Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013
Deficit ceiling
Hôm trước tôi có comment trên G+ của anh Nguyễn Vạn Phú về vấn đề chính phủ đang xin QH tăng tỷ lệ deficit từ 4.8% GDP lên 5.3%. Hôm nay đọc được bài này của TBKTSG có khá nhiều số liệu nên tôi tính thử xem tình trạng ngân sách năm nay của VN ra sao.
Theo bài báo trong 9 tháng đầu năm tổng thu ngân sách nhà nước là 543,835 tỷ đồng, bằng 66.6% so với kế hoạch. Có nghĩa là kế hoạch thu ngân sách năm 2013 là 543,835/0.666=816,569 tỷ. Trong khi đó bội chi ngân sách(*) đã là 140,755 tỷ, bằng 87% so với kế hoạch. Như vậy kế hoạch bội chi là 140,755/0.87=161,787 tỷ. Con số này còn tương đương với dự toán bội chi năm 2013 bằng 4.8% GDP, nghĩa là chính phủ đã dự tính (nominal) GDP năm nay là 161,787/0.048=3,370,570 tỷ. Nếu QH đồng ý cho tăng bội chi lên 5.3%, nghĩa là 0.5 điểm phần trăm, thì số tiền bội chi tăng thêm sẽ là 3,370,570*0.005=16,853 tỷ. Tổng số tiền bội chi từ nay đến cuối năm theo kế hoạch tăng thêm này sẽ là 161,787*0.13+16,853=37,885 tỷ, trong đó 21,032 tỷ đã được duyệt từ đầu năm.
Quan điểm của tôi là nếu chính phủ vẫn chi tiêu trong giới hạn tổng chi ngân sách QH đã duyệt đầu năm và bội chi tăng vì tổng thu giảm bất khả kháng thì QH không nên làm khó dễ chính phủ. Ngược lại nếu bội chi tăng vì chính phủ chi tiêu vượt quá dự toán đã được QH duyệt đầu năm thì QH phải kiên quyết không cho tăng bội chi nữa. Vậy tình hình tài khóa của VN đến cuối tháng 9/2013 ra sao?
Theo bài báo nói trên những năm gần đây tổng thu ngân sách trong 9 tháng đầu năm thường vào khoảng 80%, so với 66.6% năm nay. Như vậy trong 9 tháng đầu năm nay tổng thu bị hụt so với thông lệ/kế hoạch là 13.4%. Nếu trong 3 tháng còn lại ngân sách thu được 20% kế hoạch như những năm trước thì vẫn sẽ hụt 13.4%, tương đương 109,420 tỷ nếu (nominal) GDP bằng với dự báo đầu năm. Số tiền này lớn hơn nhiều so với con số xin thêm 16,853 tỷ (0.5% GDP) tính bên trên, nghĩa là trên thực tế chính phủ sẽ phải cắt giảm tổng chi đã được duyệt 109,420-16,853=92,567 tỷ, bằng 2.7% GDP hay 11% dự toán tổng chi đầu năm. Nếu đây là tình hình tài khóa thực tế thì QH nên thông cảm duyệt cho chính phủ tăng thêm bội chi 0.5% GDP vì chính phủ đã tự nguyện cắt 2.7% GDP phía chi.
Nếu trong 3 tháng cuối năm chính phủ tăng thu ngân sách để đạt được mức thu bằng 30% kế hoạch so với 20% của các năm trước, tổng thu vẫn bị hụt 3.4% kế hoạch tương đương 27,763 tỷ. Nghĩa là ngay cả trong phương án QH duyệt cho tăng bội chi lên 5.3% GDP thì chính phủ vẫn phải cắt tổng chi 27,763-16,853=10,911 tỷ (0.3% GDP). Không kể việc tăng gấp rưỡi mức thu trong 3 tháng cuối năm như vậy không dễ, điều này sẽ có tác hại không nhỏ vào nền kinh tế vì chính phủ sẽ phải tìm mọi cách tận thu các nguồn có thể (tăng giá xăng dầu, điện, nước, tăng các loại thuế, tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu, than, khoáng sản, tăng bán đất và các tài sản công khác...). Việc vừa tăng thu vừa giảm chi như vậy sẽ tiếp tục làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP và ảnh hưởng đến nguồn thu và ngân sách năm sau.
Đến đây một câu hỏi quan trọng cần đặt ra là tại sao thu ngân sách 9 tháng đầu năm nay lại bị hụt nghiêm trọng như vậy (chỉ đạt 66.6% so với thông lệ/kế hoạch là 80%)? Ngoài lý do giá dầu thô và nhiều loại khoáng sản giảm, nguồn thu từ XNK giảm, từ tiền bán đất và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giảm..., có lẽ quan trọng nhất là Nominal GDP không tăng như dự kiến. Tăng trưởng của NGDP bằng tăng trưởng real GDP cộng với tốc độ lạm phát (chính xác hơn là tốc độ tăng GDP deflator). Như vậy nếu đầu năm dự kiến lạm phát khoảng 12% nhưng trên thực tế chỉ là 5% thì phần chênh lệch lạm phát này đã làm giảm thu ngân sách khoảng 57,160 tỷ (=3,370,570*0.07*0.24), tương đương hơn 1/2 số hụt thu 109,420 tính bên trên. Ngược lại nếu giả sử toàn bộ số hụt thu đó là do NGDP thực tế thấp hơn dự kiến đầu năm thì tỷ lệ thấp hơn sẽ là 109,420/0.24/3,370,570=13.4%. Con số này chính là tỷ lệ hụt thu ngân sách tính bên trên.
Như vậy nếu tỷ lệ hụt thu ngân sách (hay tỷ lệ hụt NGDP so với dự kiến) là 13.4% và giả sử có 7% do lạm phát giảm thì vẫn còn 6.4% phải phân bố vào hụt tăng trưởng real GDP và hụt các nguồn thu khác (dầu thô, bán đất...). Bao nhiêu điểm phần trăm của con số này sẽ "ăn" vào tốc độ tăng trưởng real GDP dự kiến (5.5%)? Tất nhiên tôi không thể biết và cũng không muốn đoán mò, có quá nhiều giả định trong các tính toán ở đây(**). Tuy nhiên trong phương án xấu nhất real GDP có thể có tăng trưởng âm, nghĩa là nền kinh tế rơi vào recession trong năm 2013(***). Nếu GSO năm nay thống kê real GDP tăng trên 5%, tôi rất muốn biết lý do nào thu ngân sách bị hụt nhiều như vậy.
(*): Tôi nghĩ chính phủ và báo chí VN nên chuyển sang sử dụng thuật ngữ "thâm hụt ngân sách" (budget deficit) như thông lệ quốc tế thay vì dùng "bội chi ngân sách".
(**): Ngoài các giả định có thể không chính xác, các tính toán của tôi sử dụng số liệu từ một bài báo của TBKTSG. Mặc dù đây là một tờ báo rất có chất lượng và nhà báo Tư Giang rất có uy tín, tôi không thể khẳng định nguồn số liệu trong bài báo này chính xác 100%.
(***): Xin các bạn, nhất là các bạn "lề trái", lưu ý đây chỉ là khả năng xấu nhất chứ không phải tôi dự báo kinh tế VN bị recession trong năm 2013.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
NEER/REER Update
Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...
-
Cuối tuần trước Jenner & Block, công ty luật được tòa xử vụ phá sản Lehman Brothers năm 2008 chỉ định khám định sổ sách của công ty này,...
-
Mỗi khi đọc được cái gì đó hay ho và muốn viết lại trên blog nhưng chưa có thời gian, tôi thường mở một tab mới trên Google Chrome như một h...
-
Bác Lai Tran Mai nhờ tôi giới thiệu với các bạn loạt bài giảng của bác ấy về các quan hệ vĩ mô của một nền kinh tế, cám ơn bác. Tôi đã tạo m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét