Cuối cùng nước Úc cũng có kết quả bầu cử liên bang sau hơn 2 tuần bất phân thắng bại. Đảng Lao động cánh tả tiếp tục nắm quyền sau khi được sự hậu thuẫn của 2 trong số 3 nghị sĩ độc lập. Tương tự như chính trường Úc, đương kim thủ tướng Nhật cũng giữ được ghế của mình trước một đối thủ khác trong đảng. Nhưng khác với Úc, thủ tướng Naoto Kan có khuynh hướng thiên hữu hơn, ít nhất trong các chính sách kinh tế gần đây. Điều này, cộng với một làn sóng các chính sách khá conservative của các nước châu Âu, làm Scott Sumner đưa ra nhận xét về một paradox mới: cánh hữu có vẻ đang thắng thế trên chính trường thế giới bất chấp nhiều nhận định về sự quay trở lại của Keynesianism và government interventions sau khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra.
Theo Krugman sở dĩ cánh tả đang mất dần lòng tin của cử tri vì những gì họ làm trong 2 năm qua chưa đủ mạnh để vực dậy nền kinh tế (Mỹ/thế giới). Krugman và khá nhiều nhà kinh tế/bình luận cánh tả không ngừng kêu gọi kích cầu thêm thông qua cả tài khóa lẫn tiền tệ. Tuy nhiên có vẻ như chính phủ Obama chỉ đủ sức đưa ra một kế hoạch khá khiêm tốn với khoảng $50b cho các chương trình xây dựng hạ tầng và $200b giảm thuế đầu tư. Bernanke vẫn dấm dứ QE II để "dụ khị" giới currency traders bán tháo USD, cùng với Geithner gia tăng sức ép lên đồng RMB đều chỉ là những mánh khóe "can thiệp miệng". Chính sách không làm gì cả, theo Krugman, là hậu quả của những lập luận/phân tích của phe conservatism như viện dẫn structural unemployment (Kocherlakota). Khi đối mặt với uncertainty, các policy makers đang áp dụng chiến thuật wait-and-see. Như Mervyn King tuyên bố, BoE đang có quan điểm 50-50, sẵn sàng thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ tùy vào tình hình kinh tế mấy tháng tới.
Quả thực economic uncertainty đang làm các policy makers đau đầu. Trong khi unemployment đang rất cao và nguy cơ defltion rình rập, có dấu hiệu kinh tế Mỹ và châu Âu đang rời xa dần nguy cơ double dip. Chí ít NBER đã chính thức công bố kinh tế Mỹ đã ra khỏi recession lần cuối cùng từ tháng 6 năm ngoái. Số liệu PMI/NFP/IJC trong tháng 9 đều không tệ đi và một số ngân hàng trung ương lớn đã bắt đầu tăng lãi suất (BoC, RBI, khả năng RBA trong tuần tới). Goldman Sachs, IB có quan điểm bi quan nhất trong số các "big boys", đã downplay khả năng double dip trong các reports/webcasts của mình, trong khi ADB vừa upgrade tăng trưởng kinh tế cho châu Á.
Tiếp tục xu hướng tăng trong tháng trước, chỉ số BDI trong tháng 9 đã phục hồi lại level tương đương như đầu năm 2010, hi vọng lần này nó vẫn là leading indicator đáng tin cậy. Tuy nhiên rủi ro một currency war/trade war xảy ra không phải nhỏ khi hàng loạt central banks thi nhau phá giá nội tệ. BDI rất sensitive với international trade nên đây sẽ là chiếc hàn thủy biểu quan trọng trong thời gian tới cho cơn sốt phá giá của các nước. Vàng cũng là một thước đo quan trọng không kém.
Trước mắt là vậy nhưng về lâu dài những qui định mới của Basel III mới là điều đáng quan tâm. Mặc dù nhiều người (Johnson/Wolf/Smith) đã thất vọng khi Basel committee phải thỏa hiệp khá nhiều với giới bankers, có thể nói những qui định mới này không ít thì nhiều sẽ giúp cho hệ thống tài chính các nước và toàn thế giới an toàn hơn. Đổi lại, banking/investment sẽ không còn profitable như trước và chắc chắn finance-led growth sẽ mất dần vị thế. Bong bóng chứng khoán/bất động sản sẽ khó có điều kiện phình to như cách đây vài năm và tất nhiên nhiều nhà đầu tư sẽ "nghèo đi". Sự kiện DE Shaw, một hedge fund hàng đầu thế giới, vừa sa thải 150 nhân viên rất có thể là tín hiệu của sự thoái trào của giới finance quốc tế. Larry Summers, vừa tuyên bố rời bỏ chức vụ giám đốc NEC của nhà Trắng, khó có thể quay lại DE Shaw với mức thu nhập không tưởng $100K/ngày như trước nữa.
Trong khi giới hedge funds phải quay về với mặt đất theo nghĩa bóng, Nhật phải đối mặt với "đất" theo đúng nghĩa đen của từ này. Chính xác là đối mặt với "rare earth", một vũ khí mới của TQ trong cuộc chiến kinh tế/chính trị/ngoại giao với các cường quốc công nghiệp. Mặc dù các quan chức TQ chối quanh, giới traders đã xác nhận các chuyến hàng xuất rare earth từ TQ sang Nhật đã bị chặn lại khi vụ tranh chấp Trung-Nhật nổ ra. Cho dù đây là một vũ khí lợi hại và Nhật đã phải xuống thang, nhiều nhà phân tích cho rằng TQ đã sai lầm khi từ bỏ chiến lược "peaceful rise" của Đặng Tiểu Bình và trở nên aggressive hơn với thế giới bên ngoài. Dẫu TQ có sai hay đúng trong chiến lược này, đây rõ ràng là điều không tốt cho VN cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét