiệp trong nước. Đối với các nhà đầu tư, ổn định và "low uncertainty" mới quan trọng chứ không phải có phá giá hay không.

Tóm lại nền kinh tế VN đã bị buộc phải chạy overcapacity trong nhiều năm qua để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao. Giữ VNĐ overvalued là một phần trong gói chính sách để đạt mục tiêu này. Tất nhiên không sớm thì muộn kinh tế VN sẽ phải rebalance/restructure/burst để quay về natural growth path. Việc NHNN phá giá 5.4% vừa qua là một bước đi đúng hướng. Có điều liệu VN sẽ có những biện pháp restructuring mạnh mẽ hơn hay chỉ dừng lại ở những "measured policy" nhằm giảm áp lực nhất thời?

Update (1/12): Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Bộ Tài chính phải tăng thu ngân sách cho năm 2010 lên 5-10%. Nếu thuế suất không tăng thì chỉ còn cách tăng GDP.

Update (2/12): Michael Pettis là chuyên gia về kinh tế TQ, nhưng xem ra ông không biết gì về VN. Bài này của Pettis cho rằng VN phá giá để chống lại undervalued RMB là hoàn toàn sai lầm. Bài này cũng trên FT có cái nhìn chính xác hơn.

Update (3/12): GS Trần Hữu Dũng có link đến một bài của Bruce Gale trên Straits Times cũng có một ý giống tôi ở trên. Kinh tế VN đang bị imbalance vì chạy theo tăng trưởng. Gale dự báo rất chính xác là chính phủ VN sẽ phải từ bỏ chính sách kích cầu vì điều này làm gia tăng thâm hụt thương mại và tiếp tục tạo sức ép lên VNĐ. Thực tế chính phủ đã phải bỏ kế hoạch "kích cầu" đợt 2. Tôi cũng đã thảo luận về vấn đề bỏ kích cầu trong bài bình luận phát biểu của ông Lê Xuân Nghĩa. Vào thời điểm đó tôi cho rằng nguy cơ lạm phát do "cầu kéo" không cao, đến thời điểm này nhận định đó không còn đúng nữa. Đồ thị dưới đây cho thấy tỷ lệ credit/GDP đã tăng cao gần với mức đỉnh của năm 2008. Cho đến năm 2006, tỷ lệ này thấp hơn 20% (trừ 2 ngoại lệ không đáng kể). Đợt tăng vọt trong năm 2007 và đầu 2008 đã làm lạm phát tăng cao. Chính sách "kích cầu không giống ai" của VN đã làm tỷ lệ này phục hồi theo V-shape, liệu lạm phát có quay lại theo V-shape hay không?


Update (3/12): Huỳnh Thế Du, một đồng nghiệp cũ của tôi ở Fulbright VN, có một bài viết phân tích rất hay về vấn đề original sin tôi đã đề cập đến trước đây (ở đâyđây). Tôi đồng ý với Huỳnh Thế Du, ngược lại với Bruce Gale bên trên, là vấn đề original sin không quá đáng ngại khi phá giá VNĐ. Ít nhất benefit của việc phá giá cao hơn cost của việc tiền trả nợ nước ngoài tính bằng VNĐ tăng lên.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...