Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Supply chain III


Cũng trong năm ngoái báo chí và giới blogger có một dạo rộ lên về một nghiên cứu của một nhóm researchers ở ADB/GRIPS về value added của TQ trong chi phí sản xuất iPhone (bản rút gọn trên VoxEU). Theo tính toán của nhóm tác giả, chi phí của một chiếc iPhone 3G là $178, trong đó $172 cho các phụ kiện và chỉ có $6.5 cho công lắp ráp. Một tính toán khác của The Atlantic cũng cho kết quả tương tự, Foxconn chỉ thu được khoảng $7 tiền "gia công" một chiếc iPhone ở TQ. Nghiên cứu của ADB/GRIPS được đưa ra trong giai đoạn báo chí, giới politician và economist đang tranh luận về vấn đề tỷ giá đồng RMB quá thấp và Mỹ cần phải có biện pháp trừng phạt TQ. Với lập luận phần value added trong một chiếc iPhone chỉ chiếm chưa đến 4%, các tác giả của nghiên cứu và những người chống lại chính sách ép TQ phải tăng tỷ giá RMB cho rằng ảnh hưởng của tỷ giá RMB vào giá thành iPhone sẽ không đáng kể.

[Ngoài lề: liên quan đến vụ ép TQ tăng tỷ giá RMB một điểm rất thú vị là trong khi giới hardliner/conservative politician của Mỹ ủng hộ trừng phạt hay chí ít là công bố TQ là currency manipulator, phía media và academic cánh hữu lại có quan điểm ngược lại. Tờ WSJ và những một số right-wing economist như Mark Perry, Michael Spence chống lại chính sách ép TQ tăng tỷ giá, trong khi NYT và Paul Krugman lại rất aggressive trong việc trừng phạt TQ. Riêng tờ The Economist (thiên về left-wing) chống lại chính sách này.]

Trong nghiên cứu của ADB/GRIPS có một section mà bài báo vừa rồi của NYT có nhắc đến là ước lượng của các tác giả về phần chi phí nhân công mà Apple "tiết kiệm" được khi iPhone được lắp ráp ở TQ thay vì ở Mỹ. Với giả định giá nhân công Mỹ (cùng skill) cao hơn TQ 10 lần, một chiếc iPhone sẽ đắt hơn khoảng $65 nếu được lắp ráp hoàn toàn ở Mỹ. Các tác giả kết luận rằng với gross margin của Apple khoảng 64%, phần chi phí tăng lên này hoàn toàn có thể chấp nhận được nếu Apple có tinh thần "corporate socially responsible", nghĩa là chấp nhận giảm bớt một phần lợi nhuận để bảo vệ "American jobs". Bài báo của NYT đã đánh đổ nhận định này, Apple phải lắp ráp iPhone ở TQ không phải vì để tiết kiệm $65 chi phí nhân công mà vì toàn bộ supply chain cần thiết cho quá trình sản xuất một thiết bị như iPhone đã không còn tồn tại ở Mỹ. Một ví dụ rõ ràng là để tuyển 8700 kỹ sư cho toàn bộ supply chain của iPhone, Apple sẽ phải mất 9 tháng ở Mỹ trong khi ở TQ chỉ cần 15 ngày.

Rõ ràng trị giá của supply chain đó không chỉ là $6.5 hay $7 vào tay Foxconn, nó phải lớn hơn nhiều lần dù chưa ai đinh lượng chính xác được. Nó không chỉ giúp TQ lấy được hợp đồng "gia công" iPhone cho Apple mà còn giúp nước này trở thành công xưởng của toàn thế giới cho hầu hết các loại consumer good khác. Tuy nhiên nếu phần giá trị của supply chain đó lớn, giả sử chiếm khoảng 50% giá trị của một chiếc iPhone hay một loại hàng hóa "made in China" nào đó, rõ ràng lúc này vấn đề tỷ giá đồng RMB sẽ trở nên quan trọng không như các tác giả của ADB/GRIPS và nhiều right wing economist khác lập luận. Tất nhiên tỷ giá chỉ là một yếu tố, những "thế mạnh" khác của TQ như lực lượng lao động lớn, flexible, chấp nhận làm việc trong những điều kiện tồi tệ, chấp nhận những qui định quản lý môi trường lỏng lẻo... cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành của các supply chain. Nhưng nói tỷ giá không có ảnh hưởng gì vì TQ chủ yếu xuất khẩu processing goods là đã bỏ qua vai trò quan trọng của supply chain mà TQ đã dày công xây dựng.

Tương tự như vậy, nói VN sẽ không có lợi gì khi phá giá VND vì chủ yếu hàng xuất khẩu phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài cũng bỏ qua vai trò của supply chain ở VN. Ảnh hưởng của tỷ giá không chỉ tác động vào phần value added trực tiếp mà doanh nghiệp nhận gia công được hưởng, nó còn giúp các thành phần khác trong supply chain ăn theo. Ngay cả khi supply chain nội địa của VN còn rất yếu và thiếu điều kiện phát triển (nhân công, cơ sở hạ tầng yếu kém), signal đầu tiên và quan trọng nhất cho các entrepreneur manh nha một supply chain là giá chứ không phải những lời hô hào kêu gọi "xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ". Chừng nào giá nguyên phụ liệu nhập từ TQ còn rẻ hơn hàng do VN sản xuất thì không hi vọng gì supply chain của VN sẽ cất cánh. Nhiều chính sách cần thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của supply chain, chính sách tỷ giá - nói trắng ra là một đồng nội tệ định giá thấp - sẽ là một chính sách không thể thiếu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...