Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

Foreign reserves


Hồi đầu năm khi nghe tin chính phủ sẽ lấy $1b từ dự trữ ngoại hối quốc gia ra chi cho chương trình kích cầu tôi đã lo rằng các policy maker của VN có quan niệm sai về foreign reserves. Bây giờ thấy quốc hội có ý định sẽ chuyển từ "giám sát" sang "quyết định" việc sử dụng quĩ này tôi càng thấy lo cho cái misunderstanding này.

Dự trữ ngoại hối của quốc gia, hay chính xác hơn của ngân hàng trung ương, cần phải hiểu là một công cụ để điều hành liquidity về ngoại hối chứ không phải là một khoản tiết kiệm có thể đem ra chi tiêu khi cần thiết. Sở dĩ một nước/một ngân hàng trung ương cần phải có quĩ dự trữ này vì cán cân ngoại tệ thường biến động khá nhiều trong năm, có thể do yếu tố mùa vụ (seasonal factors), có thể do các cú shocks kinh tế và tài chính. Bởi vậy ngân hàng trung ương cần phải có một công cụ điều chỉnh (smooth) đỉnh và đáy của cung cầu ngoại tệ nhằm tránh tỷ giá thay đổi quá nhanh và quá nhiều có tác động không tốt lên nền kinh tế.

Trong thời kỳ Bretton Woods, IMF đã gánh một phần chức năng này cho các ngân hàng trung ương thông qua các khoản vay giải tỏa liquidity cho các nước thành viên. Đồng SDR ra đời cũng nhằm mục đích gia tăng khả năng cho vay liquidity của IMF khi nhu cầu liquidity của các nước tăng cao vì thương mại quốc tế phát triển. Đáng tiếc là trong thời gian khủng hoảng tài chính 1997-1998 ở châu Á, IMF đã không làm tốt chức năng cho vay liquidity này mà đã trói buộc các nước đi vay với những điều kiện cải cách hà khắc theo quan điểm của Washington Consensus. Do vậy nhiều nước châu Á sau đó đã ra sức tích trữ foreign reserves để phòng tránh các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Ngoài ra châu Á còn tìm cách lập ra một quĩ tiền tệ riêng của mình, độc lập với IMF. Kế hoạch này không thành công nhưng châu Á cũng đã thiết lập được một thỏa thuận swap lines (Chiangmai initiative) về hỗ trợ liquidity trong nội bộ.

Có thể nói trong cuộc khủng hoảng 2007-2009 châu Á bị ảnh hưởng nhẹ hơn các khu vực khác, đặc biệt nếu so vơi các nước Đông Âu, một phần vì các quĩ dự trữ ngoại hối đã thừa đủ để trấn an giới đầu tư nước ngoài không tháo chạy. Một số nước đã tích trữ ngoại tệ quá nhiều, vượt xa nhu cầu smoothing liquidity nên đã phải lập ra các quĩ đầu tư số tiền này (ví dụ GIC của Singapore, SAFE của TQ) bên cạnh official foreign reserves. Tất nhiên rút tiền từ những quĩ này để kích cầu là giải pháp hợp lý vì không làm ảnh hưởng đến khả năng can thiệp thanh khoản của ngân hàng trung ương. Ngược lại, quĩ dự trữ ngoại hối của VN còn khá thấp nên rút ra để kích cầu là một việc làm rủi ro và sai mục đích của quĩ.

Nếu QH giành quyền quyết định việc sử dụng quĩ dự trữ ngoại hối, NHNN sẽ mất khả năng điều hòa thanh khoản cho thị trường ngoại tệ vì mỗi lần muốn can thiệp phải xin QH cho phép. Không những QH có thể không quyết định kịp thời vì không phải lúc nào kịp tổ chức họp và biểu quyết ngay được, QH còn có thể có những mục tiêu trái ngược với NHNN liên quan đến dự trữ ngoại hối. Ví dụ QH sẽ quan tâm đến việc bảo vệ giá trị của quĩ, trong khi NHNN có thể không cần quan tâm quĩ đã mất 20-30% giá trị miễn là đạt được mục tiêu ổn định tỷ giá. Việc giành quyền quyết định cách thức sử dụng quĩ dự trữ ngoại hối như vậy đi ngược lại với xu hướng độc lập hóa ngân hàng trung ương.

Thực ra nếu NHNN hoàn toàn độc lập với chính phủ, đã không thể có chuyện chính phủ lấy $1b từ dự trữ ngoại hối ra để kích cầu. Tính độc lập của NHNN tuy chưa phải là điều kiện đủ, nó là điều kiện cần để phòng chống lạm phát và ổn định vĩ mô. QH và cả chính phủ viện dẫn đủ thứ lý do để không trao quyền độc lập cho NHNN, đáng tiếc là bản thân QH vẫn chưa hiểu rõ vai trò của một ngân hàng trung ương độc lập.

Update (1/12): Một bài nghiên cứu mới của Joshua Aizenman cho rằng tích trữ dự trữ ngoại hối để chống lại capital flight là một cách làm rất tốn kém, dù có hiệu quả.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...