Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Tobin tax II


Một tin rất ngắn nhưng cực kỳ quan trọng: IMF đang lên kế hoạch đưa ra Tobin tax cho foreign exchange transactions, giống như Brazil và một số nước đã làm tháng trước. Nếu Tobin tax được các nước phối hợp đưa ra, đó sẽ là một structural change trong thị trường FX quốc tế. Tôi chưa nghĩ ra được thay đổi đó sẽ ảnh hưởng vào thị trường như thế nào, nhưng có lẽ bid/ask spread sẽ tăng, carry trade sẽ khó khăn hơn, hot money flow sẽ giảm, đồng nghĩa với speculation giảm. Đó chính là mục đích của loại thuế này mà James Tobin đã đề cập đến hơn 30 năm về trước.

Update (15/12): Burton Malkiel (tác giả A random walk down Wall Street) và George Sauter (CIO của Vanguard) cực lực phản đối transaction 0.25% tax đối với stock và derivatives.


Laboratory meat


Mấy năm trước ở VN có tin TQ sản xuất trứng nhân tạo làm báo chí và cả các cơ quan chức năng "hốt hoảng" một dạo. Hóa ra đó chỉ là Cá tháng Tư. Hôm nay đọc blog Krugman được biết các nhà khoa học Hà lan đã thành công trong việc "nhân bản" các tế bào thịt heo để tạo ra "thịt nhân tạo", lần này chắc không phải "cá" nữa. Tôi chẳng thấy thú vị gì với món thịt này, nhưng nếu phải thay cho các loại heo, bò, gà nhập lậu từ TQ hay các loại thịt heo nuôi với hormone tăng trưởng ở VN thì có khi vẫn tốt hơn :-(


Systemic risk list


Financial Stability Board, một tổ chức quốc tế được G20 quyết định thành lập trong đợt khủng hoảng vừa rồi đưa ra danh sách 30 financial institutions được coi là systemically important cho toàn bộ hệ thống tài chính quốc tế cần được "chăm sóc đặc biệt". Danh sách này gồm 24 ngân hàng (6 North America, 4 Nhật, 4 UK, 10 Europe) và 6 công ty bảo hiểm. Điều đáng ngạc nhiên là AIG không có trong danh sách này.

Có bao nhiêu "đại gia" trong danh sách này đã có mặt ở VN?



Willem Buiter


Mấy hôm trước John Jansen đã rời bỏ thế giới blog vì chuyển sang làm cho TD Securities (sell side). Hôm nay Willem Buiter được Citigroup mời làm Chief Economist, may mà tên tuổi của Buiter quá lớn nên Buiter đã giữ được quyền tiếp tục viết blog. Nhưng như Felix Salmon đã nhanh chóng tìm ra, trước đây Buiter đã rất "nặng lời" với Citi, từng so sánh CEO của Citi với Khamenei, giáo chủ của Iran. Phải chăng đây là cách Citi loại bỏ bớt criticism?


Dubai


Nhìn vào đồ thị dưới đây có thể thấy Dubai index đã gần như không có recovery gì từ tháng 3 tới giờ, trong khi cả thế giới rally. Một điểm thú vị là VN-Index và Dubai đều có peak vào khoảng cuối tháng 10, đến cuối tháng 11 Dubai World default còn VN phá giá VND. Stock index đúng là leading indicator.



Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

EMPI III


Hồi tháng Tư tôi có thử tính Exchange Market Pressure Index (EMPI) cho VN theo phương pháp của IMF. Lúc đó tôi chỉ có số liệu đến tháng 10/2008. Hôm nay cập nhật được số liệu đến tháng 7/2009, thấy một điều rõ ràng là VNĐ đã chịu sức ép phá giá rất lớn trong thời gian vừa qua. Phần lớn thời gian của năm 2009, EMPI dương, khác nhiều so với các năm trước đây:



Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Too big


Các fan bóng đá chắc còn nhớ vụ Thierry Henry đưa đội tuyển Pháp vào vòng chung kết WC 2010 bằng tay. Đã có những lời đồn đại rằng FIFA cố tình đưa Pháp vào vòng chung kết WC vì Pháp là một đội bóng lớn. Blogger Macroman kết luận: vậy là "too big too fail" không chỉ là vấn nạn trong thị trường tài chính :-)

Have a nice weekend!


Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

Structural reform II


Tôi không bất ngờ về quyết định phá giá VNĐ 5.4% của NHNN, có chăng là hơi thất vọng NHNN đã không đủ dũng cảm phá giá mạnh hơn. Tôi cũng không bất ngờ về thời điểm, thậm chí còn cho rằng NHNN phải phá giá sớm hơn, nhất là sau khi nghe tin VN đàm phán vay của WB/ADB/Nhật với mục đích tăng supply ngoại tệ. Dẫu sao đợt phá giá này cũng không đến mức "too little, too late", mà nói theo Financial Times thì đây là "a measured policy choice". Bây giờ quay lại vấn đề tái cơ cấu kinh tế.

Như đã viết trong bài trước, tái cơ cấu kinh tế ở VN được hiểu là dịch chuyển tỷ lệ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đồng thời dịch chuyển tỷ lệ sở hữu từ nhà nước sang tư nhân và nước ngoài. Đây là hai khái niệm tái cơ cấu kinh tế phổ biến của các nước đang phát triển và đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Tuy nhiên khái niệm tái cơ cấu kinh tế còn có thể hiểu rộng hơn theo nghĩa dịch chuyển vai trò đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các cấu thành khác nhau trong nền kinh tế. Ví dụ gia tăng tỷ lệ tiêu dùng cá nhân (C) như trường hợp TQ, tăng tỷ lệ tiết kiệm tư nhân (S) như trường hợp của Mỹ, hay giảm thâm hụt thương mại (NX) như trường hợp của VN. Trong bài này tôi sẽ đề cập đến vần đề NX của VN.

Ở VN có hai conventional thoughts như sau: (i) cần áp dụng chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu, nghĩa là bằng mọi cách phải gia tăng kim ngạch xuất khẩu, (ii) VN là một nước đang phát triển cần phải nhập máy móc thiết bị để đầu tư sản xuất, do đó thâm hụt thương mại là điều có thể chấp nhận được. Hai quan niệm này không sai, nhưng nếu cùng một lúc VN vừa phụ thuộc vào xuất khẩu để phát triển vừa bị nhập siêu nặng thì rất có thể đây là dấu hiệu cơ cấu kinh tế VN bị lệch lạc. Nên nhớ hầu hết các nước đi theo chính sách export-led growth (TQ, Asian Tigers) đều có thặng dư mậu dịch mặc dù xuất phát điểm họ cũng là những nước kém phát triển phải nhập rất nhiều máy móc thiết bị. Vậy thì sự lệch lạc về mặt cơ cấu kinh tế của VN nằm ở đâu?

Đây là một vấn đề rất phức tạp không thể trả lời thấu đáo qua một entry trên blog thế này, nó đòi hỏi phải có một nghiên cứu bài bản dựa vào số liệu và các mô hình kinh tế. Tuy nhiên tôi vẫn cứ tạm "võ đoán" một câu trả lời dựa trên cảm nhận cá nhân, rất có thể không đúng. Theo tôi "vấn nạn" của nền kinh tế VN là sự chạy theo thành tích tăng trưởng bắt chấp thực tế "sức khỏe" của nền kinh tế. Hàng năm QH và chính phủ luôn đưa ra những mục tiêu tăng trưởng rất cao một cách duy ý chí, không tính đến capacity của nền kinh tế và hoàn cảnh khách quan (có thể hơi quá lời, chắc các bạn ở CIEM có tính tới những không rõ chính phủ nghe họ tới đâu). Capacity ở đây có thể kể đến khả năng hấp thu vốn nước ngoài chảy vào, mức độ phát triển của thị trường tài chính, trình độ của lực lượng lao động, khả năng cung cấp các dịch vụ công của hệ thống hành chính, hay thậm chí khả năng phân tích và hoạch định chính sách kinh tế của những người làm chính sách.

Một nền kinh tế khi chạy đúng capacity của mình thì tốc độ tăng trưởng kinh tế được gọi là natural rate. Ở các nước phát triển natural rate thường được liên hệ với tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất, phần nào đó phản ánh marginal product of labor and capital đạt được mức độ tối ưu. Trong điều kiện các capacity contraints của VN như đã nói ở trên, việc cố gắng thúc đẩy nền kinh tế chạy quá natural rate sẽ gây ra hai hậu quả: giảm productivity và tăng imblances. Vấn đề thứ nhất có thể thấy rất rõ qua xu hướng ICOR tăng dần như nhiều người đã chỉ ra. Một thước đo khác, chính xác hơn, là Total Factor Productivity (TFP), là phần tăng trưởng còn lại sau khi trừ đi đóng góp của vốn và lao động. Tôi không biết có nghiên cứu chính thức nào về TFP của VN trong những năm gần đây không, tuy nhiên theo một tính toán "back of the envelope" của tôi thì TFP của VN không tăng, hoặc tăng rất chậm trong 15 năm qua (dao động trong khoảng -1.1% đến 1.4%).

Khi productivity không tăng hoặc tăng chậm hơn các nước khác, sản phẩm của VN làm ra sẽ trở nên đắt đỏ hơn khi tính theo đơn vị ngày công lao động (vd để mua một sản phẩm nước ngoài có 1 đơn vị ngày công của họ, người VN phải mất 11 ngày công thay vì 10 ngày công như trước đây). Như vậy NX của VN sẽ càng ngày càng bị thâm hụt trừ khi người VN chấp nhận làm tăng thêm giờ (giảm lương) để bù sự yếu kém về productivity hoặc VNĐ bị mất giá so với các đồng tiền khác để bù cho sự lên giá (tính theo lao động). Trong kinh tế học, hiện tượng đồng nội tệ bị sức ép mất giá khi productivity trong nước thấp gọi là Balassa-Samuelson effect. Tuy nhiên VN đã cố gắng giữ không để đồng nội tệ mất giá quá nhanh. Nguyên nhân, theo tôi, cũng là vì mục tiêu tăng trưởng.

Khi một nền kinh tế bị chạy quá natural rate, một hiệu quả khác là nó sẽ bị "nóng". Trước đây tôi đã đề cập đến hiện tượng kẹt xe ở các thành phố lớn và thiếu điện là những biểu hiện của kinh tế phát triển quá nóng. Bong bóng bất động sản và thâm hụt thương mại cũng vậy, đa số các nước phát triển nóng đều có asset price bubble và thâm hụt thương mại, đây là một trong các imbalances của một nền kinh tế. Tuy nhiên đa số các nhà kinh tế đều coi lạm phát là thước đo rõ nhất của mức độ "nóng" của nền kinh tế. Xét về tiêu chí này, VN đã phát triển nóng cho đến cuối năm 2008. Để chống lại lạm phát, liều thuốc standard là giữ lãi suất cao và không để đồng nội tệ mất giá.

Có bạn sẽ thắc mắc giữ VNĐ overvalued sẽ đị ngược lại chính sách phát triển dựa vào xuất khẩu. Vấn đề là một phần khá lớn hàng xuất khẩu của VN là commodity (dầu thô, than, nông sản, thủy sản) được hưởng lợi từ giai đoạn booming của kinh tế thế giới từ 2001-2007, đặc biệt là nhu cầu của TQ và các nước emerging markets khác. Những hàng hóa manufacturing khác của VN phần lớn là gia công, nghĩa là sự thay đổi của tỷ giá sẽ có ảnh hưởng cả vào đầu vào lẫn đầu ra của sản phẩm. Do đó phá giá VNĐ sẽ không có nhiều tác dụng vào kim ngạch xuất khẩu của VN. Trong khi đó phá giá sẽ làm hàng hóa nhập khẩu tăng giá mạnh, dễ dẫn tới lạm phát cao. Lúc đó NHNN chỉ còn một cách là tăng lãi suất (thắt chặt tín dụng) như đầu năm 2008 để chống lạm phát mà hệ quả chắc chắn là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Một khía cạnh nữa của chính sách giữ VNĐ overvalued (không bị mất giá) trong thời gian qua là vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài. Trước đây một bạn đã comment về khía cạnh này nhưng tôi cho rằng giữ tỷ giá ổn định chủ yếu có lợi cho FII là điều chưa chắc đã có lợi cho nền kinh tế. Tuy nhiên qua sự kiện các lãnh đạo VN (kể cả chủ tịch Nguyễn Minh Triết) khăng khăng VN không phá giá chỉ vài ngày trước khi VNĐ mất giá cho thấy dường như giới policy makers của VN lo ngại phá giá sẽ ảnh hưởng đến foreign investment. Theo tôi đây là lo ngại không đáng có, thay vì khẳng định "không phá giá" các policy makers nên tuyên bố VN sẽ giữ ổn định kinh tế vĩ mô và sẽ điều chỉnh tỷ giá phù hợp với mục tiêu này. Phát biểu như thế sẽ trấn an các nhà đầu tư nước ngoài và cả giới doanh nghiệp trong nước. Đối với các nhà đầu tư, ổn định và "low uncertainty" mới quan trọng chứ không phải có phá giá hay không.

Tóm lại nền kinh tế VN đã bị buộc phải chạy overcapacity trong nhiều năm qua để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao. Giữ VNĐ overvalued là một phần trong gói chính sách để đạt mục tiêu này. Tất nhiên không sớm thì muộn kinh tế VN sẽ phải rebalance/restructure/burst để quay về natural growth path. Việc NHNN phá giá 5.4% vừa qua là một bước đi đúng hướng. Có điều liệu VN sẽ có những biện pháp restructuring mạnh mẽ hơn hay chỉ dừng lại ở những "measured policy" nhằm giảm áp lực nhất thời?

Update (1/12): Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Bộ Tài chính phải tăng thu ngân sách cho năm 2010 lên 5-10%. Nếu thuế suất không tăng thì chỉ còn cách tăng GDP.

Update (2/12): Michael Pettis là chuyên gia về kinh tế TQ, nhưng xem ra ông không biết gì về VN. Bài này của Pettis cho rằng VN phá giá để chống lại undervalued RMB là hoàn toàn sai lầm. Bài này cũng trên FT có cái nhìn chính xác hơn.

Update (3/12): GS Trần Hữu Dũng có link đến một bài của Bruce Gale trên Straits Times cũng có một ý giống tôi ở trên. Kinh tế VN đang bị imbalance vì chạy theo tăng trưởng. Gale dự báo rất chính xác là chính phủ VN sẽ phải từ bỏ chính sách kích cầu vì điều này làm gia tăng thâm hụt thương mại và tiếp tục tạo sức ép lên VNĐ. Thực tế chính phủ đã phải bỏ kế hoạch "kích cầu" đợt 2. Tôi cũng đã thảo luận về vấn đề bỏ kích cầu trong bài bình luận phát biểu của ông Lê Xuân Nghĩa. Vào thời điểm đó tôi cho rằng nguy cơ lạm phát do "cầu kéo" không cao, đến thời điểm này nhận định đó không còn đúng nữa. Đồ thị dưới đây cho thấy tỷ lệ credit/GDP đã tăng cao gần với mức đỉnh của năm 2008. Cho đến năm 2006, tỷ lệ này thấp hơn 20% (trừ 2 ngoại lệ không đáng kể). Đợt tăng vọt trong năm 2007 và đầu 2008 đã làm lạm phát tăng cao. Chính sách "kích cầu không giống ai" của VN đã làm tỷ lệ này phục hồi theo V-shape, liệu lạm phát có quay lại theo V-shape hay không?


