Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Greed II



Nhân bạn Duy Linh giới thiệu một bài viết về đầu cơ của bác Đinh Tuấn Minh, tôi trích dẫn lại dưới đây một số trao đổi cá nhân với một người bạn về vấn đề này. Quan điểm của tôi trên blog từ trước đến giờ vẫn là đầu cơ không xấu nhưng cần phải có kiểm soát, nhất là trong những giai đoạn khủng hoảng, hỗn loạn. Cả hai quan điểm phải cấm hoàn toàn đầu cơ hoặc đầu cơ vô tội đều quá extreme sẽ đẩy thị trường vào sub-optimum outcome.




Hoạt động đầu cơ hiểu theo nghĩa thông thường là mua rẻ bán đắt, người đầu cơ không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất mà chỉ mua đi bán lại kiếm lời. Ở nhiều nền văn hóa từ cổ chí kim hoạt động đầu cơ thường bị cho là xấu, nếu không phạm pháp thì cũng không tốt về mặt đạo đức. Tuy nhiên cũng có những quan điểm ngược lại, điển hình là của Milton Friedman khi ông cho rằng hoạt động đầu cơ luôn có tác dụng bình ổn thị trường vì nó làm gia tăng cầu khi giá sụt giảm và ngược lại làm tăng cung khi giá tăng cao, chưa kể nó còn giúp làm tăng liquidity của thị trường. Tuy nhiên về mặt lý thuyết nhiều mô hình về speculation attack đã chứng minh khả năng self fulfilling collapse của giá cả các mặt hàng bị đầu cơ, hay khả năng có price bubble khi có quá nhiều speculators sử dụng momentum strategy. Một nhóm mô hình khác về cornering market cũng cho thấy khả năng destabilize giá cả nếu speculator kiểm soát được một số lớn cung hoặc cầu.

Về mặt thực tiễn, năm 2008, Michael Masters, một hedge fund manager chuyên đầu cơ dầu thô, điều trần trước Quốc hội Mỹ cho rằng giới đầu cơ là nguyên nhân dẫn đến giá dầu tăng vọt trong nửa đầu năm đó mặc dù thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái nặng nề nên nhu cầu không cao. Nhiều nhà kinh tế, điển hình là Paul Krugman, không đồng ý với lập luận của Masters, nhưng CFTC - cơ quan quản lý các giao dịch hàng hóa của Mỹ - vẫn đưa ra một số biện pháp để hạn chế đầu cơ. Cơ quan này còn điều tra và buộc tội một số cá nhân và hedge fund đã cố tình manipulate giá dầu trên thị trường futures để trục lợi bất hợp pháp. Trong cuộc khủng hoảng vừa rồi các cơ quan chức năng của nhiều nước cũng đưa ra một số biện pháp ngăn cản hoạt động đầu cơ như cấm shortsell, cấm naked CDS, tăng margin. Sau vụ mini crash tháng 5/2010, một số nước cũng bắt đầu xem xét hạn chế các hoạt động HFT, một hình thức đầu cơ kỹ thuật cao gần đây. Các regulators bức xúc vì mặc dù các HFT nói rằng hoạt động đầu cơ của họ làm tăng liquidity cho thị trường nhưng khi khủng hoảng xảy ra thì họ là những người rút liquidity ra khỏi thị trường nhanh nhất.

Trong một thị trường hoạt động orderly có lẽ Milton Friedman không sai, các nhà đầu cơ quả thực giúp thị trường cân bằng cung cầu và tìm ra mức giá hợp lý cho các loại hàng hóa. Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng, nhất là khi các sản phẩm tài chính đã quá phức tạp và thị trường đã quá interconnected, hoạt động đầu cơ có khả năng làm thị trường sụp đổ nhanh chóng. Bởi vậy tìm ra điểm tối ưu cho hoạt động đầu cơ không đơn giản, quá ít đầu cơ sẽ làm thị trường hoạt động không hiệu quả, quá nhiều có thể destabilize thị trường. Triệt tiêu hoạt động đầu cơ là điều không nên, nhưng cho rằng các nhà đầu cơ vô tội và thả nổi hoàn toàn những hoạt động này sẽ có lúc có hậu quả vô cùng nghiêm trọng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...