Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012
Liberty
1.
Còn nhớ dạo thống đốc Lê Đức Thúy promote tiền xu và cho rằng phát hành tiền xu sẽ có lợi vì tiết kiệm chi phí và giúp phát triển các máy bán hàng tự động. Bắt chấp dư luận phản đối, cuối cùng NHNN vẫn phát hành tiền xu và kết cục thế nào chúng ta đã biết. Một điều thú vị là mấy năm gần đây ở Mỹ cũng có một cuộc tranh luận tương tự giữa hai phe ủng hộ và phản đối việc phát hành đồng xu 1 USD thay cho đồng tiền giấy có hình TT Washington. NPR có một podcast rất hay về vấn đề này phân tích những ưu khuyết điểm của đồng tiền xu và đồng tiền giấy.
Nếu xét về chi phí, một đồng tiền giấy tốn 2.7cent để sản xuất, có tuổi thọ trung bình 4.5 năm. Trong khi đó một đồng tiền xu có chi phí 15cent nhưng có thời hạn sử dụng 30 năm. Do đó nếu tính chi phí trong một năm thì tiền xu rẻ hơn (0.5cent/year so với 0.6 cent/year), nghĩa là về mặt này tiền xu thắng thế. Tuy nhiên hầu hết mọi người ngại mang tiền xu theo người, do vậy số tiền xu bị để quên trong ngăn kéo hoặc đơn giản là được bỏ ống thường cao hơn tiền giấy rất nhiều. Một số nghiên cứu cho biết để đảm bảo đủ lượng tiền lẻ lưu thông, lượng tiền xu pháp hành phải cao hơn 50% so với lượng tiền giấy cùng mệnh giá. Nghĩa là nếu tính thêm yếu tố này thì chi phí phát hành tiền xu (cho đồng 1 USD ở Mỹ) sẽ là 0.5 cent/year * 1.5 = 0.75 cent/year, cao hơn tiền giấy. Tiền giấy hóa ra tiết kiệm chi phí hơn.
Vậy nhưng một báo cáo của Government Accountability Office thuộc QH Mỹ lại ủng hộ phương án phát hành tiền xu thay cho tiền giấy. Lý do là dù tiền xu tốn kém hơn về mặt chi phí nhưng cứ mỗi đồng tiền được phát hành chính phủ sẽ thu về được một lượng seigniourage như nhau bất kể đó là tiền xu hay tiền giấy. Vì số lượng phát hành tiền xu sẽ cao hơn số tiền giấy 50%, tổng seigniourage cho đồng 1 USD sẽ tăng lên 50%, tương đương 4.4 tỷ USD trong vòng 30 năm. Tính gộp seigniourage với chi phí sản xuất, rõ ràng phương án phát hành tiền xu có lợi hơn cho chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là tính như vậy có hợp lý hay thậm chí công bằng không cho người dân? Rõ ràng người dân phải đóng thêm một khoản thuế 4.4 tỷ chỉ vì họ không thích mang theo tiền xu lỉnh kỉnh trong người. Xét tổng thể xã hội số tiền xu "out of circulation" đó không đem lại lợi ích gì, nó làm lãng phí resource, tạo ra distortion trong nền kinh tế, và nhất là gây thêm phiền hà cho người dân vì buộc phải đem theo những đồng xu mà họ không muốn. Theo quan điểm kinh tế social welfare giảm vì quyết định chuyển sang dùng tiền xu không phải tối ưu cho xã hội. Do vậy nếu chính phủ thực sự quan tâm đến lợi ích chung của toàn xã hội (người dân) thì không có lý do gì thay đồng tiền giấy bằng tiền xu cho dù có thu được seigniourage cao hơn.
2.