Update (3/12): Huỳnh Thế Du, một đồng nghiệp cũ của tôi ở Fulbright VN, có một bài viết phân tích rất hay về vấn đề original sin tôi đã đề cập đến trước đây (ở đâyđây). Tôi đồng ý với Huỳnh Thế Du, ngược lại với Bruce Gale bên trên, là vấn đề original sin không quá đáng ngại khi phá giá VNĐ. Ít nhất benefit của việc phá giá cao hơn cost của việc tiền trả nợ nước ngoài tính bằng VNĐ tăng lên.


Structural reform


Bùi Trinh, một chuyên gia của TCTK về các mô hình cân bằng tổng thể, vừa có một bài viết phê phán xu hướng "tái cơ cấu kinh tế" máy móc của các địa phương. Cụ thể là tỉnh nào hiện nay cũng cố gắng giảm tỷ lệ GDP từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, vừa không tận dụng được lợi thế so sánh của địa phương mình, vừa gây ra một cuộc đua phá rào thu hút đầu tư mà hậu quả là tất cả các tỉnh đều thiệt.

Trong lý thuyết cân bằng tổng thể, các ngành khác nhau ở các địa phương khác nhau sẽ có tác động (multiplier) khác nhau vào tăng trưởng kinh tế và việc làm với cùng một "liều kích thích". Sự khác nhau này phụ thuộc vào "công nghệ" của ngành sản xuất đó và các linkages trong quá trình sản xuất (gồm cả kinh tế lẫn phi kinh tế, vd vị trí địa lý, thổ nhưỡng, thời tiết, quan hệ bạn hàng, thói quen tiêu dùng...). Bởi vậy cơ cấu kinh tế tối ưu cho mỗi vùng, theo tiêu chí tăng trưởng và việc làm, không phải lúc nào cũng là công nghiệp và dịch vụ chiếm chủ yếu. Trong bối cảnh chính phủ/các tỉnh muốn khuyến khích đầu tư hay bỏ tiền ngân sách ra đầu tư thì cần trú trọng vào các ngành có "độ lan tỏa" cao để đạt hiệu quả đồng vốn cao nhất và có tác dụng tốt nhất lên tăng trưởng và việc làm.

Bên cạnh cách hiểu về "tái cơ cấu" như tác giả Bùi Trinh chỉ ra, còn một khái niệm "tái cơ cấu" nữa cũng quan trọng không kém. Đó là tái cơ cấu về sở hữu sản xuất, nghĩa là dịch chuyển từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân hay nước ngoài. Cho đến nay hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả không cao, do vậy cổ phần hóa là một chính sách đúng và cần phải làm càng nhanh càng tốt. Tái cơ cấu kinh tế để nâng tỷ lệ khối doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài sẽ có tác động tích cự lên nền kinh tế dù ở bất kỳ ngành nào hay địa phương nào.

Một bài học quan trọng của Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2000 là tốc độ tăng trưởng của khu vực tư nhân và nước ngoài phụ thuộc nhiều vào các infrastructure (trong trường hợp này là qui định pháp lý) hơn là cổ phần hóa. Không kể sự thiếu thốn infrastructure, hiện tại khối doanh nghiệp nhà nước có nhiều ưu tiên hơn trong việc access vào các infrastructure cần thiết cho phát triển, vd vay vốn, xin các loại giấy phép, thủ tục, xin cấp/thuê đất... Bởi vậy để đẩy nhanh quá trình "tái cơ cấu" nền kinh tế theo nghĩa tỷ lệ sở hữu thì việc tạo một mặt bằng bình đẳng cho các thành phần kinh tế cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, thay vì đầu tư thêm cho khối doanh nghiệp nhà nước, resource cần được phân bổ vào phát triển cơ sở hạ tầng, cả cứng lẫn mềm. Đây là một chinh sách tái cơ cấu quan trọng không kém cổ phần hóa và có tác động quan trọng hơn nhiều so với phong trào dịch chuyển cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ mà tác giả Bùi Trinh đã phê phán.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

25/11


Hôm qua sau khi tôi post entry "Social responsibility" thì Quê Choa đưa lên cái ảnh "Trách nhiệm xã hội" rồi tuyên bố ... đọa. Đến tối thì John Jansen cho biết sẽ chuyển sang sell side và đóng blog. Trong một ngày hai favorite blogs ra đi :-(


Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

Tax burden


Tiếc là thống kê sau chỉ cho các nước OECD, không có VN. Nhìn chung châu Âu vẫn là nơi có "sưu cao thuế nặng".




Update (26/11): James Hamilton vừa có một bài rất hay về public debt, tuy số liệu về government revenue của Mỹ do Hamilton đưa ra (21%) không phù hợp với đồ thị bên trên. Hamilton cho rằng tỷ lệ public debt/GDP của một nước phụ thuộc rất nhiều vào political will của nước đó. Hay nói cách khác, nó phụ thuộc vào tính socialist trong hệ thống chính trị như bạn Anonymous (Nov 25, 5:36PM) đã nói ở dưới. Bởi vậy so sánh tỷ lệ này giữa các nước như Paul Krugman đã làm là không phù hợp. Châu Âu có thể sống với debt/GDP cao vì người dân châu Âu và các chính trị gia châu Âu chấp nhận tax burden cao như trong đồ thị trên. Ngược lại Mỹ khó có thể chấp nhận burden cao như vậy nên sustainable debt/GDP sẽ thấp hơn ở châu Âu. Tôi cũng đã có link trên blog này (chưa tìm lại được) về ý tưởng cho rằng debt/GDP còn phụ thuộc vào credit rating của chính phủ và depth của thị trường tài chính. Nghĩa là nhiều nước (đang phát triển) có muốn tăng debt/GDP lên cũng không được vì không ai cho vay khi tỷ lệ đó đạt đến giới hạn sustainable. Dù government có cố gắng đánh thuế (tax, in tiền) thì hiệu ứng Laffer curve sẽ tự động ngăn không cho tax burden tăng lên nữa, dẫn đến debt/GDP bị chặn trên.

Update (1/12): Thu ngân sách năm 2009 của VN ước tính là VNĐ390trillion, bằng 23.3% GDP. Trong khi đó chi từ ngân sách sẽ đạt VNĐ533tril, nghĩa là sẽ có deficit khoảng VNĐ140tril, tương đương 8.4% GDP.


Poker player


Free Exchange cho biết một số hedge funds và brokerage đang tuyển nhân viên từ các professional poker players. Những công ty này cho rằng giới poker players có khả năng tốt về các mặt control emotion, budget management, và strategic thingking, rất phù hợp cho vị trí traders. Tuy nhiên các bạn đừng vì tin này mà bỏ MBA/CFA chuyển sang đánh poker nhé :-)

Update (26/11): Cách đây một thời gian tôi có đọc được trên blog của một bạn thông tin về độ dài của ngón tay đeo nhẫn có ảnh hưởng đến khả năng làm trader. Hôm nay tìm được bài nghiên cứu này có nhắc đến tỷ lệ độ dài của ngón đeo nhẫn so với ngón trỏ. Nếu tỷ lệ này nhỏ thì lượng foetal testosterone trong máu cao và những người này có xu hướng take risk cao. Tác giả bài nghiên cứu cho biết trước đây đã tìm ra được mối liên hệ giữa tỷ lệ ngón tay nói trên với long-term profitability của các traders. Tuy nhiên trong nghiên cứu mới này tỷ lệ ngón tay không có ảnh hưởng vào Sharp ratio (tỷ lệ profit/volatility). Như vậy những người có ngón tay đeo nhẫn dài thành công trong trading chẳng qua vì họ take risk nhiều và natural selection sẽ loại bỏ dần những người không dám take risk. Tôi không biết có nghiên cứu nào về tỷ lệ ngón tay của các poker player không, nhưng như thông tin nói trên thì những người này có khả năng control emotion và budget management tốt thì có thể lại là những người có risk aversion cao. Bạn có cái thước nào bên cạnh chưa?


Social responsibility


Người phụ nữ trong đoạn quảng cáo dưới đây đáng khen hay đáng trách?



Update (26/11): Nếu giả sử vì sự "nhạy bén" của mình, người phụ nữ trong video bên trên kiếm lời được $10m, còn những người khác mỗi người mất $1m (giả sử số người mất tiền nhiều hơn 10, nghĩa là social net gain là negative). Vậy người phụ nữ nói trên đáng khen hay đáng trách? Câu trả lời của một sociologist ở đây, còn của economist bạn QA đã trả lời bên dưới.



Miller-Moore Amendment


Felix Salmon cho biết Nghị sĩ Brad Miller, đồng tác giả của Miller-Moore Amendment, vừa phải vào comment trong blog của Salmon và blog của Yves Smith để phản hồi lại một số phê phán của giới bloggers về luật này. Thêm một bằng chứng nữa cho thấy giới econblog càng ngày càng có ảnh hưởng vào chính trường Mỹ. Vậy Miller-Moore Amendment là gì?

Trước đây mỗi khi một ngân hàng phá sản FDIC sẽ phát mãi toàn bộ assets của ngân hàng này và trả nợ cho các chủ nợ. Trình tự trả nợ là những người có secured loans (có thế chấp) sẽ được trả toàn bộ số tiền đã cho vay, sau đó phần còn lại sẽ chia cho các unsecured debt holders. Trong số những unsecured debt holders này số đông là người dân gửi tiền trong ngân hàng đó. Vì FDIC bảo đảm sẽ bồ thường cho số tiền gửi (bảo hiểm tiền gửi) đến một giới hạn nào đó (hiện là $250K), cho nên nhiều trường hợp FDIC sẽ phải lấy tiền của mình (tức là tiền của chính phủ hay taxpayer money) ra để bồi thường vì số tiền còn lại sau khi trả cho secured debt holders không đủ để bồi thường số tiền gửi.

Khi cuộc khủng hoảng nổ ra, số lượng ngân hàng bị phá sản tăng nhanh (hiện đã vượt 120) nên FDIC bị lỗ nặng và có khả năng sẽ không còn tiền để bồi thường. Do đó FDIC phải tính đến một số phương án tăng số tiền trong quĩ của mình (tăng phí bảo hiểm, yêu cầu các ngân hàng ứng trước phí bảo hiểm cho 3 năm tới, vay nợ trên thị trường vốn) hoặc giảm số tiền phải trả cho secured debt holders. Phương án thứ hai chính là Miller-Moore Amendment. Theo cách này, một số secured debt sẽ chỉ còn nhận được 80% số nợ, 20% còn lại sẽ bị gộp chung với unsecured debts. Sau khi dự luật được đưa ra giới báo chí và bloggers phản đối gay gắt, cho rằng như vậy bất công cho các chủ nợ và sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng vay secured debt của các ngân hàng. Đó là lý do tại sao Brad Miller phải lên tiếng trong thế giới blog.

Lập luận của Miller là đa số các bloggers và báo chí, thậm chí cả bankers, hiểu sai nội dung của luật này. Cuộc khủng hoảng vừa rồi, nhất là trường hợp của Lehman và AIG cho thấy hệ thống tài chính Mỹ có một problem sau. Mỗi khi một ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, nó thường phải đi vay (secured) với những điều kiện rất thiệt thòi và trong đa số trường hợp các secured creditor mới đòi hỏi collateral rất nhiều. Do đó chỉ trong vài ngày cuối trước khi phá sản gần như toàn bộ assets của ngân hàng sẽ phải dùng làm collateral cho các secured debts cuối cùng, dẫn đến các unsecured creditors không còn gì nữa và FDIC càng bị thâm hụt nặng. Giải pháp của Miller-Moore là khi thanh lý tài sản và đền bù cho các secured creditors, FDIC sẽ xác định những creditors nào đã cho vay trong những ngày cuối cùng và sẽ áp dụng "20% haircut" như đã nói ở trên. Như vậy những secured creditors trước đây không bị ảnh hưởng và vẫn được đền bù đủ (theo số collateral của hợp đồng vay trước đó). Trên thực tế điều này sẽ giúp cho các secured creditor cũ không bị thiệt vì tình trạng "jumping the queue" của các secured creditors mới trong những ngày cuối cùng. Tất nhiên cũng giúp giảm bớt gánh nặng bồi thường của FDIC.

Không biết tình trạng tài chính của Bảo hiểm Tiền gửi VN như thế nào, nhưng đây là một bài học hữu ích cho cơ quan này.

Update (1/12): Một bài tóm tắt rất chi tiết của James Kwak.


Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Market maker


Đọc bài phỏng vấn ông Trần Thanh Hải, tổng giám đốc VGB, tôi có cảm giác thị trường vàng VN thiếu các market makers. Thông thường một thị trường phải bao gồm các dealers (các cửa hàng vàng, luôn cố gắng giữ neutral position vào cuối ngày) và các market makers là các big players có khả năng long hoặc short trong một giai đoạn dài hơn các dealer có thể chịu đựng. Các market maker một phần có vốn lớn nhưng quan trọng là họ có công cụ để hedge các open positions.

Trong hoàn cảnh thị trường vàng của VN bị cấm nhập khẩu các big players không dám take short position khi giá vàng tăng, nghĩa là không làm được chức năng market maker. Tuy nhiên tôi không rõ những big player (vd SJC, PNJ, commercial banks) có tìm cách hedge giá vàng bằng derivatives bên ngoài VN hay không. Giả sử khi giá vàng trong nước sốt cao hơn giá vàng quốc tế, nếu một big player có thể hedge giá vàng bằng futures hoặc options ở bên ngoài thì họ có thể bán mạnh vàng ở trong nước mà không cần phải nhập vàng physical vào để cân bằng. Cách arbitrage này nhanh hơn rất nhiều so với phải đợi NHNN cho phép nhập.

Update (1/12): Eric Falkenstein giải thích về 5 nhóm players trong một thị trường tài chính phát triển: market maker, clearing house, originator, servicer, warehouse.


Short sell


Đọc bài này mới biết các ngân hàng vừa rồi đã giúp cho giới đầu cơ vàng short sell. Hình như UBCK cấm short sell cổ phiếu, không rõ có qui định nào cấm short sell các loại assets khác hay không. Thực ra các ngân hàng bắt giới đầu cơ thế chấp hơn 100% giá trị vàng vay thì họ khá an toàn. Tuy nhiên có khả năng "short squeeze" đã gây ra cơn sốt giá vàng ngày 11/11 vừa rồi, nghĩa là khi các ngân hàng đồng loạt thanh lý các tài khoản short sell này thì họ làm demand tăng đột biến, tạo thành positive feedback loop (giá vàng tăng -> thanh lý thêm tài khoản -> mua vàng -> đẩy giá tiếp tục tăng).


Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

Foreign reserves


Hồi đầu năm khi nghe tin chính phủ sẽ lấy $1b từ dự trữ ngoại hối quốc gia ra chi cho chương trình kích cầu tôi đã lo rằng các policy maker của VN có quan niệm sai về foreign reserves. Bây giờ thấy quốc hội có ý định sẽ chuyển từ "giám sát" sang "quyết định" việc sử dụng quĩ này tôi càng thấy lo cho cái misunderstanding này.

Dự trữ ngoại hối của quốc gia, hay chính xác hơn của ngân hàng trung ương, cần phải hiểu là một công cụ để điều hành liquidity về ngoại hối chứ không phải là một khoản tiết kiệm có thể đem ra chi tiêu khi cần thiết. Sở dĩ một nước/một ngân hàng trung ương cần phải có quĩ dự trữ này vì cán cân ngoại tệ thường biến động khá nhiều trong năm, có thể do yếu tố mùa vụ (seasonal factors), có thể do các cú shocks kinh tế và tài chính. Bởi vậy ngân hàng trung ương cần phải có một công cụ điều chỉnh (smooth) đỉnh và đáy của cung cầu ngoại tệ nhằm tránh tỷ giá thay đổi quá nhanh và quá nhiều có tác động không tốt lên nền kinh tế.

Trong thời kỳ Bretton Woods, IMF đã gánh một phần chức năng này cho các ngân hàng trung ương thông qua các khoản vay giải tỏa liquidity cho các nước thành viên. Đồng SDR ra đời cũng nhằm mục đích gia tăng khả năng cho vay liquidity của IMF khi nhu cầu liquidity của các nước tăng cao vì thương mại quốc tế phát triển. Đáng tiếc là trong thời gian khủng hoảng tài chính 1997-1998 ở châu Á, IMF đã không làm tốt chức năng cho vay liquidity này mà đã trói buộc các nước đi vay với những điều kiện cải cách hà khắc theo quan điểm của Washington Consensus. Do vậy nhiều nước châu Á sau đó đã ra sức tích trữ foreign reserves để phòng tránh các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Ngoài ra châu Á còn tìm cách lập ra một quĩ tiền tệ riêng của mình, độc lập với IMF. Kế hoạch này không thành công nhưng châu Á cũng đã thiết lập được một thỏa thuận swap lines (Chiangmai initiative) về hỗ trợ liquidity trong nội bộ.

Có thể nói trong cuộc khủng hoảng 2007-2009 châu Á bị ảnh hưởng nhẹ hơn các khu vực khác, đặc biệt nếu so vơi các nước Đông Âu, một phần vì các quĩ dự trữ ngoại hối đã thừa đủ để trấn an giới đầu tư nước ngoài không tháo chạy. Một số nước đã tích trữ ngoại tệ quá nhiều, vượt xa nhu cầu smoothing liquidity nên đã phải lập ra các quĩ đầu tư số tiền này (ví dụ GIC của Singapore, SAFE của TQ) bên cạnh official foreign reserves. Tất nhiên rút tiền từ những quĩ này để kích cầu là giải pháp hợp lý vì không làm ảnh hưởng đến khả năng can thiệp thanh khoản của ngân hàng trung ương. Ngược lại, quĩ dự trữ ngoại hối của VN còn khá thấp nên rút ra để kích cầu là một việc làm rủi ro và sai mục đích của quĩ.

Nếu QH giành quyền quyết định việc sử dụng quĩ dự trữ ngoại hối, NHNN sẽ mất khả năng điều hòa thanh khoản cho thị trường ngoại tệ vì mỗi lần muốn can thiệp phải xin QH cho phép. Không những QH có thể không quyết định kịp thời vì không phải lúc nào kịp tổ chức họp và biểu quyết ngay được, QH còn có thể có những mục tiêu trái ngược với NHNN liên quan đến dự trữ ngoại hối. Ví dụ QH sẽ quan tâm đến việc bảo vệ giá trị của quĩ, trong khi NHNN có thể không cần quan tâm quĩ đã mất 20-30% giá trị miễn là đạt được mục tiêu ổn định tỷ giá. Việc giành quyền quyết định cách thức sử dụng quĩ dự trữ ngoại hối như vậy đi ngược lại với xu hướng độc lập hóa ngân hàng trung ương.

Thực ra nếu NHNN hoàn toàn độc lập với chính phủ, đã không thể có chuyện chính phủ lấy $1b từ dự trữ ngoại hối ra để kích cầu. Tính độc lập của NHNN tuy chưa phải là điều kiện đủ, nó là điều kiện cần để phòng chống lạm phát và ổn định vĩ mô. QH và cả chính phủ viện dẫn đủ thứ lý do để không trao quyền độc lập cho NHNN, đáng tiếc là bản thân QH vẫn chưa hiểu rõ vai trò của một ngân hàng trung ương độc lập.

Update (1/12): Một bài nghiên cứu mới của Joshua Aizenman cho rằng tích trữ dự trữ ngoại hối để chống lại capital flight là một cách làm rất tốn kém, dù có hiệu quả.


Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Again


John Jansen cho biết 2 ngày vừa rồi Treasury bill lại có negative (nominal) yield, giống như tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên lần này cả Jansen và một số commenters khác đều cho rằng đây là ảnh hưởng của year-end effect khi các ngân hàng đua nhau mua bonds để "làm đẹp" sổ sách trước khi năm tài chính kết thúc. Năm nay tất cả các investment banks lớn đã trở thành commercial banks hoặc bank holdings nên theo luật Mỹ phải kết thúc năm tài chính vào 31/12. Có thể các "cựu" investment banks này đang mua vào một lượng lớn TBill. Ngoài ra một số central banks cũng mua USD trong mấy ngày qua để giữ đồng tiền của họ không bị lên giá quá mạnh so với USD (và với RMB), chắc cũng là big buyers trong TBill market.

Update (23/11): Bloomberg cho biết đây là lần đầu tiên kể từ năm 1938 khi nominal T Bill âm trong khi stock market tăng điểm (năm ngoái stock mất giá khi bonds yield giảm). Trong mấy ngày cuối tuần có một số giả thuyết sau đây giải thích cho hiện tượng negative yield này:
- China dịch chuyển foreign reserve từ long-term bonds sang short term bill để gây sức ép với Mỹ. Nếu trước đây China muốn liquidate số USD denominated holdings của mình thì phải bán bonds ra market, còn nếu China giữ short-term bill thì chỉ cần để số bill này hết hạn. Nghĩa là China tạo ra uncertainty trong market, các player khác không biết được liệu lúc nào China sẽ ngừng roll over các holding của mình.
- Hàng loạt các central banks tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ cho đồng tiền nước mình không lên giá. Sau khi mua USD vào họ phải chuyển số cash đó thành T Bill/Note hoặc gold.
- Có khả năng một cuộc khủng hoảng ở các emerging markets đang manh nha. Mấy ngày cuối tuần trước CDS spread của Greece, Turkey, South Africa, Ukraine tăng mạnh. Stock markets ở các nước này cũng giảm giá mạnh và có dấu hiệu carry unwind ở các thị trường này. Riêng Ukraine có tin đồn sẽ default trong vài tuần tới.


Why?


The Economist có một bài bảo vệ quan điểm của TQ không muốn nâng giá đồng RMB. Điều đáng ngạc nhiên là trong đoạn trích dẫn dưới đây, "some Chinese economists" nhắc đến VN và cho rằng nếu TQ nâng giá RMB thì VN cũng sẽ nâng giá VNĐ. Nói cách khác, họ cho rằng VNĐ đang và sẽ fixed vào RMB (???)

"Some Chinese economists warn that the benefits to America from yuan revaluation are much exaggerated. In particular, a stronger yuan would not significantly reduce America’s trade deficit. There is little overlap between American and Chinese production, so American goods cannot replace Chinese imports. Instead, consumers would simply end up paying more for imports either from China or other producers, such as Vietnam. This would be like imposing a tax on American consumers."


Responsible finance


Khi tôi được một người bạn dắt vào "thăm quan" Crown Casino ở Melbourne, anh bạn tôi cho biết trong sòng bạc lớn nhất Úc này có 3 ngôn ngữ chính: tiếng Anh, tiếng Hoa, và tiếng Việt. Mấy năm lại đây khi thấy người người đổ xô đi "lướt sóng" trên thị trường chứng khoán, rồi gần đây là các sàn vàng, nghiệm thấy đúng là dân Việt mình máu mê đỏ đen thật.

Tuy nhiên sau khi đọc xong bài Responsible finance của Private sector development blog (WB) tôi chợt nghĩ có lẽ mức độ ham mê "đỏ đen" của người Việt một phần do sự thiếu hiểu biết, hay nói chính xác hơn thiếu giáo dục về personal finance của người VN. Tôi không rõ khi một nhà đầu tư đến mở tài khoản ở một công ty chứng khoán hay sàn vàng người đó có được cảnh báo về rủi ro khi "lướt sóng" hay không. Nói chung ngay cả ở các nước phát triển nơi luật pháp qui định rất chặt về những yêu cầu cảnh báo như vậy, các công ty chứng khoán cũng tìm mọi các "lấp liếm" rủi ro để chiêu dụ khách hàng. Ở Úc bất kỳ tài liệu marketing nào về các sản phẩm tài chính đều phải kèm theo dòng chữ "Past performance is not indicative of future results", nhưng dòng chữ này luôn được in rất nhỏ (small print) để khách hàng không để ý.

Do vậy việc giáo dục kiến thức và ý thức về personal finance được chú trọng ngay ở cấp phổ thông. Mặc dù hiệu quả giáo dục không thể nào hoàn hảo và không thiếu những người nướng cả gia sản vào những canh bạc ở casino hay sàn chứng khoán, ngoại tệ, thậm chí cả derivatives, nhưng tôi tin rằng những bài học cơ bản về responstible finance đó cũng giúp ngăn ngừa một phần tính máu me cờ bạc sau này. Việc ngăn ngừa bớt những vụ tự tử vì thua bạc hay phá sản vì thua chứng khoán không chỉ giảm bớt đau khổ cho mỗi cá nhân mà còn giảm bớt gánh nặng và rủi ro cho xã hội. Bởi vậy giáo dục về responsible finance có thể coi tương đương như giáo dục về luật giao thông, bảo vệ sức khỏe, hay thậm chí giáo dục giới tính.

Trong bài viết Responsible finance tôi có link ở trên, Philippines đã bắt đầu đưa giáo dục về financial literacy vào trường phổ thông (lớp 1-6). Đây là điều VN nên học hỏi.


Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

Daron Acemoglu


"Say you're a world leader and you want your country's economy to prosper. According to this Clark Medal winner from MIT, there's a simple solution: start with free elections."


NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...