Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

Leverage ratio


Leverage ratio (có người dịch là tỷ lệ đòn bẩy tài chính) là một chỉ số được nhắc đến khá nhiều khi nói về mức độ rủi ro của một ngân hàng hay một tổ chức tài chính (và có lẽ cả các doanh nghiệp thông thường khác). Tuy nhiên khái niệm này không có định nghĩa rõ ràng và chính thức. Với một nhà đầu tư cá nhân nếu anh ta mua cổ phiếu "on margin", ví dụ 10% là tiền túi còn 90% là tiền vay thì leverage ratio là 10x. Với một ngân hàng khái niệm này không thống nhất, có người dùng total assets/book equity, có người dùng total assets/tangible equity, có người lại dùng risk adjusted assets và hiệu chỉnh equity với off-balance-sheet liabilities. 

Lý do của những hiệu chỉnh này khi tính leverage ratio là từng ngân hàng hay tổ chức tài chính có đặc thù riêng liên quan đến business của mình. Ví dụ các market maker khi họ vừa mua vừa bán một loại chứng khoán thì notional book value có thể sẽ rất lớn, hoặc một ngân hàng chuyên giao dịch options có thể có off-balance-sheet liabilities rất lớn, do vậy có thể có leverage ratio cao. Đây là nguyên nhân mà Falkenblog cho rằng so sánh leverage ratio của các financial institutions với nhau giống như so sánh apple với organge, điều mà nhiều người trong đó có tôi vẫn làm.

Theo Falkenblog, các investment banks như Bear Stearns, Lehman Brothers có leverage ratio trên 30x trong suốt thập kỷ 90 trở lại đây (tính theo assets/book equity). Điều này khác với lập luận của Rober Solow và rất nhiều người cho rằng leverage ratio đã tăng mạnh trong vài thập kỷ qua (tôi cũng lập luận như vậy trong một số entries trước đây). Thực ra Falkenblog đã bỏ qua sự bùng nổ của derivatives, securitization và structured finance products trong thời gian gần đây, là cách thông dụng mà các investment banks sử dụng để đưa liabilites ra ngoài balance sheets. Thêm vào đó sau khi tạo ra các CDO, investment banks thường giữ lại phần rủi ro nhất ("equity") cho nên dù leverage ratio không tăng nhưng rủi ro thực tế đã tăng hơn trước. Bởi vậy dù Bear Stearns cũng có leverage 30x cách đây 20 năm hệt như tỷ lệ leverage 30x trước khi Bear sụp đổ, ý nghĩa của hai con số 30x này khác nhau rất nhiều. Có lẽ chính Falkenblog đã so sánh apple với orange trong trường hợp này.

Bài học rút ra là với các tổ chức tài chính kinh doanh các sản phẩm phức tạp, nhìn vào leverage ratio tính bằng total assets/book equity sẽ rất misleading. Nhiều khi một công ty có leverage 30x (ví dụ market makers) vẫn có thể ít rủi ro hơn nhiều một công ty có leverage chỉ 10x (hedge fund). Cho nên tôi ủng hộ regulation theo hướng chia tách các hoạt động khác nhau của các tổ chức tài chính lớn thành các công ty con và giám sát rủi ro cho từng loại business khác nhau với các chỉ số khác nhau. Do đó tôi hoan nghênh việc NHNN đang dự thảo luật quản lý hệ thống ngân hàng theo hướng này.

Update: Gần đây xuất hiện một số ETF leverage hộ cho clients, nghĩa là clients ETF đó track một index với Nx volatility, N có thể là 2, 3 lần. Ngoài ra một số ETF cho tract inverse return của một index, coi như một hình thức giúp retail investors có thể short sell index. Đây là một paper về các sản phẩm này. Nếu một investor mua share/unit của một leveraged ETF thì không rõ leverage của investor đó sẽ được tính như thế nào.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...