Vừa rồi The Economist có một special report về kinh tế TQ, trong đó có một bài nhắc lại lập luận của Michael Pettis là chính phủ TQ kiểm soát rất chặt lãi suất tiết kiệm và cho vay nên trên thực tế real interest rate của TQ rất thấp, thậm chí negative, nên đã kích thích mạnh domestic investment. Cũng cùng quan điểm này, John Hempton cho rằng hệ thống chính trị của TQ là một dạng kleptocracy xoay quanh các ngân hàng và các SOE buộc người dân phải chấp nhận negative real interest rate như là một hình thức wealth transfer cho giới quan chức và thân hữu của họ. Cả series special reports của The Economist và bài viết về kleptocracy của John Hempton rất đáng đọc và suy ngẫm (đặc biệt recommend bài về kleptocracy cho BS Hồ Hải để dịch ra tiếng Việt :-)), nhưng ở đây tôi muốn đề cập đến một khía cạnh khác.
Một điểm cần thừa nhận là hệ thống ngân hàng của VN khá tự do và phát triển hơn so với hệ thống ngân hàng TQ. Mặt bằng lãi suất cho vay và tiết kiệm ở TQ được quản lý rất chặt, trên nguyên tắc các ngân hàng chỉ được huy động và cho vay với lãi suất trong một biên độ rất hẹp so với lãi suất chuẩn do PBoC đặt ra (việc PBoC vừa nới lỏng biên độ được giới finance quốc tế cho là một cải cách tài chính rất quan trọng). Vì PBoC giữ lãi suất tiền gửi rất thấp so với lạm phát, người dân TQ thường xuyên phải chấp nhận negative real rate như Michael Pettis và John Hempton nêu ra. Tuy nhiên một lý do cực kỳ quan trọng mà cả Pettis và Hempton không chỉ ra được là sở dĩ người dân TQ buộc phải gửi tiền với lãi suất thấp vì nền kinh tế TQ không bị đô la hóa và vàng hóa như VN. PBoC không bao giờ phải đau đầu như SBV khi áp đặt trần lãi suất thấp vì lo ngại người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng nữa mà chuyển sang mua vàng hoặc đô la.
Như vậy có thể thấy xét trên quan điểm của SBV, đô la/vàng hóa nền kinh tế là một trở ngại rất lớn cho việc quản lý lãi suất nói riêng và điều hành chính sách tiền tệ nói chung. Rõ ràng chống đô la/vàng hóa là một chính sách đúng đắn và cần thiết cho SBV. Tuy nhiên nếu xét trên quan điểm của người dân, nếu kênh tiết kiệm bằng vàng và đô la bị xóa bỏ nhiều khả năng họ sẽ bị ép phải gửi tiền vào ngân hàng tiết kiệm với lãi suất thấp (có thể sẽ bị thực âm). Đây cũng là một loại thuế như trường hợp seigniorage bên trên và nó cũng sẽ làm giảm social welfare dù nhà nước có lợi (tất nhiên nếu tình trạng kleptocracy như Hempton cáo buộc gia tăng thì social welfare còn giảm nhiều hơn nữa). Rõ ràng người dân sẽ không muốn bị cấm mua bán vàng/đô la vì họ không muốn bị mất một lựa chọn tiết kiệm an toàn hơn gửi tiền ngân hàng.
Trong cả hai ví dụ trên lợi ích của người dân và nhà nước trái ngược nhau. Cấu trúc chính trị/xã hội sẽ quyết định lợi ích của ai thắng thế.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
NEER/REER Update
Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...
-
Cuối tuần trước Jenner & Block, công ty luật được tòa xử vụ phá sản Lehman Brothers năm 2008 chỉ định khám định sổ sách của công ty này,...
-
Bác Lai Tran Mai nhờ tôi giới thiệu với các bạn loạt bài giảng của bác ấy về các quan hệ vĩ mô của một nền kinh tế, cám ơn bác. Tôi đã tạo m...
-
Tôi đã nghe nói nhiều về CES, một cuộc triển lãm hàng điện tử ở Las Vegas. Hôm nay nghe một podcast của NPR mới biết đến một cuộc triển lãm...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét