Thứ Hai, 10 tháng 5, 2010

CPI


CPI ở đây không phải là chỉ số giá tiêu dùng mà là Corruption Perception Index của Transparency International (càng thấp càng tham nhũng). Hôm qua bác Anonymous (May 9, 5:18PM) có comment trong entry này về vấn đề đặc quyền đặc lợi của quan chức nhà nước ở Hi lạp, ngay lập tức Felix Salmon có câu trả lời bằng đồ thị sau (tôi thêm vào chấm mầu đỏ cho VN):


CPI của Hi lạp tệ nhất trong số các nước thuộc Eurozone và quan hệ giữa CPI và bond yield rất mạnh, chẳng trách gì nước này nợ nần ngập đầu. Đúng là default hay bailout Hi lạp cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn, dài hạn phải làm sao cho CPI tăng lên, một cuộc cải cách chính trị xã hội sâu rộng hơn nhiều so với cải cách kinh tế (e.g. fiscal austerity). Điều này cũng đúng cho cái chấm mầu đỏ bên trên.

Update (11/11): The Atlantic có một bài về quan hệ giữa CPI và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Một trong số đó là GDP per capita trong đồ thị dưới đây. VN nằm rất gần đường trend line, nghĩa là so với các nước có GDP per capita tương đương thì VN có corruption (đo bằng CPI) vào loại trung bình, không quá tệ cũng không quá tốt.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...